Ảnh hưởng của khủng hoảng đến năng lực cạnh tranh của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược tài chính cho các công ty cổ phần ngành cao su trên sàn hose nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần cao su đồng phú (Trang 36 - 41)

nghiệp:

Dưới tác động của khủng hoảng các DN Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế, yếu

kém. Dưới đây là một số hạn chế cơ bản :

Thứ nhất, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao

làm yếu khả năng cạnh tranh của DN do khủng hoảng, khĩ tiếp cận với nguồn vốn, các DN bị hạn chế về vốn để đầu tư, trang bị máy mĩc hiện đại

Thứ hai, khả năng cạnh tranh yếu về mặt tài chính. Qui mơ và năng lực tài chính

của nhiều DN cịn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững do tác động của khủng hoảng, các DN gặp nhiều khĩ khăn trong việc huy động vốn trên thị

Thứ ba, nhận thức và chấp hành luật pháp cịn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng

đến năng lực cạnh tranh. Một số các DN chưa chấp hành nghiêm chỉnh các qui định

của pháp luật, vi phạm các chế độ về thuế và đặc biệt là sở hữu trí tuệ

Những khĩ khăn này được thể hiện rõ trong Báo cáo năng lực cạnh tranh

tồn cầu năm 2009 – 2010 (Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2009) đã chỉ ra các yếu tố yếu kém trong năng lực cạnh tranh của Việt Nam, cụ thể:

Bảng 2.8 Các yếu tố yếu kém trong năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Các yếu tố Tỷ lệ (%)

Thiếu kết cấu hạ tầng 16,1 Khả năng tiếp cận vốn 13,2 Thiếu lực lương lao động cĩ trình độ 13,1

Lạm phát 11,5

Các quy định về thuế 8,2 Sự bất ổn về chính sách 7,6

Đạo đức làm việc yếu trong lực lượng lao động quốc gia 6,8

Tham nhũng 5,1

Thuế suất 5,0

Các quy định về ngoại tệ 3,1 Bộ máy Chính phủ kém hiệu quả 2,9 Các quy định hạn chế về lao động 2,8

Y tế cơng yếu kém 2,0

Tội phạm và trộm cắp 1,4 Sự bất ổn trong Chính phủ 1,1

Nguồn:Trích Báo cáo về năng lực cạnh tranh tồn cầu 2009-2010 tr.326, các chỉ số chính của VN

Những chỉ số trên cho thấy việc thiếu cơ sở hạ tầng là yếu kém chính trong năng lực cạnh tranh của Việt Nam, sau đấy là khả năng tiếp cận vốn và thiếu lực lượng lao động cĩ trình độ, mà dịng vốn này bị suy giảm do khủng

hoảng hoảng kinh tế.

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam suy giảm. Xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các quốc gia được cơng bố tại diễn đàn kinh tế thế giới năm 2009 ghi nhận sự tụt hạng sâu về mơi trường kinh tế vĩ mơ của Việt Nam. Năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của Việt Nam trong năm 2009 do Diễn đàn kinh tế thế giới cơng bố cho thấy rõ

Bảng 2.9 Năng lực cạnh tranh Việt Nam năm 2009 Tiêu chí Xếp hạng 2007 2008 2009 Xếp hạng chung/số nền kinh tế 68/131 70/134 75/133 Các yếu tố cơ bản 77 79 92 Định chế 70 71 63 Hạ tầng 89 93 94 Ổn định kinh tế vĩ mơ 51 70 112

Sức khỏe và giáo dục sơ cấp 88 84 76 Các yếu tố tăng cường hiệu quả 71 73 61 Giáo dục bậc cao và đào tạo 93 98 92 Hiệu quả của thị trường hàng hĩa 72 70 67 Hiệu quả của thị trường lao động 45 47 38 Sự sành sỏi của thị trường tài chính 93 80 82 Sự sẵn sàng cơng nghệ 86 79 73 Quy mơ của thị trường 32 40 38 Các yếu tố đổi mới và sành sỏi 76 71 55 Sự sành sỏi kinh doanh 83 84 70

Sự đổi mới 64 57 44

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới

Cĩ thể thấy, Việt Nam tụt 5 bậc từ 70/134 xuống 75/133 nền kinh tế so với năm trước trong bảng xếp hạng chung, trong đĩ cĩ đĩng gĩp quan trọng của sự thay đổi

trong chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mơ, tụt hạng sâu 42 bậc, từ 70 xuống 112.

Với mơi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh như vậy, cộng đồng doanh

nghiệp Việt Nam bước vào năm 2009 với rất nhiều khĩ khăn do tác động của cuộc

khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu mang lại. Nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc đứng bên bờ vực phá sản, phần lớn doanh nghiệp bị mất thị trường tiêu thụ, phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân cơng, và phải gồng mình chống đỡ nhiều áp lực để duy trì sản xuất, kinh doanh. Sau khủng hoảng, suy giảm kinh tế, những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam vẫn khơng hề giảm mà cịn tăng lên khi nền kinh tế đang

trong quá trình phục hồi. Đĩ là sức ép về đổi mới, cải cách cơ cấu, tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh, chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên… Yêu cầu với doanh nghiệp trong giai đoạn này khơng chỉ là trụ vững, cầm cự nữa mà cần bứt phá để vượt lên. Nếu khơng nâng cao năng lực cạnh tranh thì khơng thể trụ vững tiếp được bởi sự cạnh tranh sẽ cịn khốc liệt hơn ở giai đoạn sau khủng hoảng.

