CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG MƠ HÌNH VÀ LÝ GIẢI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Kết quả nghiên cứu và lý giải:
3.5.3. Chấp nhận hoặc bác bỏ giả thiết:
3.5.3.1. Giả thiết 1: tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà nước có tương quan âm với hiệu quả hoạt
động của công ty:
Bảng 3.5 Hệ số hồi quy giữa tỷ lệ sở hữu Nhà nước và hiệu quả hoạt động
Mẫu tổng thể IND D_E TK MC 0 1 2 >0.81 <0.81 0 1 2 Lớn Nhỏ Số quan sát 373 31 197 145 135 238 58 187 128 67 306 GOV(ROA) 0,034 0,031 0,146* -0,013 0.070 0.002 0,020 0,023 0,099 0,050 0,026 GOV(ROE) 0,083*** 0,085 0,114*** 0,047 0.177 0.011 0,046 0,030 0,124** 0,143 0,080 Nguồn: tác giả tổng hợp Ở mức có nghĩa thống kê, biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động (ROA, ROE) đều tương quan dương với tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (GOV). Cụ thể, GOV được xác định tương quan dương trong mẫu tổng thể với ROE, trong mẫu áp lực cạnh tranh trung bình với cả ROE và ROA và trong mẫu thu thập được trong năm 2010 với ROE. Như vậy kết quả hồi quy đã bác bỏ giả thiết 1.
3.5.3.2. Giả thiết 2: tỷ lệ sở hữu cổ phần nước ngồi có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty:
Bảng 3.6 Hệ số hồi quy giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động
Mẫu tổng thể IND D_E TK MC 0 1 2 >0.81 <0.81 0 1 2 Lớn Nhỏ Số quan sát 373 31 197 145 135 238 58 187 128 67 306 FOR(ROA) 0,053*** 0,088 0,212* 0,072 0.080 0.041 0,030 0,093** 0,070 0,009 -0,006 FOR(ROE) 0,118** -0,023 0,125 0,157 0.176 0.082 0,067 0,140 0,108 0,075 0,017 Nguồn: tác giả tổng hợp Tỷ lệ sở hữu nước ngồi (FOR) có tương quan dương với biến phụ thuộc ROA trong mẫu tổng thể, mẫu cường độ cạnh tranh trung bình và thời kỳ khảo sát vào năm 2008-2009. FOR cũng có tương quan dương với biến phụ thuộc ROE trong mẫu tổng thể. Với kết quả trên, giả thiết 2 có bằng chứng thực nghiệm để chấp nhận trong môi trường
3.5.3.3. Giả thiết 3: tỷ lệ sở hữu cổ phần của hội đồng quản trị có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty:
Bảng 3.7 Hệ số hồi quy giữa tỷ lệ sở hữu Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động
Mẫu tổng thể IND D_E TK MC 0 1 2 >0.81 <0.81 0 1 2 Lớn Nhỏ Số quan sát 373 31 197 145 135 238 58 187 128 67 306 HDQT(ROA) -0,037 -0,177 0,000 -0,078 0.061 -0.063 -0,113 -0,024 -0,046 -0,011 -0,056** HDQT(ROE) 0,027 -0,185 0,042 0,018 0.228 -0.099 -0,151 0,082 0,006 0,102 -0,009 Nguồn: tác giả tổng hợp Trong mơ hình hồi quy mẫu tổng thể và các phân tổ thống kê, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Hội đồng quản trị chỉ có tương quan âm với hiệu quả hoạt động (ROA) trong mẫu vốn hóa thị trường nhỏ. Giả thiết 3 được chấp nhận trong mẫu vốn hóa thị trường nhỏ.
3.5.3.4. Giả thiết 4: Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm tổng giám đốc có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty:
Bảng 3.8 Hệ số hồi quy giữa biến kiêm nhiệm và hiệu quả hoạt động
tổng thểMẫu IND D_E TK MC
0 1 2 >0.81 <0.81 0 1 2 Lớn Nhỏ
Số quan sát 373 31 197 145 135 238 58 187 128 67 306
DM(ROA) -0,002 -0,031 -0,004 0,002 0.001 -0.004 -0,005 0,003 0,002 0,010 -0,004
DM(ROE) -0,007 -0,003 0,007 -0,020 -0.007 -0.008 -0,006 0,002 -0,016 0,015 -0,010 Nguồn: tác giả tổng hợp Mặc dù hệ số hồi quy của biến giả chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc (DM) trong hầu hết các mẫu quan sát đều tương quan âm với hiệu quả hoạt động nhưng đều không đạt có mức ý nghĩa thống kê. Do đó, khơng có sơ sở để khẳng định hay bác bỏ giả thiết 4.
