2.5.1 Dựa vào dự báo phát triển hệ thống ngân hàng
Hiện nước ta đã, đang hòa nhập và mở rộng tự do thương mại với các nước trên thế giới. Điều đó có nghĩa là, một sự khủng hoảng dù chỉ là nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của chúng ta một cách mạnh mẽ và nhanh chóng hơn trước đây rất nhiều. Do đó, việc chuẩn bị một sức khỏe tốt cũng như các liều thuốc bao nhiêu là đủ và khi nào thì thích hợp cần phải được nhìn nhận được các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ NHNN và ngay nội tại của mỗi ngân hàng trong thời gian này và trong tương lai.
2.5.2 Dựa vào các bài học kinh nghiệm rút ra ở chương 1
Tính đến nay đã có nhiều ngân hàng trên thế giới đã tiến hành ST các rủi ro thường gặp từ việc áp dụng các mơ hình đơn giản khi hạn chế về số liệu, đến các mơ hình phức tạp hơn. Tất cả các ST đó đều mang lại cho mỗi ngân hàng một cái nhìn thực tế hơn, trước sự yếu kém trong hoạt động ngân hàng mình. Từ đó, có các phương pháp cũng như các giải pháp điều chỉnh những chỉ tiêu cịn chưa thật sự an tồn đối với tổ chức ngân hàng của nước mình.
Khơng phải tất cả các rủi ro đều sẽ nhận diện được khi tiến hành ST, vì ở mỗi mơ hình khác nhau lại chỉ có thể nhận diện một vài rủi ro khác nhau. Và tùy thuộc vào độ sẵn có của dữ liệu cũng như tính chất hội nhập của quốc gia đó, mà các rủi ro có thể khơng theo như các kịch bản giả định hoặc kết quả trong các mơ hình ST. Do đó, mỗi quốc gia nói chung và mỗi tổ chức tài chính nói riêng cần xây dựng các chỉ tiêu cũng như các mơ hình ST khác nhau để có được cái nhìn chính xác nhất về sức khỏe trong các hoạt động tài chính của mình.
Chính vì lý do đó, khi nghiên cứu các mơ hình thực nghiệm cũng như các kết quả khi tiến hành các ST có thể sẽ khác so với xảy ra các cú sốc thực sự. Vì trong mỗi một mơ hình cịn thiếu các biến số kinh tế vĩ mô, mà các nghiên cứu không thể đưa vào mơ hình được. Mỗi mơ hình áp dụng để tiến hành ST có những hạn chế riêng của nó, nên việc lựa chọn mơ hình nào là phù hợp cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Và các ngân hàng tiến hành ST không phải là một cơng việc thừa thãi,
mặc dù ST mơ hình nào đi chăng nữa, cũng sẽ cho các ngân hàng có được cái nhìn chính xác hơn về các rủi ro và sức khỏe của ngân hàng đang trong tình trạng như thế nào?
2.5.3 Dựa vào dữ liệu khảo sát và kết quả giả định
Về cơ sở pháp lý
- NHNN cũng chưa xây dựng được cơ chế giám sát đối với hoạt động đánh giá sức chịu đựng tại các TCTD, hướng dẫn các ngân hàng tiến hành ST theo mơ hình nào để đạt được mục tiêu cao nhất.
- Bên cạnh đó, khn khổ pháp lý về quy định an toàn trong hoạt động của TCTD, đặc biệt các quy định về an toàn vốn và thanh khoản, trạng thái ngoại hối,...vẫn đang trong q trình được xây dựng và hồn thiện; khn khổ pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng cịn bất cập. Do đó, khung pháp lý làm cơ sở cho các TCTD và NHNN thực hiện kiểm tra sức chịu đựng ở từng TCTD cũng như đối với tồn hệ thống cịn thiếu và chưa đồng bộ.
- Vì vậy, NHNN cần phải có chính sách cũng như thơng tư quy định việc thường xuyên tiến hành ST các rủi ro hay gặp phải tại các ngân hàng, cũng như hồn thiện khn khổ pháp lý về việc thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng.
Về chất lượng dữ liệu
- Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng đơn lẻ muốn thực hiện các ST liên ngân hàng. Trên cơ sở nội dung về yêu cầu số liệu thực nghiệm của Chương 2 cho thấy rằng khi tiến hành ST các TCTD gặp vấn đề thiếu dữ liệu, chuỗi dữ liệu không đủ dài, chất lượng dữ liệu không cao... từ đó dẫn đến kết quả chạy dữ liệu mơ hình cũng như việc thiết lập các kịch bản khơng chính xác và chỉ mang tính chất tham khảo là chủ yếu.
- Thiếu sự đồng bộ và thời gian của chuỗi dữ liệu không đủ dài để thực hiện các phương pháp ST phức tạp.
- Vì vậy, các TCTD cần minh bạch trong vấn đề cung cấp số liệu để tiến hành ST từ NHNN, cũng như nội bộ TCTD tiến hành ST để thường xuyên kiểm tra sự an tồn và lành mạnh của hệ thống tài chính.
Việc tiến hành ST tại các TCTD
- Các TCTD đối với các mơ hình ST cịn khá mới mẻ, việc tiến hành ST tiến hành một cách không đồng bộ và không nhận được sự quan tâm đặc biệt từ quản lý cấp cao của mỗi TCTD.
- Ngoài ra, bộ máy nhân sự thực sự am hiểu để tiến hành ST từ NHNN cũng như tại các TCTD cịn đang thiếu hụt.
Tóm lại, các cấp quản lý của các TCTD cần nhận ra được sự hữu ích của cơng tác ST sức chịu đựng các ngân hàng, để có biện pháp phòng ngừa những rủi ro, tránh các cú sốc tài chính đã, đang và sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Từ những nội dung trình bày và phân tích ở chương 2 với mục đích là đánh giá thực trạng sức khỏe của hệ thống tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến sức chịu dựng của các ngân hàng trước các cú sốc tài chính, có thể rút ra một số kết luận sau:
1/ Giới thiệu tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua đánh giá tiềm năng phát triển của ngành, tình hình sản xuất- kinh doanh của ngành giai đoạn 2010-2015.
2/ Khái quát 5 nhân tố rủi ro có ảnh hưởng đến sức chịu đựng của các ngân hàng, lập luận và đặt ra các giả thuyết, từ đó đề xuất các kịch bản giả định để ST
các ngân hàng này.
3/ Thông qua việc nhận diện ra được 5 nhân tố đề cập ở trên có ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng các cú sốc tài chính là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp thuyết phục ở chương 3 tiếp theo.
4/ Phân tích thực trạng hoạt động của các ngân hàng, làm cơ sở để phân tích chuyên sâu khả năng chịu đựng của các ngân hàng trong bài viết nói riêng. Từ đó đánh giá khả năng chịu đựng các cú sốc tài chính của các ngân hàng đưa vào ST thơng qua phân tích.
5/ Điểm lại các căn cứ để xây dựng giải pháp thông qua các bài học kinh nghiệm về ST các ngân hàng trên thế giới, bao gồm các dự báo của ngành, bài học kinh nghiệm rút ra ở chương 1 và mơ hình kinh tế về các nhân tố ảnh hưởng đến sức chịu đựng các cú sốc tài chính ở chương này.
CHƢƠNG 3: GIA TĂNG SỨC CHỊU ĐỰNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRƢỚC CÁC CÚ SỐC
TÀI CHÍNH