2.3 Thực trạng thu từ dịchvụ phi tín dụng tại Ngân hàng An Bình
2.3.1.2 Thanh toán quốc tế
Với đội ngũ nhân viên vững vàng về nghiệp vụ, hoạt động TTQT của ABBank tiêp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2012, tạo được lòng tin vững chắc đối với khách hàng và các ngân hàng đại lý. Đồng thời, việc hồn thiện mơ hình tổ chức, tăng cường phối hợp giữa cơ chế nghiệp vụ với biện pháp kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phát triển nghiệp vụ cũng giúp ABBank phát huy
sức mạnh và đạt nhiều thành tựu, với năm 2012 đạt doanh số TTQT trong giai đoạn 2009-2013, với doanh số tăng 13% so với năm 2011 và giữ vững tỷ lệ điện đạt chuẩn trên 95%.
ABBank vinh dự nhận nhiều giải thưởng như “Ngân hàng đạt chuẩn TTQT năm 2011” (tháng 02/2012) và “Ngân hàng đạt điện chuẩn TTQT 6 tháng đầu năm 2012” do ngân hàng Wells Fargo, Mỹ trao tặng. Về nghiệp vụ, ngân hàng chuẩn hố các quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất, tổ chức đào tạo nghiệp vụ trên toàn hàng, đồng thời cập nhật quy định và thực tiễn TTQT tốt nhất được áp dụng trên thế giới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ TTQT cho cán bộ. Trong năm 2012, ABBank cũng giới thiệu và triển khai các sản phẩm mới như GMS102, UPAS L/C, thẻ nhận kiều hối… Trong đó UPAS LC được nhiều khách hàng đón nhận.
Dịch vụ thanh toán quốc tế là dịch vụ thế mạnh đem lại nguồn thu lớn cho ABBank. Hiện nay ABBank cung cấp ba hình thức thanh tốn quốc tế phổ biến nhất là chuyển tiền, nhờ thu và thanh toán LC. Dịch vụ này của ngân hàng vẫn cịn nhỏ bé về quy mơ hoạt động, tổ chức quản lý, số lượng khách hàng, doanh số giao dịch nhưng với sự hỗ trợ cùng với uy tín trên trường quốc tế của ABBank, một hệ thống NH đại lý rộng khắp của ABBank đã tạo điều kiện cho ABBank thực hiện các giao dịch thanh tốn quốc tế được nhanh chóng, thuận lợi, xây dựng được niềm tin và sự hài lòng nơi khách hàng.
Doanh số hoạt động
Doanh số dịch vụ thanh toán quốc tế của ABBank tăng trưởng nhanh chóng. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đều tăng qua các năm, với năm 2012 đạt đỉnh điểm 609 triệu đơ, 2012 đã đạt trên ½ doanh số so với năm 2012, hứa hẹn cuối năm 2013 có thể đạt cao nhất trong giai đoạn này. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu cũng tăng, với đỉnh điểm năm 2010 là 540 triệu đơ, có giảm nhẹ tại hai năm 2011 và 2012 do dịch vụ TTQT tại ABBank ngày càng phát triển, và tạo thêm nhiều sản phẩm về TTQT để thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngày càng tạo uy tín cho khách hàng.
Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu và nhập khẩu ABBank (2009-2012)
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn của ABBank)
Thu nhập từ thanh toán quốc tế:
Cùng với sự tăng trưởng của doanh số thì nguồn thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế cũng tăng lên đáng kể. Năm 2009 với nguồn thu 35 tỷ đồng, nhưng năm 2010 đạt đỉnh điểm ở mức gần gấp đôi năm 2009 với gần 69 tỷ đồng, điều này cũng do trong năm này với nền kinh kế phục hồi tốt, và ngân hàng tập trung vào tăng trưởng cho hoạt động thanh tốn quốc tê, lấy lịng tin của khách hàng….Tuy nhiên năm 2012 và 2012 lại giảm nhẹ do tình hình kinh tế bắt đầu có những biến động và khó khăn.
