Các cú sốc tài chính trên thế giới và sức chịu đựng của các hệ thống tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng việt nam trước các cú sốc tài chính (Trang 25 - 29)

chính trên thế giới

1.3.1 Các cú sốc tài chính đã xảy ra trên thế giới

Cuối thập niên 1970-1981: Việc bãi bỏ các quy định tài chính tại Mỹ Latinh và Châu Á đã thu hút nguồn thặng dư vốn của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC); cho vay ngân hàng bùng nổ. Tác động đến thị trường mới nổi: Hoạt động cho vay hợp vốn (syndicated lending) tại các thị trường mới nổi đạt đỉnh tại mức 51 tỷ USD trong năm 1981.

Năm 1982: Sự kiện "Điểm dừng đột ngột" trong năm này là việc Mexico vỡ nợ sau giai đoạn sa sút kéo dài của các điều kiện trong và ngoài nước. Tác động đến thị trường mới nổi: Các ngân hàng (chủ yếu là của Mỹ) đã rút lại các khoản vay dành cho tất cả các thị trường mới nổi. Đây được xem là thập kỷ mất mát đối với khu vực thị trường mới nổi khi các khoản vay hợp vốn dành cho khu vực này giảm

đến 50%.

Năm 1989 chính kế hoạch thế chấp các khoản vay mượn của thị trường mới nổi dẫn đến lượng trái phiếu phát hành của Mỹ Latinh tăng gấp 64 lần so với giai đoạn 1990-1997. Lượng tín dụng mà các ngân hàng Nhật Bản cung cấp cho châu Á (trừ Nhật Bản) tăng mạnh.

Năm 1994 bùng nổ cuộc khủng hoảng tiền tệ Mexico, đồng peso của nước này bị mất giá do sự chuyển hướng đột ngột của dòng vốn xuất phát từ các biện pháp kiểm sốt. Dẫn đến dịng vốn đầu tư đảo chiều nhưng đạt mức đỉnh trong vòng một năm; việc tiếp cận tới các thị trường cũng được khơi thông.

Năm 1997 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á do bảng cân đối kế toán bên ngồi yếu kém dẫn đến dịng vốn tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi ngày càng trầm trọng hơn.

Nước Nga bị vỡ nợ vào năm 1998 do tỷ giá hối đối và thâm hụt tài khóa q cao. Khủng hoảng tài chính Brazil diễn ra trong giai đoạn 1998-1999 do tỷ giá cố định. Chính hai cú sốc này dẫn đến cuộc khủng hoảng đã lây lan sang nhiều khu vực của thị trường mới nổi. Lượng phát hành của Mỹ Latinh giảm 40%, lượng phát hành của châu Á (trừ Nhật Bản) sụt giảm 60% so với các mức năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, bắt đầu từ tháng 8/2007, trở nên ngày càng trầm trọng sau sự sụp đổ của Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ vào tháng 9/2008, đã lan rộng thành một cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nghiêm trọng.

Khoảng thời gian 2008-2012 được xem là cuộc Đại khủng hoảng chính vì nguyên nhân căng thẳng trong hoạt động cấp vốn gia tăng mạnh nhưng chỉ kéo dài trong 6 tháng nhờ các yếu tố cơ bản trong nước khả quan và sự ổn định vĩ mô của các thị trường mới nổi. Năm 2011 chính vì tâm lý sợ hãi về việc các ngân hàng châu Âu trong việc cắt giảm sử dụng đòn bẩy gây ảnh hưởng đến khu vực châu Á (trừ Nhật Bản) lớn hơn so với khu vực Trung - Đông Âu, Trung Đông và Châu Phi bất chấp lượng đầu tư vào các ngân hàng châu Âu nhiều hơn, nhiều khả năng là do thanh khoản tại khu vực châu Á (trừ Nhật Bản) tốt hơn.

1.3.2 Sức chịu đựng của hệ thống tài chính trên thế giới khi xảy ra các cú sốc tài chính chính

Nhìn lại nửa thập kỷ vừa qua để thấy, cuộc khủng hoảng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính là từ bản thân các tổ chức tài chính, tun bố đã tìm ra cách để loại bỏ những nguy cơ trong khi thực tế, họ chỉ đang mất dấu dần những nguy cơ này bởi những lợi ích trước mắt. Bối cảnh kinh tế vĩ mơ cũng đóng vai trị rất quan trọng.

Hình 1.2 Sơ đồ khủng hoảng thị trƣờng bất động sản ở Mỹ năm 2008

Nguồn: Tác giả tự tóm tắt THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Cung nhà dư thừa Giá nhà sụt giảm Ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Khơng hồn thành nghĩa vụ nợ, tịch biên nhà Mất khả năng bán nhà hoặc tái vay nợ Các NH thua lỗ Vốn NH cạn kiệt Mất thanh khoản nền kinh tế: - Khó vay vốn sx và tiêu dùng - Lãi suất cao Các NH

phá sản

Chính phủ Mỹ và FED:

Kích cầu:

Tiền thu hồi từ nợ vay thế chấp nhà giảm

Đầu tư giảm Thu nhập và tiêu dùng giảm Lượng xây nhà mới giảm

Thất nghiệp tăng

TTCK suy giảm Các CDO trở thành nợ xấu và

không bán lại được

Hỗ trợ người mua nhà: Cứu trợ các tổ chức tài chính: Cứu nguy hệ thống tài chính - Giảm lãi suất cơ bản

- Tăng cường cho vay

Hoàn thuế Thu nhập cá nhân

Lãi suất giảm Kéo dài thời gian vay Ngăn tịch thu nhà Fannie Mae Freddie Mac AIG Citi Gói cứu trợ kích thích 700 tỷ và 780 tỷ USD

Sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers vào tháng 9/2008 đã gần như đưa nền tài chính thế giới đi xuống, làm tiêu tốn một lượng lớn gói cứu trợ từ thu thuế để vực dậy ngành sản xuất. Mặc dù vậy, cuộc khủng hoảng tín dụng tiếp sau đó đã khiến cho tình hình vốn đã tồi tệ, lại càng thêm lao dốc, lún sâu vào tình trạng tương tự cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử trong vòng 80 năm trở lại đây.

