Vai trò của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 25 - 27)

Nguồn : Cẩm nang quản trị công ty

1.3. Các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của quản trị công ty đến hoạt động của công ty cổ phần:

1.3.3. Vai trò của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động:

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng những hội đồng quản trị khơng liên kết chặt chẽ có khuynh hướng phụ thuộc vào các quyết định của Tổng giám đốc (CEO) có lẽ vì với những kết quả tốt trong quá khứ, CEO gia tăng quyền lực và tạo rào cản thông tin

để bảo vệ ông ta. Tuy nhiên, điều này làm cho việc tuân thủ kỷ luật và việc rèn luyện tính cách của một giám đốc trong tương lai trở nên yếu kém. Vì vậy, trong dài hạn, những cơng ty có hội đồng quản trị yếu kém có giá trị thấp hơn, điều này cũng xảy ra với những công ty làm giảm sức mạnh của hội đồng quản trị, chẳng hạn như việc câu kết giữa các thành viên trong hội đồng quản trị.

Những nghiên cứu của Weibach 1988, Shivdasani 1993, và Brickley và cộng sự 1994 cho thấy Hội đồng quản trị được lựa chọn ngồi cơng ty có xu hướng thân thiện với cổ đông hơn những Hội đồng quản trị bị chi phối bởi các cổ đông bên trong công ty. MacAvoy và cộng sự (1988), Hermalin và Weissbach (1991), hoặc Bhagat và Black (1999) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của cơng ty với những loại hình Hội đồng quản trị khác nhau và thấy rằng hầu như khơng có sự khác biệt đáng kể hiệu quả hoạt động trong những công ty này. Hội đồng quản trị bên ngồi có lẽ tốt hơn từ quan điểm cổ đơng, nhưng vì họ thường được bổ nhiệm sau những hiệu suất kém (Hermalin và Weisbach, 1988) hay hầu hết đều phải chứng tỏ giá trị của họ trong các tình huống khủng hoảng, mối tương quan giữa Hội đồng quản trị bên ngồi và giá trị cơng ty thường bị che khuất.

Trong bài nghiên cứu Quản trị cơng ty trong Khủng hoảng tài chính 2007-2008: Bằng chứng từ các tổ chức tài chính trên thế giới (2010), David Erkens, Mingyi Hung,

Pedro Matos đã khảo sát ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đến hiệu suất của các cơng ty tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 thơng qua số liệu của 296 cơng ty tài chính từ 30 nước ở trung tâm của cuộc khủng hoảng. Bài nghiên cứu cho thấy rằng các cơng ty có Hội đồng quản trị độc lập hơn và tỷ lệ sở hữu của cổ đông là tổ chức cao hơn có tỷ suất lợi nhuận trên giá cổ phiếu tệ hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Điều này được giải thích là bởi vì (1) các cơng ty có tỷ lệ sở hữu của tổ chức cao hơn thường chấp nhận nhiều rủi ro hơn để tăng tỷ suất lợi nhuận cho cổ đông trước cuộc khủng hoảng và vì vậy dẫn đến thiệt hại của cổ đơng lớn hơn trong thời kỳ khủng hoảng và (2) những công ty với hội đồng quản trị độc lập hơn huy động được nhiều vốn chủ sở hữu hơn trong thời gian khủng hoảng, dẫn đến việc chuyển giao tài sản từ cổ đông hiện hữu đến các chủ nợ. Nhìn chung, những phát hiện trên dẫn đến nghi vấn rằng liệu việc thay đổi quy định nhằm

tăng các hoạt động của cổ đông và giám sát của giám đốc bên ngồi sẽ có hiệu quả trong việc giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng kinh tế trong tương lai.

Kết quả trên cũng có thể do bài nghiên cứu nhắm đến đối tượng nghiên cứu là các cơng ty tài chính, vốn là một ngành kinh doanh đặc thù địi hỏi sự hiểu biết và trình độ quản trị riêng của Hội đồng quản trị và các cổ đông điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 25 - 27)