Bảng 2.6: Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế của ABBank (2009-2012)
ĐVT: triệu đồng
KHOẢN MỤC/NĂM 2009 2010 2011 2012
Thư tín dụng xuất khẩu 10,246 21,198 11,022 3,831 Thư tín dụng nhập khẩu 7,456 22,720 20,211 21,692 Chuyển tiền 15,497 20,840 18,815 9,813 Điện phí 2,228 3,846 2,719 2,388 Phí khác 13 27 1 4 Thu ròng từ TT quốc tế 35,441 68,630 52,768 37,729 Thu ròng từ TT 38,630 80,621 66,562 48,225 Tỷ trọng so với TT 92% 85% 79% 78% Thu từ Phi tín dụng 150,803 139,412 88,931 88,980 Tỷ trọng so với phi tín dụng 24% 49% 59% 42% - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2009 2010 2011 2012 157,053 342,808 461,754 609,896 274,831 540,163 437,970 410,412
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn của ABBank)
Nguồn thu từ dịch vụ thanh tốn quốc tế của ngân hàng cịn khá nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân là do trên địa bàn tỉnh có rất nhiều ngân hàng và hoạt động thanh toán quốc tế được hầu hết các ngân hàng quan tâm. ABBank tham gia hoạt động thanh toán quốc tế rất trễ, bắt đầu từ năm 2008 nên việc thu hút khách hàng gặp khó khăn do các ngân hàng khác chăm sóc khách hàng thanh tốn quốc tế rất tốt và thực hiện nhiều chính sách khách hàng dành cho đối tượng này nhất là khi có thơng tin ABBank tiếp cận. Một số khách hàng có quan hệ giao dịch tại chi nhánh có trụ sở gần TP.HCM thường có tâm lý tin tưởng các ngân hàng ở TP.HCM, nhất là các ngân hàng nước ngoài về nghiệp vụ thanh toán quốc tế hơn, điều này cũng gây khó khăn cho ngân hang hơn trong việc phát triển dịch vụ thanh tốn quốc tế. Ngồi ra việc các ngân hàng TMCP trên địa bàn có cơ chế tín dụng thơng thống hơn trong việc xây dựng hạn mức cho khách hàng xuất nhập khẩu nên việc lôi kéo khách hàng từ các ngân hàng khác về giao dịch tại ngân hang cũng không là điều dễ dàng.
Một nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến khả năng gia tăng nguồn thu phí thanh tốn quốc tế của ngân hàng là do nền khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng chủ yếu là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sắt thép, máy móc thiết bị điện tử nên số lượng khách hàng có nhu cầu thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế tại ngân hàng chưa nhiều, chỉ tập trung vào một số khách hàng nhập khẩu có doanh số giao dịch lớn.
Do đa phần là khách hàng nhập khẩu nên trong thời gian qua tình trạng chênh lệch lớn giữa tỷ giá mua bán theo thị trường và giá niêm yết của USD làm việc chào giá của ngân hàng kém cạnh tranh hơn một số ngân hàng khác nên một số khách hàng lớn đã tạm ngưng giao dịch tại ngân hàng. Một số khách hàng thực hiện các giao dịch thanh tốn quốc tế từ vốn vay nhưng có những thời điểm chi nhánh khơng thực hiện giải ngân được do vi phạm hệ số Q và họ đã chuyển các giao dịch sang các ngân hàng khác.
2.3.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Nhận thức được kinh doanh ngoại tệ là một trong những dịch vụ quan trọng có tiềm năng đem lại nguồn thu lớn nên trong những năm gần đây ABBank đã chú trọng đến việc phát triển dịch vụ này.
Tuy nhiên, do tham gia vào hoạt động này khá trễ nên ngân hàng gặp khơng ít khó khăn. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng chỉ mới đáp ứng được nhu cầu mua bán giao ngay của khách hàng, chưa triển khai các nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn, tương lai và quyền chọn. Phần lớn các giao dịch mua bán ngoại tệ chỉ tập trung vào một vài khách hàng xuất nhập khẩu lớn kinh doanh trong các lĩnh vực như gạo, dệt may, sản xuất thức ăn chăn nuôi…, ngân hàng vẫn chưa khai thác được hết khối các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hiện tại đang là khách hàng của ngân hàng và khối khách hàng cá nhân với nhu cầu mua ngoại tệ chuyển tiền cho du học sinh hoặc đi du lịch.
Bên cạnh đó, tình trạng chênh lệch lớn giữa tỷ giá mua bán ngoại tệ theo thị trường và giá niêm yết trong vài năm gần đây cũng gây khó khăn cho chi nhánh trong việc tiếp cận với khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ.
Ngồi ra, ngân hàng cịn vấp phải sự cạnh tranh giữa các chi nhánh của các NHTM khác trên địa bàn với những ưu đãi về tỷ giá, thủ tục đơn giản - thơng thống, làm cho các khách hàng đang hoạt động mua bán ngoại tệ tại chi nhánh chuyển sang ngân hàng khác.
