2.3.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng khách hàng vay hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận trước với ngân hàng. Từ đó, dịng tiền của một số tài sản trong danh mục của ngân hàng sẽ không được thanh toán đầy đủ dẫn đến tình trạng tài sản xấu. Nhìn chung, có ba nhóm yếu tố có thể dẫn đến rủi ro tín dụng: (i) chu kỳ kinh tế (yếu tố rủi ro kinh tế vĩ mô); (ii) yếu tố rủi ro của từng công ty cụ thể; và (iii) chất lượng thể chế (các yếu tố thể chế/ cấu trúc liên quan đến các quy định về tài chính và cơng tác giám sát ngành tài chính).
Hình 2.5 Các yếu tố vĩ mơ dẫn đến rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng
Biến động giá nhà cửa và giá vốn
Biến động lãi suất
Biến động tỷ giá
Nền kinh tế đi xuống
Thất nghiệp, lạm phát
Tỷ lệ địn bẩy
Nguồn: Tác giả tự tóm tắt
Từ các nhóm yếu tố nêu trên, các mơ hình rủi ro tín dụng căn bản được phát triển. Với các yếu tố kinh tế vĩ mơ, rủi ro tín dụng hay chất lượng tài sản được giải thích bằng những biến động xảy ra đối với điều kiện kinh tế vĩ mơ – Mơ hình này
gọi là mơ hình tín dụng vĩ mơ.
2.3.2 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà những biến động lãi suất trên thị trường có thể tác động đến tài sản nợ, tài sản có và các khoản mục ngoại bảng của một tổ chức tài chính, từ đó có tác động tiêu cực đến vốn và thu nhập của tổ chức đó. Nói cách khác, rủi ro lãi suất phát sinh khi tồn tại khe hở (chênh lệch) giữa mức độ nhạy cảm với lãi suất của tài sản có và tài sản nợ của tổ chức.
Rủi ro lãi suất có thể nhìn từ hai góc độ: góc độ về thu nhập (theo cơ chế kế tốn) và góc độ về giá trị kinh tế. Ở góc độ thu nhập, sự quan tâm ở đây là trong giai đoạn 1-2 năm tới, thu nhập lãi ròng của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào khi lãi suất thay đổi. Đây là cách tiếp cận phổ biến của các ngân hàng khi xem xét các trạng thái có rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, do cách tiếp cận này chỉ đánh giá được những kết quả cho giai đoạn 1-2 năm, nên những tác động của lãi suất đối với những công cụ, hay trạng thái dài hạn khơng được phân tích thỏa đáng. Vì lý do này mà các ngân hàng quy mô lớn sẽ đánh giá mức độ rủi ro từ góc độ giá trị kinh tế. Giá trị kinh tế được hiểu là sự đánh giá mức độ thay đổi của giá trị thị trường của tất cả các tài sản có, tài sản nợ và các khoản mục ngoại bảng khi lãi suất thay đổi. Điều đó có nghĩa là chúng ta xem xét sự thay đổi của giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai phát sinh từ bảng cân đối của ngân hàng. Kết quả phân tích tác động từ góc độ thu nhập sẽ được hỗ trợ thêm từ kết quả phân tích từ góc độ giá trị kinh tế.
Một cách nhìn nhận khác về tác động của rủi ro lãi suất cũng rất cần được quan tâm: Tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của rủi ro lãi suất.
Tác động trực tiếp của rủi ro lãi suất là sự tác động gây ra mức độ biến động trực tiếp đến các dịng tiền liên quan đến các tài sản có, tài sản nợ và các khoản mục ngoại bảng nhạy cảm với lãi suất này, từ đó tác động trực tiếp đến thu nhập.
Tác động gián tiếp của rủi ro lãi suất là sự tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Rủi ro này xảy ra khi lãi suất danh nghĩa/ lãi suất tham chiếu tăng lên kéo theo sự tăng lên về lãi suất cho vay, khiến khách hàng vay khó trả nợ và vay nợ
mới, từ đó tác động lên chất lượng tín dụng của các danh mục cho vay. Nghiên cứu ở nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa biến động lãi suất với tỷ lệ nợ xấu và tổn thất các khoản cho vay.
2.3.3 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá phát sinh khi có sự biến động về tỷ giá giữa đồng nội tệ và các loại ngoại tệ khác. Do đặc thù hoạt động của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng thường xuyên nắm giữ trạng thái (âm/dương) với một quy mô nhất định đối với các loại ngoại tệ khác (USD, EUR, JPY...). Do vậy, sự biến động của tỷ giá sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới giá trị (ghi nhận/ chưa ghi nhận) của các danh mục trong và ngồi bảng cân đối kế tốn.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro mà những thay đổi về tỷ giá có thể tác động đến giá trị tài sản nợ, tài sản có và các khoản mục ngoại bảng của một ngân hàng. Rủi ro tỷ giá bao gồm ba loại: rủi ro trực tiếp; rủi ro gián tiếp; và rủi ro khả năng thanh toán ngoại tệ.
2.3.4 Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà TCTD khơng có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn hoặc có khả năng đáp ứng nghĩa vụ đến hạn nhưng phải chịu tổn thất lớn, tác động tiêu cực tới thu nhập, vốn của TCTD.
Do rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ bên tài sản có hoặc bên tài sản nợ của bảng cân đối ngân hàng nên người ta thường phân loại hai loại rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản thị trường và rủi ro thanh khoản huy động vốn.
Rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro khi ngân hàng không thể chuyển đổi hay bán tài sản của mình thành tiền mặt hoặc có thể chuyển đổi/ bán được nhưng phải chịu tổn thất lớn. Điều này thường xảy ra khi có những biến động nghiêm trọng ở các thị trường mà ngân hàng có nắm giữ tài sản như thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán, bất động sản...
Rủi ro thanh khoản huy động vốn là rủi ro khi ngân hàng không thể huy động thêm vốn để phục vụ cho các hoạt động phát sinh dòng tiền ra (tăng tài sản có, các nghĩa vụ đến hạn…). Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như
danh tiếng của ngân hàng giảm sút, thị trường liên ngân hàng đóng băng, các ngân hàng khơng tin tưởng cho nhau vay, sự cố rút tiền hàng loạt…
2.3.5 Rủi ro lan truyền
Rủi ro lan truyền là rủi ro xảy ra cho hệ thống ngân hàng khi một hoặc một số TCTD mất khả năng thanh toán trên thị trường liên ngân hàng (rủi ro vỡ nợ liên ngân hàng). Ngồi ra, nó cũng tiềm tàng khả năng về sự lan truyền rủi ro thanh khoản của một ngân hàng xuất phát từ rủi ro của một ngân hàng khác. Việc đánh giá rủi ro liên ngân hàng thuần đánh giá mức độ ảnh hưởng với các ngân hàng khác trong hệ thống khi một ngân hàng khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ trên thị trường liên ngân hàng. Đánh giá rủi ro lan truyền vĩ mô là đánh giá hệ thống ngân hàng trong tình huống khi có một số ngân hàng đồng thời bị tổn thất nghiêm trọng do tác động từ các cú sốc kinh tế vĩ mô.