một số hệ thống ngân hàng thế giới
Quỹ Tiền tệ quốc tế và ngân hàng Thế giới đã khởi xướng Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) nhằm đánh giá sức mạnh và mức độ dễ tổn thương của các nước thành viên. Hiện nay, chương trình này được thực hiện cho khoảng 120 quốc gia và đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện khn khổ hệ thống tài chính. Ngay từ đầu thực hiện FSAP, ST là yếu tố quan trọng hàng đầu trong đánh giá tính ổn định của khu vực tài chính. ST đưa ra thước đo định lượng về mức độ tổn thương của hệ thống tài chính đối với các loại cú sốc khác nhau. ST bổ sung cho các nội dung khác của FSAP như đánh giá định tính về khn khổ pháp luật, thể chế, giám sát và các phân tích định lượng về các chỉ tiêu an tồn tài chính.
Cách tiếp cận chung và thực hiện ST trong khuôn khổ FSAP đã thay đổi qua thời gian. Các cơ quan chức năng và từng tổ chức tài chính của quốc gia đóng vai trị lớn hơn trong thiết kế và thực hiện ST khi phương pháp ST đã trở nên quen thuộc và việc sử dụng các kỹ thuật đã được phổ biến rộng rãi. Sự tham gia của cơ quan chức năng của quốc gia được đánh giá vào thực hiện ST là rất khác nhau, tùy thuộc vào kiến thức, khả năng hoặc mức độ sẵn sàng cung cấp số liệu: một số cơ quan chức năng không cung cấp số liệu của từng tổ chức tài chính do quy định của
luật bảo vệ bí mật ngân hàng. Trong số các nước cơng bố đánh giá tóm tắt của IMF, hầu hết đã đưa ra kết quả tóm tắt ST. Xu hướng chung là tăng cường sử dụng các mơ hình nội bộ của các ngân hàng để đánh giá tác động của cú sốc. Việc sử dụng các mô hình kinh tế vĩ mơ để xây dựng kịch bản cũng nhiều hơn do đối tượng thực hiện ST đã mở rộng ra các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Nhiều NHTW đã thực hiện ST và công bố kết quả tóm lược khi đánh giá ổn định hệ thống tài chính, thường là báo cáo ổn định tài chính. Số lượng các ngân hàng Trung ương công bố báo cáo ổn định tài chính tăng mạnh, từ 2 NHTW vào giữa những năm 90 thế kỷ trước lên 40 vào năm 2004; đồng thời số lượng báo cáo ổn định tài chính có nội dung ST cũng tăng từ chưa có ngân hàng nào lên hơn 1/2 số lượng báo cáo có ST. Như vậy, vấn đề ổn định tài chính ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động của NHTW và ST ngày càng trở thành công cụ phân tích quan trọng trong việc kiểm tra sức chịu đựng các cú sốc tài chính của hệ thống tài chính. ST được thực hiện có sự khác biệt giữa các nước về loại sốc đưa vào mơ hình và phương pháp áp dụng. ST do các nước thực hiện có những đặc điểm chung sau:
- Các ST chủ yếu thực hiện cho khu vực ngân hàng; các tổ chức tài chính phi ngân hàng hầu như khơng được đề cập trong ST.
- Hầu hết các ST được thực hiện trên cơ sở số liệu của từng ngân hàng; thực tế này là do ST được thực hiện trên cơ sở số liệu tổng hợp có thể bỏ qua rủi ro có thể tập trung ở một số tổ chức yếu hơn.
- Đa số ST đều phân tích rủi ro tín dụng; hầu hết ST phân tích rủi ro lãi suất; một số ST phân tích rủi ro tỷ giá.
- Hầu hết các ST là các phép tính độ nhạy đơn giản. Một số ST có phân tích kịch bản trên cơ sở kịch bản lịch sử hoặc giả định. Chỉ một số ít ST được thực hiện trên cơ sở mơ hình kinh tế lượng. Mơ hình kinh tế lượng áp dụng cho ST thường đơn giản so với mơ hình kinh tế lượng sử dụng cho các mục đích khác, ví dụ như dự báo lạm phát. Rất ít ST phân tích tác động gián tiếp của tỷ giá và tác động lan tỏa.