Phương pháp xử lý số liệu và lý giải kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG MƠ HÌNH VÀ LÝ GIẢI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp xử lý số liệu và lý giải kết quả nghiên cứu:

3.4.1. Phương pháp xử lý số liệu:

Trong trường hợp nghiên cứu của luận văn, dữ liệu thứ cấp được tập hợp từ số liệu được công bố của các công ty niêm yết, công cụ xử lý là phương trình hồi quy, cần có sự trợ giúp của phần mềm thống kê. Hiện có rất nhiều phần mềm thống kê được sử dụng như SPSS, Eviews…. SPSS hỗ trợ các nghiên cứu mang tính khảo sát theo phương thức phỏng vấn bằng bảng câu hỏi tốt hơn trong khi Eviews tốt hơn cho các nghiên cứu đối với các mẫu thứ cấp như trong trường hợp của luận văn. Do đó, tác giả sử dụng phần mềm Eviews để xử lý số liệu.

Trình tự xử lý số liệu bao gồm: mơ tả và trình bày dữ liệu, khảo sát tương quan cặp giữa các biến độc lập và biến kiểm soát, đánh giá độ phù hợp của phương trình hồi quy, lựa chọn biến giải thích, xem xét phương trình hồi quy trong các phân tổ thống kê theo các biến kiểm sốt.

Thống kê mơ tả và trình bày dữ liệu: số liệu được trình bày dưới dạng bảng thống

kê, mỗi biến gồm các nội dung sau: tên biến, số quan sát, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực tiểu và giá trị cực đại, trung bình vị.

Khảo sát tương quan cặp giữa các biến: được thực hiện bằng cách thiết lập ma trận hệ số tương quan và xem xét hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập và biến kiểm sốt, tìm ra những cặp biến có hệ số tương quan quá cao. Hệ số tương quan cặp giữa các biến quá cao có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy. White cho rằng nếu hệ số tương quan cặp vượt quá 0,8, phương trình hồi quy sẽ gặp vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng. Vì vậy để giảm thiểu hiện tượng đa cộng tuyến, luận văn đề ra tiêu chí loại bỏ một biến ít quan trọng hơn ra khỏi phương trình hồi quy nếu tương quan cặp giữa 2 biến lớn hơn hoặc bằng 0,8. Đối với các biến định tính khơng khảo sát hệ số tương quan cặp giữa các biến.

Đánh giá độ phù hợp của phương trình hồi quy: Thước đo thường được sử dụng

trong việc đánh giá mức độ phù hợp của phương trình hồi quy là R2 (hệ số xác định). R2 nhận các giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của R2 càng gần 1 thì mức độ phù hợp của phương trình hồi quy càng cao. Tuy nhiên, sử dụng R2 có 1 nhược điểm là giá trị của R2 càng tăng khi số biến độc lập và biến kiểm soát gia tăng, nhưng chưa chắc mức độ giải thích của phương trình gia tăng theo. Do đó, người ta thường sử dụng thước đo thay thế có thể tránh được nhược điểm trên đó là R2 điều chỉnh (Adjusted R2) . Thước đo này phù hợp để đánh giá các mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến.

Đối với các hiện tượng kinh tế xã hội, R2 điều chỉnh thường không cao như các hiện tượng tự nhiên hoặc kỹ thuật. Do đó, tác giả đề xuất tiêu chí chấp nhận phương trình hồi quy tuyến trính phù hợp là R2 điều chỉnh ≥ 0,3.

Lựa chọn biến giải thích: tác giả đề xuất lựa chọn các biến giải thích từ phương

trình hồi quy theo tiêu chí tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc trong mức có ý nghĩa thống kê. Thông thường các nhà nghiên cứu hay sử dụng mức có ý nghĩa là 1% và 5%. Tuy nhiên trong trường hợp Việt Nam, với điều kiện thu thập dữ liệu khó khăn và nền kinh tế đang phát triển, tác giả đề xuất chấp nhận mức có ý nghĩa thống kê từ 10% trở xuống.

Phân tổ thống kê: Phương pháp này là một nghiệp vụ thống kê được dùng để phân

tiêu thức nhất định, trong từng biểu hiện thời gian và không gian xác định để khảo sát sâu hơn mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Trong phạm vi của luận văn, tác giả phân tổ thống kê theo các biến kiểm sốt thuộc mơi trường bên trong doanh nghiệp và môi trường vĩ mô.

3.4.2. Lý giải kết quả nghiên cứu:

Tác giả sẽ sử dụng các lý thuyết đã nghiên cứu, kết hợp với thực tiễn của môi trường khảo sát để biện luận ý nghĩa kinh tế của các mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập, từ kết quả kiểm định, thông qua đó:

- Khẳng định hoặc bác bỏ các giả thiết nghiên cứu đối với dữ liệu được lựa chọn, đóng góp vào hệ thống lý luận về quản trị công ty ở Việt Nam.

- Lý giải nguyên nhân bị bác bỏ hoặc chưa chứng minh được của các giả thiết nghiên cứu đã đề xuất đối với dữ liệu được lựa chọn.

- Đề xuất một số gợi ý nâng cao năng lực quản trị công ty tại các công ty cổ phần ở Việt Nam đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và bản thân công ty.

- Xác định các hạn chế nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)