Thực trạng thực thi Quy chế quản trị công ty tại các công ty niêm yết ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 37 - 42)

Nguồn : Cẩm nang quản trị công ty

2.3. Thực trạng thực thi Quy chế quản trị công ty tại các công ty niêm yết ở Việt Nam:

Nam:

Theo báo cáo thẻ điểm quản trị công ty do Tổ chức tài chính Quốc tế và Diễn đàn quản trị cơng ty Tồn cầu phối hợp cùng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện phản ánh kết quả khảo sát và đánh giá tại 100 công ty niêm yết lớn nhất trên cả HOSE và HNX, chiếm hơn 90% tổng giá trị vốn hoá trị trường.

Bản nghiên cứu phân ra 5 lĩnh vực khảo sát gồm: - Quyền của cổ đông

- Đối xử công bằng với cổ đông

- Vai trị của các bên liên quan trong quản trị cơng ty - Công bố thông tin và sự minh bạch

- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị

Nhìn chung, các cơng ty đã cố gắng triển khai các yếu tố trong quản trị công ty tốt, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy quản trị công ty ở Việt Nam mới chỉ ở bước sơ khai và cần được cải thiện nhiều hơn. Ngay trong chính các cơng ty, việc thực hiện quản trị công ty đã diễn ra ở các điểm cơ bản nhất, nhưng trong những lĩnh vực địi hỏi chun mơn sâu hơn cơng ty cịn chưa chú trọng. Ở những lĩnh vực càng phức tạp, thì sự kém gắn kết càng thể hiện rõ. Các chuyển biến về quản trị công ty tại Việt Nam hiện nay có vẻ như được thực hiện chủ yếu nhờ tăng cường các quy định pháp luật và pháp quy về quản trị công ty tốt.

Cũng cần phải lưu ý rằng ngoài thiếu nhận thức về quản trị công ty, việc thực hiện quản trị cơng ty ở Việt Nam chủ yếu nhằm đối phó, tuân thủ các yêu cầu quy phạm nhiều hơn là tự nguyện cam kết nâng cao thực tiễn quản trị công ty trong doanh nghiệp. Do vậy, các vấn đề không được quy định trong luật lệ hiện hành như vấn đề liên quan đến kiểm tốn bên ngồi (tính độc lập của kiểm toán, kiểm toán tham dự đại hội đồng cổ đơng, …) hay vai trị của các bên liên quan không được các công ty chú ý đúng mức.

Hình 2.1 Kết quả đánh giá chung 43,9% 46,8% 65,1% 29,2% 39,4% 35,3% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Đánh giá chung Quyền của cổ đơng Đối xử cơng bằng với CĐ Vai trị của các bên liên quan Công bố thông tin Trách nhiệm của HĐQT M ax M in M ean

Nguồn: Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty Mức điểm được xem như phản ánh việc thực hiện quản trị công ty tốt nằm trong khoảng từ 65% -75%. Trong đánh giá tổng thể tình hình quản trị cơng ty của các doanh nghiệp, khơng cơng ty nào trong nhóm được khảo sát đạt mức điểm này.

Hầu hết các lĩnh vực đều có được mức độ tn thủ ít hơn 50%, ngoại trừ lĩnh vực “Đối xử công bằng với cổ đơng” có mức tuân thủ chung đạt 65,1%. Lĩnh vực có sự tuân thủ thấp nhất so với thơng lệ quốc tế là lĩnh vực “Vai trị của các bên liên quan”, với mức độ tuân thủ trung bình khoảng 29,2%. Kết quả này một phần là do đây là một khái niệm tương đối mới mẻ ở Việt Nam.

Các công ty đại chúng niêm yết cũng còn rất yếu kém trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” (35,3%) và “Công bố thông tin và sự minh bạch” (39,4%). Điều này chứng minh rằng cam kết thực sự cho quản trị cơng ty tốt vẫn chưa được hình thành ở Việt Nam.

Điểm số về quản trị công ty cũng khác nhau giữa các ngành khác nhau. Ngành chăm sóc sức khoẻ bao gồm dịch vụ và trang thiết bị y tế, sản xuất dược phẩm và công nghệ sinh học đạt được điểm số chung cao nhất (50,4%). Nhóm ngành đứng thứ hai về

chất lượng quản trị cơng ty là ngành tài chính (45,8%). Ngành dầu khí có điểm số thấp nhất trong tất cả cá nhóm ngành (39,1%).

