Các kịch bản giả định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng việt nam trước các cú sốc tài chính (Trang 52 - 53)

2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu

2.4.2.1 Các kịch bản giả định

Phương pháp phân tích kịch bản đánh giá tác động khi có nhiều yếu tố rủi ro cùng thay đổi đồng thời. Có hai loại kịch bản: kịch bản dựa trên các sự kiện, số liệu trong quá khứ và kịch bản tự giả định. Trong bài này, tác giả sẽ dùng các kịch bản tự giả định để thiết kế các cú sốc hợp lý.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại sự kiện, kịch bản này là chúng ta khơng có cơ sở để xác định được khả năng xảy ra của những sự kiện “tự tạo” này. Thách thức này không chỉ riêng đối với các ngân hàng mà cũng là thách thức của cơ quan giám sát khi đánh giá chất lượng kịch bản do các ngân hàng thực hiện.

Rủi ro tín dụng

- Cú sốc 1. "Khoản dự phòng thấp"

Giảm các tài sản thế chấp chỉ còn 75% so với giá trị tài sản ban đầu. - Cú sốc 2. "Sự gia tăng tỉ lệ nợ xấu"

Tăng NPLs (%) lên 20% so với ban đầu.

- Cú sốc 3. "Cú sốc ngành tác động đến nợ xấu"

Gia tăng tỷ lệ nợ xấu 10% đối với ngành thương mại và 20% đối với ngành dịch vụ.

Đối với cú sốc này, 3 ngân hàng trong dữ liệu nghiên cứu ACB, BID và VCB sẽ khơng có kết quả, vì khơng tìm được số liệu báo cáo tình hình nợ xấu các ngành từ 3 ngân hàng này, cũng như các ngân hàng này không công bố dữ liệu.

Rủi ro lãi suất

Dùng phương pháp phân tích khe hở (cịn gọi là phương pháp khe hở định giá lại- repricing gap).

Quy mô cú sốc: Tăng lãi suất 1.5%.

Rủi ro tỷ giá

Một sự mất giá của đồng bản tệ sẽ dẫn đến sự mất giá tương ứng của giá trị đồng nội tệ trong trạng thái mở ròng, giả định tỷ lệ này là 55%.

Giả định tài sản có tính theo hệ số rủi ro không thay đổi.

đồng bản tệ mất giá 100% sẽ khiến cho 10% dư nợ ngoại tệ trở thành nợ xấu.

Dự phịng được tính theo một tỷ lệ phần trăm cố định 50% của nợ xấu, và được trích lập bổ sung.

Rủi ro thanh khoản

Giả định cú sốc thanh khoản như tăng đột biến tỷ lệ rút tiền ở các tài khoản tiền gửi nội tệ và ngoại tệ (tức là tăng rủi ro thanh khoản nguồn huy động), hoặc giảm khả năng thanh khoản của các tài sản lỏng (tức là tăng rủi ro thanh khoản thị trường) hoặc kết hợp cả hai. Trên cơ sở đó, người thực hiện đánh giá ngân hàng có thể chịu đựng được bao nhiêu ngày khi khơng có sự trợ giúp từ bên ngồi.

Bảng 2.1 Giả định cú sốc gây rủi ro thanh khoản Nhu cầu rút tiền gửi mỗi ngày (%)

Ngoại tệ trong nước 25

Ngoại tệ nước ngoài 15

Thời gian rút lại tiền gửi mỗi ngày (%)

Ngoại tệ trong nước 10

Ngoại tệ nước ngoài 5

Tài sản thanh khoản: có sẵn trong ngày (%) 95

Tài sản khác: có sẵn trong ngày (%) 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng việt nam trước các cú sốc tài chính (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)