Do tác động của khủng hoảng, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn đều giảm kéo theo nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường lớn đều giảm mạnh. Mất khách hàng truyền thống, đĩ là khĩ khăn nhất đối với các DN xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu

dùng. Ngồi ra, cũng cần tính tới khả năng các nước sử dụng hàng rào kỹ thuật, thương mại để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước, chống thâm hụt

thương mại gây khĩ khăn cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 23-25%. Khủng hoảng tài chính của Mỹ làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giảm mạnh vì hai lý do (1) Là hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các loại hàng thơ, trong khi giá các nguyên liệu thơ trên thị trường thế giới giảm và (2) là sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hĩa, nhu cầu về hàng xuất của Việt Nam giảm đi. Nhiều DN trong ngành gỗ Việt Nam mặc dù đã cĩ thương hiệu nhưng sản lượng xuất khẩu năm 2008 đã giảm gần 40% so với năm 2007. Hiện tại, các DN ngành xuất khẩu thủy sản đang phải đối mặt với thực trạng ” treo ao ” từ các cơ sở

nuơi trồng. Từ trước đến nay, các cơ sở này rất khĩ khăn trong việc vay vốn ngân

hàng. Các DN thu mua xuất khẩu ” chạy đơn chạy đáo” đến ” kiệt sức ” để tìm khách hàng nên khơng thể hỗ trợ hay cam kết được gì cho các cơ sở nuơi trồng.

DN sản xuất hàng tiêu dùng thì bất lực trước nhu cầu tiêu dùng trên thế giới và trong nước giảm mạnh. Nhiều mặt hàng buộc phải ngưng sản xuất do khơng tìm được khách hàng. Các DN Việt Nam thường khơng chủ động trong đầu tư sản xuất vì họ khơng cĩ nhiều khách hàng truyền thống, lại luơn bị động đối với các chính sách của Nhà nước nên phần lớn họ chọn giải pháp an tồn, sản xuất theo đơn hàng, chấp nhận hoạt động cầm chừng và chờ thời cơ. Các DN Việt Nam chủ yếu sản xuất và kinh

doanh theo phương thức khép kín, tức sản xuất theo đơn đặt hàng chứ khơng mặn mà mở rộng kinh doanh. Một DN thừa nhận, để đứng được trong giai đoạn khủng hoảng này đã là thành cơng, việc đầu tư mở rộng sản xuất, tạm thời các DN đang chờ thời cơ.

Cơn bão suy thối vừa qua đã khiến nhiều DN Việt Nam lao đao, đặc biệt là

những DNNVV, cĩ số vốn hạn chế, cơng nghệ chưa cao. Đầu ra bị thu hẹp, xuất khẩu giảm mạnh, sức mua trong nước cũng co vào. Tuy nhiên, nhờ cĩ gĩi hỗ trợ lãi suất 4% của Chính Phủ, nhiều DN đã được cứu sống. Chương trình này đã giúp DN giảm

đáng kể chi phí đầu vào, giá thành hạ, sản phẩm trong nước trở nên cạnh tranh hơn và

từng bước vượt qua khĩ khăn.

Hạn chế lớn nhất của các DN là thiếu tầm nhìn chiến lược, nhất là khối DN sản xuất tư nhân, các DN rất ít đưa ra các lựa chọn chiến lược khác biệt hoặc đưa ra

những sản phẩm hồn tồn mới. Trong bối cảnh này, các DN cần phải nhận thức

được xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới để đầu tư vào các thị trường sớm

thốt ra khỏi khủng hoảng và hồi phục nhanh chĩng nhất. Quan trọng nhất là các DN phải tận dụng cơ hội để rà sốt lại các chiến lược của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Mặc dù cịn nhiều khĩ khăn nhưng các DN Việt Nam, nhất là các DN cĩ quy mơ và làm ăn bài bản vẫn cĩ dấu hiệu phát triển. Với những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế trong những tháng gần đây, chuẩn bị cho gai đoạn hậu khủng hoảng là cần

thiết với cộng đồng DN Việt Nam sau khi nền kinh tế hồi phục. Một khảo sát mới đây của Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam ( VCCI) cho thấy, cĩ khoảng 91% số DN vẫn ổn định sản xuất, trên 51% DN lớn vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng quy mơ,

56% DN cĩ nhu cầu mở rộng thị trường. Đánh giá về tổng thể, các nhĩm giải pháp

ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính Phủ đã phát huy tác dụng tích cực, các DN

đang dần vượt qua khĩ khăn. Tuy nhiên, vấn đề đang đặt ra hiện nay là : cộng đồng

DN Việt Nam phải xác định được những nguy cơ, thách thức mới sẽ xuất hiện trong thời gian tới, nhất là khi nền kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng và kinh tế trong

nước tăng trưởng trở lại. Giải quyết được những vấn đề trên, đồng thời nắm bắt được cơ hội sẽ là một trong những yếu tố mang lại thành cơng cho các DN Việt Nam sau khủng hoảng.

Khi kinh tế thế giới hồi phục, các nền kinh tế lớn sẽ thực hiện tái cơ cấu, dịng vốn đầu tư sẽ cĩ sự chuyển dịch. Vì vậy, các DN Việt Nam cần cĩ sự nghiên cứu kỹ về thị trường, ngành hàng để cĩ thể tranh thủ các cơ hội của quá trình tái cơ cấu kinh tế quốc tế mang lại, nhất là định hướng về thu hút các dịng đầu tư nước ngồi. Qua khủng hoảng các DN cần nhận biết được những yếu kém trong nội tại DN của mình, tiến hành các biện pháp cải cách về cơng nghệ, quản lý, tài chính, nhân lực.... và định ra các chiến lược phát triển mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược tài chính cho các công ty cổ phần ngành cao su trên sàn hose nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần cao su đồng phú (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)