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.7: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ABBank (2009- 2012) ĐVT: triệu đồng KHOẢN MỤC/NĂM 2009 2010 2011 2012 Ngoại hối (62,139) 13,658 (3,574) 7,484 Công cụ TC PS TT 73,217 (20,494) (11,344) (38,179) Vàng - (77) 175 234
Thu ròng từ kinh doanh ngoại tệ 11,078 (6,913) (14,743) (30,461)
Thu từ phi tín dụng 150,803 139,412 88,931 88,980
Tỷ trọng so với thu từ phi tín dụng 7% -5% -17% -34%
Thu nhập từ hoạt động ngoại hối có phần suy giảm, lỗ khá lớn trong các năm 2010-2012 với mức lỗ từ 6.9 tỷ đồng đến 30.4 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là chi phí hốn đổi ngoại tệ và do hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp giảm sút do tác động của suy giảm kinh tế. Tuy nhiên đến 2012 đã dần phục hồi, do AABBank đã dần chú trọng vào hoạt động ngoại hối này.
Vì vậy dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đã góp phần quan trọng trong việc đa dạng dịch vụ cung cấp đến khách hàng, hỗ trợ cho các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng phát triển, làm cho nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng gia tăng đột biến trong một năm trở lại đây, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng.
2.3.3 Hoạt động thẻ
Được triển khai từ năm 2007 và trải qua 06 năm phát triển, sản phẩm và dịch vụ thẻ của ABBank có nhiều thay đổi vượt bậc, đánh dấu những bước tiến của một ngân hàng bán lẻ thân thiện, hiện đại. Với nền tảng công nghệ của hệ thống thể CMS và chuyển mạch tài chính Switching (SmartVista) được xây dựng và phát triển trong năm 2011 và 2012, ABBank tiếp tục hoàn thiện hệ thống, phát triển thêm nhiều tính năng, tiện ích mới cũng như các giá trị gia tăng cho chủ thẻ. Có thể kể tới: kết nối trực tiếp hệ thống thẻ SmartVista của ABBank với tổ chức thẻ quốc tế Visa để phát hanh sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế Visa và thẻ tín dụng Visa trong năm 2011; thực hiện kết nối với tổ chức thẻ quốc tế APN (mạng thanh tốn châu Á) thơng qua tổ chức chuyển mạch BanknetVN, từ đó cho phép chủ thẻ thanh tốn Youcard có thể thực hiện giao dịch rút tiền tại ATM của ngân hàng các nước như Trung Quốc, Thái Lan& Hàn Quốc; và thực hiện kết nối thành công với Smartlink cho phép các chủ thẻ quốc tế (MasterCard, JCB, Amex, DinerClub) giao dịch tại hệ thống ATM của ABBank trên toàn quốc.
Bên cạnh việc triển khai sản phẩm và dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho chủ thẻ, ABBank định hướng phát hành thẻ cho nhóm khách hàng được trả lương qua tài khoản. Bên cạnh đó doanh số sử dụng thẻ của ngân hàng cũng thay đổi vượt bậc theo từng năm, mức tăng trưởng bình quân đạt 153% qua các năm. ABBank cũng
dành sự quan tâm đến các doanh nghiệp chi lương và các đơn vị chấp nhận thẻ, liên tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Tổng kết tình hình kinh doanh thẻ năm 2012, số lượng thẻ luỹ kế tính đến 31/12/2012 là khoảng 252.000 thẻ ghi nợ nội địa YOUcard và 23.000 thẻ ghi nợ quốc tế ABBank Visa (Visa debit); doanh số sử dụng thẻ quốc tế năm 2012 tăng 338% so với năm 2011. Với nền cảng công nghệ thẻ hiện đại và quản trị hệ thống công nghệ, nghiệp vụ đạt chuẩn theo yêu cầu của tổ chức thẻ quốc tế Visa, ABBank định hướng triển khai dự án thẻ tín dụng quốc tế dành cho các khách hàng VIP của ABBank (Visa Platinum) trong năm 2013.
Thói quen sử dụng thẻ thanh tốn của người tiêu dùng đang dần bắt đầu được hình thành. Đây chính là những tiền đề quan trọng để phát triển dịch vụ thẻ tại nước ta. Dịch vụ thẻ là một trong những lĩnh vực đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Cùng với xu hướng chung, ABBank đã và đang đẩy mạnh dịch vụ thẻ. Ngân hàng hiện cung cấp các loại thẻ như: thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, có nhiều tính năng phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với thẻ ghi nợ khách hàng không chỉ đơn thuần dùng để rút tiền mặt từ các máy ATM mà cịn có thể thực hiện các tiện ích khác như chuyển khoản; sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ; in sao kê tài khoản; gửi tiền tiết kiệm, trả phí định kỳ với các khoản thanh toán thường xuyên (điện, nước...), nạp tiền điện thoại di động trả trước…
Doanh số hoạt động
Số lượng giao dịch thẻ cao nhất vào năm 2010, tuy nhiên lại giảm khoảng 40% vào năm 2011, 2012;, và tăng khoảng 84% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ hoạt động thẻ của ABBank ngày càng giữ vững sự ổn định và phát triển hơn. Và cũng theo xu hướng của số lượng giao dịch thẻ, doanh số giao dịch cũng có xu hướng biến động tương đương.
