Khuôn khổ pháp lý Quản trị công ty:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 33 - 37)

Nguồn : Cẩm nang quản trị công ty

2.2.2. Khuôn khổ pháp lý Quản trị công ty:

Khn khổ pháp lý tại Việt Nam có một số nét đặc trưng riêng bắt nguồn từ lịch sử và quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 lần đầu tiên đã đưa khái niệm Quản trị công ty đầu tiên vào Việt Nam, tuy nhiên luật này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE). Đến nay, các doanh nghiệp FIE đã lớn mạnh rất nhanh cả về số lượng lẫn quy mô. Đa phần các FIE đều áp dụng một cơ cấu Quản trị cơng ty nào đó.

Bộ luật đầy đủ đầu tiên dành cho các công ty trong nước được thông qua năm 1999 bắt đầu với Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế vẫn là các doanh nghiệp nhà nước và không chịu sự điều chỉnh của luật này. Trong 10 năm

sau đó, khn khổ pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực Quản trị công ty đã được cải thiện một cách rõ nét - nhưng việc áp dụng và tuân thủ các biện pháp Quản trị công ty của các công ty Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn khởi đầu.

Ảnh hưởng của những cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Trong

giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006, Việt Nam đẩy mạnh nỗ lực nhằm hồn thiện khn khổ pháp lý của mình để sẵn sàng cho việc gia nhập WTO. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam luôn cố gắng hồn thiện khn khổ pháp lý này để tuân thủ những cam kết của mình khi gia nhập WTO. Trong bối cảnh đó, trong giai đoạn từ 01/01/2004 tới 01/12/2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua khoảng 90 bộ luật mới. Những bộ luật này và lĩnh vực điều chỉnh của những bộ luật này rất đa dạng, nhưng đáng chú ý là có những bộ luật mang tính cột mốc hứa hẹn sẽ có những ảnh hưởng đáng kể tới các công ty và các cổ đông, chẳng hạn như Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư (là bộ luật thống nhất các khuôn khổ pháp lý riêng rẽ trước kia về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài), Luật nhà ở, Luật thuế thu nhập cá nhân, và Luật chứng khoán.

Sự phân tán: Với sự chuyển đổi kinh tế vào năm 1987 (từ nền kinh tế “mệnh

lệnh” sang nền kinh tế “định hướng thị trường”) và lịch sử xây dựng luật như đã đề cập ở trên, các bộ luật và các quy định của Việt Nam thường khá phân tán. Chẳng hạn, trước 01/07/2006, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bằng Luật đầu tư nước ngồi, các cơng ty trong nước được điều chỉnh bằng Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi không được phép chuyển đổi thành các công ty cổ phần và phát hành cổ phiếu. Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư đã thống nhất các khuôn khổ pháp lý riêng rẽ trước kia, và được thông qua với mục đích là để tạo ra một sân chơi cơng bằng cho cơng chúng đầu tư trong và ngồi nước. Tuy nhiên, dù hai bộ luật này đã có hiệu lực kể từ năm 2006, vẫn còn tồn tại nhiều điểm mập mờ và khó hiểu dẫn đến những khó khăn trong việc thực thi.

Áp dụng những bộ luật và những quy định riêng cho từng ngành: Tại Việt Nam,

các công ty phải tuân thủ cả Luật doanh nghiệp lẫn các bộ luật và các quy định khác điều chỉnh ngành nghề và các hoạt động cụ thể của cơng ty. Ví dụ, một cơng ty trong lĩnh vực

kinh doanh bảo hiểm chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và Luật kinh doanh bảo hiểm. Tương tự, một ngân hàng chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng; ngoài hai bộ luật này, một ngân hàng niêm yết cịn chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khốn. Một công ty môi giới bất động sản chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và Luật kinh doanh bất động sản, v.v.

Các bộ luật cũng như các quy định chồng chéo dẫn đến sự mập mờ, khó hiểu và nhầm lẫn khi các công ty cố gắng tuân thủ pháp luật và thực thi những biện pháp Quản trị công ty hiệu quả. Điều này cũng tạo ra nguy cơ về sự thiếu nhất quán trong quá trình thực thi các bộ luật này từ phía các bộ, ngành, tòa án và các cơ quan thực thi pháp luật khác.

Bảng 2.1: Các bộ luật và các quy định chính ảnh hưởng đến Quản trị cơng ty Luật/Quy định Phạm vi áp

dụng

Nội dung chính

Luật đầu tư Tất cả các hoạt

động đầu tư Điều chỉnh việc thành lập, cấp phép, thực thi và thanh lý các dự án được triển khai bởi tất cả các loại hình doanh nghiệp (kể cả các FIE) và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với các công ty mới thành lập, thủ tục cấp phép cho dự án cũng là thủ tục thành lập công ty. Luật doanh nghiệp Tất cả các công

ty

Điều chỉnh việc thành lập, hoạt động, tái cơ cấu, và thanh lý đối với tất cả các loại hình công ty (kể cả các FIE), chẳng hạn các doanh nghiệp liên doanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các cơng ty cổ phần

Luật chứng khốn Các công ty cổ phần và các nhà đầu tư

Điều chỉnh việc phát hành, chào bán, mua bán chứng khoán, các dịch vụ liên quan tới chứng khoán và việc công bố thông tin

Điều lệ Mẫu (Quyết định số 15/2007/QĐ- BTC)

Các công ty niêm yết

Hướng việc quản trị DN đến các chuẩn mực chung theo thông lệ quốc tế một cách dễ dàng bằng mẫu điều lệ chung.

Quy chế Quản trị công ty (Quyết định 12/2007/QĐ-BTC)

Các công ty niêm yết

Quy định những nguyên tắc cơ bản về Quản trị công ty để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, thiết lập những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và cán bộ quản lý của các công ty niêm yết. Quy chế này cũng là cơ sở để đánh giá việc thực hiện Quản trị công ty của các công ty niêm yết

Các yêu cầu niêm yết tại HOSE và HNX

Các công ty cổ phần niêm yết tại HOSE và HNX

Điều chỉnh việc tiếp cận giao dịch của công chúng đầu tư và các tổ chức phát hành Thông tư 09/2010/TT-BTC Các công ty đại chúng và công ty niêm yết

Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khốn

Dự thảo Thơng tư “Hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng”

Các công ty đại chúng

Bổ sung nhiều quy định để bảo vệ quyền cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)