Tuy nhiên, khi so sánh giữa ngành tài chính (45.8%) và tất cả các ngành phi tài chính khác (43.5%), thì quản trị cơng ty trong ngành tài chính vẫn tốt hơn các ngành kia. Điều này cũng là bình thường vì ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng thường có quản trị cơng ty tốt hơn, phần lớn là do các quy định trong ngành này chặt chẽ hơn và giám sát cũng sát sao hơn.

Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty cũng chia các công ty được khảo sát ra 4 nhóm với điểm số quản trị cơng ty từ cao nhất đến thấp nhất. Ngành tài chính chiếm 32% trong nhóm 1, là nhóm 25% doanh nghiệp có điểm số về quản trị công ty cao nhất . Các cơng ty cơng nghiệp chiếm đa số trong nhóm 2, 3, và 4 (nhóm 25% doanh nghiệp có điểm số về quản trị công ty thấp nhất).

Khi so sánh giữa 2 nhóm cơng ty có điểm số cao nhất và thấp nhất, các cơng ty có quản trị cơng ty tốt hơn cũng là những cơng ty có giá thị trường cao hơn (đo bằng chỉ số Tobin’s Q và tỷ số giá thị trường trên giá trị số sách). Tất cả các công ty trong top đầu và top cuối đều cùng hoạt động trên thị trường Việt Nam và cơng ty có điểm số quản trị cơng ty tốt hơn cũng có giá trị thị trường cao hơn, bất kể thị trường còn non trẻ, nhiều khiếm khuyết, hoạt động chưa hiệu quả và có nhiều biến động như thị trường Việt Nam.

Hình 2.2 Thơng lệ quản trị công ty ở Việt Nam và hiệu quả thị trường (được đo bằng chỉ số Tobin’Q và tỷ số M/B) 1,6 1,3 1,6 2,5 1,7 1,3 - 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tobin's Q M/B

Ngồi ra, các cơng ty có thơng lệ quản trị tốt hơn cũng cho thấy khả năng lợi nhuận cao hơn.

Hình 2.3 Thơng lệ quản trị cơng ty ở Việt Nam và mức lợi nhuận

24 17 17 11 8 8 - 5 10 15 20 25 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 ROE % ROA %

Nguồn: báo cáo thẻ điểm quản trị công ty Cũng theo tài liệu này, phần lớn công ty niêm yết đáp ứng quy định thối thiểu một phần ba số thành viên HĐQT là Thành viên HĐQT độc lập. Nhưng phần lớn công ty niêm yết khơng có các tiểu ban (lương, thưởng, nhân sự, kiểm tốn nội bộ,…) trực thuộc HĐQT, khơng có bộ phận quan hệ cổ đơng cũng như khơng có nhân viên chun trách công bố thông tin.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung trong chương 2 là các quy định pháp luật về Quản trị công ty, những đặc trưng về Quản trị công ty và thực trạng thực thi quy chế quản trị công ty ở Việt Nam.

Các cơ quan giám sát Nhà nước ở Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của quản trị công ty tốt đối với sự ổn định của thị trường tài chính thơng qua động thái tăng cường các quy định pháp luật và pháp quy về quản trị công ty tốt. Tuy nhiên, Quy chế Quản trị cơng ty của Việt Nam vẫn cịn tương đối đơn giản so với các bộ quy chế Quản trị công ty của các quốc gia khác. Các bộ luật và quy định ảnh hưởng đến Quản trị công ty cịn khá phân tán và có những quy định riêng cho từng ngành gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực thi Quản trị công ty.

- Nhà nước vẫn nắm vai trò chi phối các ngành nghề quan trọng trong nền kinh tế.

- Cơ cấu sở hữu tập trung khiến nhà đầu tư khó tiếp cận công ty và cổ đông nhỏ lẻ dễ bị lạm dụng.

- Ít có sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát. - Cơ cấu phân cấp chồng chéo.

- Các thể chế Quản trị cơng ty thiếu và yếu .

Nhìn chung, các công ty đã cố gắng triển khai các yếu tố trong quản trị công ty tốt, tuy nhiên đó mới chỉ ở bước sơ khai và cần được cải thiện nhiều hơn. Ngay trong chính các cơng ty, việc thực hiện quản trị công ty đã diễn ra ở các điểm cơ bản nhất, nhưng trong những lĩnh vực địi hỏi chun mơn sâu hơn cơng ty cịn chưa chú trọng. Ở những lĩnh vực càng phức tạp, thì sự kém gắn kết càng thể hiện rõ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)