Dù cho các gói kích thích tiền tệ và tài khóa lớn đã ngăn chặn cuộc suy thối, nhưng sự hồi phục vẫn còn yếu so với thời kỳ phục hồi sau chiến tranh trước đây. Cụ thể, GDP vẫn còn thấp hơn mức đỉnh đạt được trước khủng hoảng ở nhiều nước phát triển, đặc biệt ở châu Âu, nơi mà cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo cả khủng hoảng khu vực đồng euro. Dĩ nhiên, khủng hoảng vẫn âm thầm tác động đến nền kinh tế thế giới: chứng kiến những rung động của thị trường tài chính, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị thu hẹp quy mơ chương trình “nới lỏng định lượng” (QE) của mình.

Chính sự "Tiết kiệm dư thừa" ở châu Á đã đẩy lãi suất toàn cầu đi xuống. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng châu Âu đã vay mượn một cách “tham lam” từ thị trường tiền tệ Mỹ trước khủng hoảng và sử dụng tiền để mua chứng khoán. Tất cả những yếu tố này cùng nhau thúc đẩy sự gia tăng của nợ.

Bên cạnh đó, sự vơ trách nhiệm trong cho việc vay thế chấp ở Mỹ. Các khoản vay đã cung cấp cho người đi vay "dưới chuẩn" với lịch sử tín dụng xấu vốn phải chật vật để trả nợ. Những khoản thế chấp rủi ro đã được chuyển cho các chuyên gia tài chính tại các ngân hàng lớn và biến thành chứng khoán rủi ro thấp bằng cách gom số lượng lớn đóng gói chúng lại với bằng nghiệp vụ chứng khốn hóa. Các ngân hàng lớn cho rằng, thị trường bất động sản ở các thành phố khác nhau của Mỹ sẽ tăng và giảm độc lập với nhau. Nhưng bắt đầu từ năm 2006, Mỹ chứng kiến sự sụt giảm giá nhà trên tất cả các thành phố.

Các khoản thế chấp đóng gói lại và được sử dụng để hỗ trợ cho các chứng khoán vốn được biết đến dưới dạng Trái phiếu có khoản nợ làm bảo đảm (CDO), được chia thành các định mức rủi ro vỡ nợ. Các nhà đầu tư mua các mức an toàn hơn bởi họ tin tưởng vào xếp hạng tín dụng AAA của các tổ chức như Moody và

Standard & Poor. Đây tiếp tục là một sai lầm. Bởi lẽ, các tổ chức này đã quá mức trong đánh giá về các công cụ phái sinh mới được tạo ra.

Các nhà đầu tư tìm đến các sản phẩm chứng khốn hóa vì chúng có vẻ tương đối an tồn trong khi cung cấp lợi nhuận cao hơn trong bối cảnh lãi suất thấp. Các nhà kinh tế vẫn không đồng ý về việc liệu mức lãi suất thấp là kết quả của những sai lầm của các ngân hàng trung ương hay thay đổi rộng lớn hơn nền kinh tế thế giới. Một số cáo buộc chỉ trích rằng, Fed đã giữ lãi suất ngắn hạn quá thấp, kéo lãi suất thế chấp dài hạn đi xuống. Ngược lại, Fed lại đổ lỗi cho việc tiết kiệm, vượt quá đầu tư trong các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Nguồn vốn này được đổ vào trái phiếu chính phủ Mỹ và làm giảm lãi suất.

Lãi suất thấp tạo ra một động lực cho các ngân hàng, quỹ đầu cơ và nhà đầu tư khác bắt tay vào việc săn lùng các tài sản rủi ro hơn nhưng cũng đem lại lợi nhuận cao hơn. Đó thực sự là những gì đã xảy ra.

Vào tháng 9/2007, một bức tranh hỗn loạn ở tất cả các chi nhánh của Northern Rock đã minh chứng cho lịch sử thấy điều gì sẽ xảy ra khi niềm tin của dân chúng vào một ngân hàng biến mất. Chuỗi các khoản nợ phức tạp giữa các đối tác rất dễ bị ảnh hưởng, khi có một liên kết phá vỡ. Công cụ tài chính như Hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng-CDS vốn có ý nghĩa phân tán rủi ro, hóa ra lại tập trung rủi ro lại. AIG, một người khổng lồ trong lĩnh vực bảo hiểm của Mỹ, đã phải oằn mình trong ngày phá sản của Lehman dưới sức nặng của các hợp đồng mở rộng bảo vệ rủi ro tín dụng AIG đã bán.

Toàn bộ hệ thống đã được xây dựng trên cơ sở hết sức mỏng manh: các ngân hàng đã cho phép bảng cân đối kế tốn của mình phồng lên quá nhanh nhưng dành quá ít vốn để hấp thụ thua lỗ. Trên thực tế, họ đã đặt cược vào bản thân mình bằng tiền vay, và bỗng chốc trở thành thảm họa trong bối cảnh kinh tế tồi tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng việt nam trước các cú sốc tài chính (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)