3.5.3.5. Giả thiết 5: tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty:
Bảng 3.9 Hệ số hồi quy giữa tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc và hiệu quả hoạt động
Mẫu tổng thể IND D_E TK MC 0 1 2 >0.81 <0.81 0 1 2 Lớn Nhỏ Số quan sát 373 31 197 145 135 238 58 187 128 67 306 BGD(ROA) 0,193* 1,430* 0,214* 0,141 0.099 0.307* 0,474* 0,173*** 0,143 -0,046 0,345* BGD(ROE) 0,485* 3,09* 0,600* 0,407 0.310 0.627* 1,176* 0,441 0,294** 0,083 0,724* Nguồn: tác giả tổng hợp Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc (BGD) được khẳng định có tương quan dương với hiệu quả hoạt động (ROA và ROE) trong mẫu tổng thể, mẫu áp lực cạnh tranh ngành thấp, áp lực cạnh tranh ngành trung bình, tỷ lệ nợ nhỏ, mẫu thu thập trong năm 2006-2007 và với mẫu có vốn hóa thị trường nhỏ.
BGD cịn có tương quan dương với ROA tại mẫu thu thập được trong giai đoạn 2008-2009 và tương quan dương với ROE trong giai đoạn 2010.
Với kết quả khảo sát trên, giả thiết 5 được chấp nhận trong môi trường Việt Nam.
3.5.3.6. Giả thiết 6: cấu trúc sở hữu tập trung có tương quan âm với hiệu quả hoạt
động của công ty cổ phần:
Bảng 3.10 Hệ số hồi quy giữa cấu trúc sở hữu tập trung và hiệu quả hoạt động
Mẫu tổng thể IND D_E TK MC 0 1 2 >0.81 <0.81 0 1 2 Lớn Nhỏ Số quan sát 373 31 197 145 135 238 58 187 128 67 306 CON01(ROA) 0,001 -0,029** 0,006 -0.007 0.011 0,029 -0,002 -0,013 -0,019 0,004 CON01(ROE) 0,004 0,011 -0,009 -0.011 0.015 0,049 0,008 -0,013 -0,072 0,010 Nguồn: tác giả tổng hợp Tỷ lệ sở hữu tập trung được khẳng định có tương quan âm với hiệu quả hoạt động (ROA) trong mẫu cạnh tranh ngành ở mức trung bình. Giả thiết 6 chỉ được chấp nhận trong mẫu cạnh tranh ngành ở mức trung bình.
3.5.4. Lý giải kết quả nghiên cứu:
Kết quả hồi quy bác bỏ giả thiết tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà nước có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của cơng ty. Có thể lý giải nguyên nhân là do các cơng ty có sở hữu nhà nước được khảo sát đa phần là các công ty nhà nước được cổ phần hố giai đoạn đầu – những cơng ty đầu ngành, chiếm lĩnh thị phần lớn. Những cơng ty này ln có những lợi thế lớn trong q trình kinh doanh: như lợi thế về vốn, về đất đai và yếu tố cạnh tranh, do có sự ưu đãi nhất định nên môi trường cạnh tranh của những công ty này đặc biệt thuận lợi. Kế thừa những lợi thế trên và một thị phần vững chắc từ tiền thân doanh nghiệp Nhà nước cùng với việc thay đổi, cải tổ hệ thống quản lý, hiệu quả hoạt động của các công ty này cũng cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp niêm yết khác. Mặc khác, đặc thù kinh doanh ở Việt Nam là thông qua các mối quan hệ từ việc tìm kiếm đối tác, khách hàng cho đến những mối quan hệ từ phía chính quyền, đây lại là một lợi thế lớn của các công ty Nhà nước được cổ phần hoá.
Kết quả hồi quy cho thấy có bằng chứng thực nghiệm để chấp nhận giả thiết tỷ lệ sở hữu cổ phần nước ngồi có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty trong môi trường Việt Nam. Thực tế cho thấy, nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngồi giúp tăng tính minh bạch, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn mới và gia tăng hiệu quả hoạt động.