Về số lượng thẻ phát hành, dựa vào Phụ lục 2.2 Bên cạnh thẻ ghi nợ nội địa, ABBank chỉ mới chính thức bước vào thị trường thẻ tín dụng quốc tế vào tháng 09/2011. Do đó, việc triển khai thẻ tín dụng quốc tế cịn khá khiêm tốn. Trong năm 2011, phát hành được 524 thẻ, nhưng năm sau đó phát hành đựợc trên 4.550 thẻ,
chứng tỏ số lượng thẻ tín dụng quốc tế được phát hành của ABBank tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên đến 2012 số lượng thẻ phát hanh có vẻ chững lại do tình hình kinh tế bắt đầu cũng có những biến động khó khăn.
Hoạt động kinh doanh thẻ trong những năm gần đây của ngân hàng chưa thật sự tốt, 3 năm liền 2011 đến 2013 đạt mức trung bình khoảng trên 60.000 thẻ mỗi năm, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là thẻ thanh toán nội địa, rồi đến thẻ thanh toán quốc tế, và sau cùng là thẻ tín dụng quốc tế.
Bảng 2.8: Số lƣợng giao dịch và tổng giá trị giao dịch thẻ của ABBank (2009- 2012)
ĐVT: món/triệu đồng
KHOẢN MỤC/NĂM 2009 2010 2011 2012
Thẻ tín dụng Visa Credit 2,295 50,926
Thẻ ghi nợ Visa Debit 1,286 7,433 10,042 15,980 Thẻ thanh toán Youcard 1,363,886 3,299,549 2,154,957 2,423,797
Số lượng giao dịch 1,365,172 3,306,982 2,167,294 2,490,703
Thẻ tín dụng Visa Credit - - 4,738 105,549 Thẻ ghi nợ Visa Debit 3,796 21,950 37,448 23,299 Thẻ thanh toán Youcard 1,550,538 3,036,503 2,174,596 2,892,099
Số tiền giao dịch 1,554,333 3,058,453 2,216,782 3,020,947
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của ABBank)
Về tỷ lệ thẻ thẻ hoạt động/thẻ phát hành của ABBank, dựa vào Phụ lục 2.3 và 2.4 thì tỷ lệ thẻ hoạt động trên thẻ phát hành đạt cao nhất trong năm 2010 là 90%, tuy nhiên lại giảm còn 63% vào năm 2011. Năm 2012 và 2012 tăng lên trở lại đạt trên 70%. Điều này cho thấy thẻ của ABBank ngày càng được khách hàng tin tưởng và sử dụng nhiều hơn.
Theo Phụ lục 2.5 về số lượng máy ATM và máy POS, Nhằm tạo thuận lợi và thu hút khách hàng sử dụng thẻ của ABBank, ngân hàng đã lặp đặt các máy ATM và từng bước triển khai các điểm chấp nhận thẻ (POS). Tính đến cuối tháng 6 năm 2013, ngân hàng hiện có 158 máy ATM được lắp đặt tại trên 30 tỉnh thành cả nước, tăng gần 130% so với năm 2009. Hiện nay, ABBank có 332 máy POS được lắp đặt
tại các quán ăn lớn, cửa hàng, siêu thị..., số lượng máy POS tăng 66% so với năm 2009.
Thu nhập từ hoạt động thẻ
Việc phát triển dịch vụ thẻ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động thanh toán, các dịch vụ gia tăng đi kèm dịch vụ thẻ như dịch vụ Online Banking, thanh toán tiền điện qua bưu cục VNPOST, dịch vụ thu cước Vietel, dịch vu Top up nạp tiền điện thoại và thanh toán hoá đơn trả sau, dịch vụ đặt vé và thanh toán vé máy bay Vietjetair…và huy động được nguồn vốn với chi phí thấp.
Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động thẻ của ABBank (2009-2012)
ĐVT: triệu đồng
KHOẢN MỤC/NĂM 2009 2010 2011 2012
Thu ròng từ thanh toán thẻ 955 473 (4,904) (2,905) Thu rịng từ phí khác dịch vụ thẻ - - 28 1,098
Tổng thu ròng từ hoạt động thẻ 955 473 (4,876) (1,807)
Thu từ Phi tín dụng 150,803 139,412 88,931 88,980
Tỷ trọng so với thu từ phi tín dụng 1% 0% -5% -2%
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn của ABBank)