4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.3.1. Điều chỉnh trong cơ cấu tổ chức
Hiện nay, ACB-TP.HCM đang áp dụng cơ cấu tổ chức hiện đại theo ma trận ngành dọc. Mơ hình này được áp dụng từ năm 2004 và đã được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Mơ hình này thật sự là một lợi thế cho ACB- TP.HCM cải thiện quản lý, gia tăng chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian qua. Các ngân hàng đổi thủ chính của ACB-TP.HCM hầu hết cũng đã áp dụng mơ hình cơ cấu tổ chức này (Techcombank, Eximbank, MB, MSB, SeaBank, OceanBank…). Tuy nhiên, ACB-TP.HCM cũng cần phải có những điều chỉnh để
gia tăng tốc độ ra quyết định nhằm đáp ứng nhanh các nhu cầu về quản lý, nhu cầu trả lời các yêu cầu của khách hàng. Cụ thể các điều chỉnh như sau:
- Phân quyền cao hơn cho các cấp dưới: ACB-TP.HCM cần gia tăng phân quyền
xuống cho các cấp dưới để đẩy nhanh tốc độ ra quyết định trong môi trường cạnh tranh cao hiện nay. Hiện, việc trả lời 1 khoản vay cho khách hàng các nhân vẫn mất từ 3 - 5 ngày làm việc kể từ lúc khách hàng gửi đủ hồ sơ.. Tuy nhiên, việc phân quyền tại ACB-TP.HCM không thể thực hiện theo cách phân quyền suông bởi vì trong ngắn hạn năng lực ra quyết định của cấp dưới không thể tăng lên
nhanh chóng. Chính vì vậy, việc phân quyền tại ACB-TP.HCM phải được kèm với bộ công cụ, các chính sách hỗ trợ và kiểm soát kèm theo để giúp ACB-
TP.HCM vẫn đảm bảo tính quản lý tập trung theo định hướng, vừa ra quyết định nhanh, vừa kiểm soát được rủi ro và đảm bảo lợi nhuận.
- Giảm và chuẩn hóa số lượng cán bộ cấp dưới mà một cấp quản lý phải quản lý trực tiếp: Hiện nay, nhiều vị trí, đặc biệt là các cấp quản lý cao cấp như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc khối, Các Giám đốc chi nhánh đầu mối vẫn phải quản lý quá nhiều cấp dưới trực tiếp dẫn đến không xuể công việc. ACB-TP.HCM cần đưa giảm số lượng thuộc cấp trực tiếp của cấp quản lý xuống còn 7 - 12 người. Đây là con số trung bình theo kinh nghiệm quản lý của các tổ chức tại Châu Âu – Bắc Mỹ.