Giả thiết tỷ lệ sở hữu cổ phần của hội đồng quản trị có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty được chấp nhận trong mẫu vốn hóa thị trường nhỏ. Việc các hệ số hồi quy trong giả thiết không đạt được mức có ý nghĩa thống kê cho thấy vai trị của Hội đồng quản trị ở các cơng ty niêm yết tại Việt Nam vẫn còn rất mờ nhạt. Vấn đề này cần được nghiên cứu sâu trong một thời gian dài hơn để làm rõ.
Kết quả hồi quy cho thấy khơng có cơ sở để khẳng định hay bác bỏ giả thiết Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty, vấn đề này cần được nghiên cứu sâu hơn với mẫu lớn hơn để làm rõ mối tương quan này.
Giả thiết tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty được chấp nhận trong môi trường Việt Nam. Kết quả này cho thấy bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết ở Việt Nam đúng như những lập luận ở trên, khi Ban giám đốc là cổ đông của cơng ty thì lợi ích của họ tương đối đồng nhất với cơng ty và họ sẽ hành động vì lợi ích chung của cơng ty, do đó làm giảm chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
Giả thiết cấu trúc sở hữu tập trung có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần chỉ được chấp nhận trong mẫu cạnh tranh ngành ở mức trung bình. Giả thiết này cần được mở rộng nghiên cứu theo lý thuyết hiệu ứng lợi ích và hiệu ứng hội tụ trong các nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua kết quả chạy mơ hình hồi quy từ mẫu tổng thể và các phân tổ thống kê, các giả thiết nghiên cứu đều được chứng minh hoặc bác bỏ, cụ thể như sau:
- Giả thiết 1 (tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà nước có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty) bị bác bỏ là do các cơng ty có sở hữu nhà nước được khảo sát đa phần là các công ty nhà nước được cổ phần hoá với những lợi thế lớn về vốn, về đất đai và yếu tố cạnh tranh. Mặc khác, đặc thù kinh doanh ở Việt Nam là thông qua các mối quan hệ đặc biệt là những mối quan hệ từ phía chính quyền, đây lại là một lợi thế lớn của các công ty được cổ phần hoá.
- Giả thiết 2 (tỷ lệ sở hữu cổ phần nước ngồi có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty) được chấp nhận trong mẫu tổng thể, mẫu cường độ cạnh tranh trung bình và thời kỳ khảo sát 2008-2009.
- Giả thiết 3 (tỷ lệ sở hữu cổ phần của hội đồng quản trị có tương quan âm với hiệu
quả hoạt động của công ty) chỉ được chấp nhận trong mẫu vốn hóa thị trường nhỏ.
- Trong nghiên cứu của luận văn, giả thiết 4 (Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm tổng giám đốc có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của cơng ty) khơng có sơ sở để khẳng
định hay bác bỏ do kết quả hồi quy với mẫu tổng thể và các phân tổ không đạt mức ý nghĩa thống kê.
- Giả thiết 5 (Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc tương quan dương với hiệu quả hoạt động) được chấp nhận trong mẫu tổng thể, mẫu áp lực cạnh tranh ngành thấp, áp lực cạnh tranh ngành trung bình, tỷ lệ nợ nhỏ, mẫu thu thập trong năm 2006-2007 và với mẫu có vốn hóa thị trường nhỏ. Gỉa thiết 5 cũng được chấp nhận với biến phụ thuộc (ROA) trong mẫu giai đoạn 2008-2009 và ROE trong giai đoạn 2010.
- Giả thiết 6 (Tỷ lệ sở hữu tập trung tương quan âm với hiệu quả hoạt động) chỉ được chấp nhận trong mẫu cạnh tranh ngành ở mức trung bình.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT QUA ĐÓ GIA TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Nỗ lực cải thiện quản trị công ty ở Việt Nam cần được tập trung thực hiện từ dưới lên, tức là theo hướng khởi nguồn là từ tự thân các doanh nghiệp, sau đó mới đến sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước. Tất nhiên trong q trình cải thiện quản trị cơng ty ở Việt Nam cần thiết phải có sự phối hợp giữa các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chức năng. Sau đây là một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty ở Việt Nam qua đó gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.