Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng việt nam trước các cú sốc tài chính (Trang 29 - 32)

Vấn đề đưa ra các mơ hình kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng trước các cú sốc tài chính đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu. Cụ thể khi nghiên cứu về vấn đề ST hệ thống ngân hàng bằng nhiều cách thức và

phương pháp khác nhau, các tác giả đã chứng minh rằng dù là ST với phương pháp nào đi chăng nữa, một khi các ngân hàng tiến hành ST đều sẽ phát hiện được các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của mình, từ đó khắc phục và từng bước phát triển một cách bền vững. Nghiên cứu của luận văn này xin giới thiệu một số cơng trình của các tác giả sau đây:

1.4.1 Cơng trình nghiên cứu của Martin Cihak

Martin Cihak đã đưa ra mơ hình “Hướng dẫn thực hiện thực nghiệm kiểm tra căng thẳng”, bài nghiên cứu đính kèm một tập tin excel để hướng dẫn việc tiến hành thực hiện ST như thế nào? Đưa ra các khái niệm cơ bản về các cú sốc tài chính. Tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu định tính để chỉ ra rằng khi thực hiện ST cần số liệu gì? Thiết lập các kịch bản giả định ra sao? Trong bài nghiên cứu của Cihak (2004) ngoài việc ST các rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng mà cịn nhấn mạnh đến việc đánh giá khả năng tổn thương của hệ thống nếu như có sự đổ vỡ của một ngân hàng- rủi ro lan truyền (contagion analysis). Nói cách khác, đánh giá rủi ro lan truyền nhằm tìm hiểu cơ chế truyền dẫn các cú sốc từ một ngân hàng đến toàn bộ hệ thống.

1.4.2 Cơng trình nghiên cứu của Christian Schmieder, Claus Puhr & Maher Hasan Hasan

Christian Schmieder (2012) trong cơng trình nghiên cứu về “Thế hệ tiếp theo Hệ thống ST thanh khoản rộng” đã đưa ra các giả định hướng dẫn để đo lường mức thanh khoản tài trợ dựa trên một phương pháp tiếp cận dịng tiền mặt, ngồi ra trong bài nghiên cứu còn kiểm tra liên kết khả năng thanh toán và rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Claus Puhr và cộng sự đã đưa ra mơ hình SRM cung cấp cho một tổng quan về những ý tưởng chung được sử dụng bởi SRM và cho thấy ứng dụng của mơ hình này vào dữ liệu của các ngân hàng Áo theo hàng quý để giám sát hệ thống tài chính của quốc gia này.

1.4.3 Các cơng trình nghiên cứu khác

Nghiên cứu mơ hình kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng trước các cú sốc tài chính trên phạm vi tồn cầu hiện nay có các tác giả gồm: Cụ thể theo Mơ hình Froyland và Larsen (2002) nghiên cứu về tổn thất từ cho vay hộ gia đình đối với ngân hàng là một hàm số của nợ từ khu vực hộ gia đình, thu nhập và tỷ lệ thất nghiệp. Mơ hình của Andreewa (2004): Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản (NPL) đối với các khoản vay doanh nghiệp là hàm số của xác suất phá sản PD và một số biến số kinh tế bao gồm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lãi suất thực. Benito et al (2001) nghiên cứu sụt giảm giá nhà đất và lãi suất tăng tác động đến tỷ lệ nợ xấu bất động sản. Còn Hoggarth và Whitley (2003): Sử dụng mơ hình của NHTW Anh, đánh giá tác động của các biến số kinh tế vĩ mô đối với các khoản dự phòng mới. Riêng Pra et al (2000): Đánh giá tác động của các biến số vĩ mô như GDP thực, giá bất động sản, lạm phát, lãi suất thực đối với trích lập dự phịng rủi ro và đối với thu nhập của ngân hàng. Và Pesola (2001) cho rằng: Tổn thất cho vay là một hàm số của GDP, tỷ lệ nợ, các thay đổi bất thường của thu nhập và lãi suất. Tất cả các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đều cho thấy bản thân họ nhìn nhận được lợi ích của việc kiểm tra sức chịu đựng các cú sốc tài chính của các ngân hàng sẽ tránh được các rủi ro, mang lại một hệ thống tài chính lành mạnh.

Tóm lại: Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới theo nhiều hướng tiếp cận

khác nhau, cả định tính và định lượng với mục đích tìm ra mơ hình ST hiệu quả nhất hay các nhân tố ảnh hưởng đến mức chịu đựng của từng ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên theo kết quả của từng cơng trình đã cơng bố thì hầu như chưa xây dựng một mơ hình đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của hệ thống ngân hàng khi xảy ra các cú sốc tài chính xảy ra, và tất cả chỉ dừng lại ở việc lập luận hoặc khảo sát để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến sức chịu đựng của các ngân hàng nhưng chưa kiểm định lại lý thuyết về các nhân tố đó cũng như chưa xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được nhận diện có tác động khác nhau lên khả năng chịu được các cú sốc của hệ thống ngân hàng như thế nào. Tuy nhiên qua ứng dụng mơ hình và tổng lược các nghiên cứu đã đề cập, các kết quả - một

cách riêng lẻ - cho thấy rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chịu được các cú sốc của hệ thống ngân hàng, tựu trung lại có thể rút ra 5 nhân tố quan trọng, thể hiện rõ nét bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro lan truyền. Bài luận văn dựa vào mơ hình của các nghiên cứu, từ đó ứng dụng tại Việt Nam và đưa ra các kịch bản giả định phù hợp với tình hình phát triển hệ thống ngân hàng với mong muốn tìm ra một mơ hình phù hợp để tiến hành ST một cách thường xuyên hơn vì đây là chủ đề còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

1.5 Kinh nghiệm xây dựng mơ hình kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng thế giới trƣớc các cú sốc tài chính và bài học rút ra cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng việt nam trước các cú sốc tài chính (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)