8. Kết cấu luận văn:
2.4 Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Gas
2.4.2.2.6 Khả năng quản lý:
Trong hoạt động kinh doanh, cơng tác quản lý có ảnh hưởng lớn mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của đơn vị kinh doanh. Một doanh nghiệp dù có đội ngũ nhân viên giỏi, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, khoa học công nghệ hiện đại… Mà khả năng quản trị kém thì cũng khơng thể hoạt động có hiệu quả.
Đối với cơng ty có Ban giám đốc đều đạt trình độ trên đại học và được đào tạo học hỏi kinh nghiệm ở nước ngồi. Các trưởng phịng đều đạt trình độ đại học trở lên. Do đó cơng tác quản lý tại công ty được thực hiện khá tốt. Ban lãnh đạo ln đưa ra những dự đốn chính xác, hoạch định mục tiêu chiến lược đúng đắn, phân cơng bố trí cơng việc hợp lý, có biện pháp quản lý đội ngũ lao động tương đối hiệu quả, phát huy tận dụng được tối đa năng lực của người lao động.
Sau khi thảo luận và đánh giá trong nhóm thảo luận, có thể tóm tắt kết quả đánh giá như sau:
Bảng 2.16 Tóm tắt đánh giá nguồn lực công ty
STT Nguồn lực Đánh giá Tính VRIN
1 Hệ thống phân phối Vượt trội Cốt lõi 2 Nguồn nhân lực Mạnh Cốt lõi 3 Cơ sở vật chất kỹ thuật Tương đối mạnh Cốt lõi 4 Khả năng marketing
phát triển thị trường Yếu Cốt lõi
5 Khả năng quản lý Mạnh Thông thường
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX SÀI GÒN
Bên cạnh những thuận lợi như mơi trường kinh doanh đang dần lành mạnh hóa, nên kinh tế có dấu hiệu phục hồi..., thì thị trường khu vực phía Nam vẫn tồn tại nhiều thách thức rất lớn: việc cạnh tranh giữa các cơng ty kinh doanh gas khơng có dấu hiệu suy giảm mà trái lại còn diễn ra ngày càng gay gắt. Hầu hết các hãng lớn đều tập trung phát triển gas bình với mục tiêu chính là tăng trưởng sản lượng, thị phần, lợi nhuận chỉ là chỉ tiêu thứ yếu, thậm chí có nhiều trường hợp chấp nhận lỗ để đạt mục tiêu tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc Petro VN đưa kho gas 4.000 tấn tại Gò Dầu vào hoạt động tạo nên áp lực rất lớn với các cơng ty kinh doanh gas nói chung và PGC Sài Gịn nói riêng. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường như đã nêu thì hiện nay mục tiêu cơ bản của PGC Sài Gòn là giữ vững thị phần, tăng trưởng sản lượng kênh trực tiếp một cách chắc chắn, đảm bảo tính hiệu quả kinh doanh trên nguyên tắc tăng sản lượng phải gắn liền với tăng lợi nhuận và an tồn tài chính của cơng ty.
Bên cạnh đó, việc phân tích chuỗi giá trị và nguồn lực của công ty phần trên đây cho phép ta đánh giá chung về nguồn lực của công ty như sau:
- Với hệ thống phân phối vượt trội, nguồn nhân lực mạnh và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối mạnh. Đây chính là các nguồn lực lõi của công ty
trong việc tạo nên sức cạnh tranh bền vững của công ty trên thị trường. Chính các nguồn lực này đã tạo nên các hoạt động trong chuỗi giá trị mà mang lại giá trị cho khách hàng về khả năng đáp ứng nhanh nguồn hàng và các hoạt động nâng cao uy tín thương hiệu cho Gas Petrolimex.
- Tuy nhiên, với khả năng marketing yếu thì việc phát triển thị phần của cơng ty đang gặp nhiều khó khăn do khơng cạnh tranh được với các đối thủ. Chính sự yếu kém của nguồn lực này là nguyên nhân của các hoạt động tạo giá trị về giá cả cho khách hàng không hiệu quả.
- Với khả năng quản lý mạnh thì đây là nguồn lực góp phần vào việc tạo ra
giá trị cho khách hàng bằng cách điều tiết các hoạt động của công ty từ tổng thể, góp phần phát triển hơn nữa nguồn nhân lực trong cơng ty.
- Khả năng tài chính của cơng ty chỉ được đánh giá trung bình nhưng thực
tế cho thấy đây là nguồn lực không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động tạo giá trị cho khách hàng. Nó chỉ mang ý nghĩa nhiều trong việc đầu tư phát triển thị trường.
Từ mục tiêu đề ra là giữ vững thị phần, tăng trưởng sản lượng và kết quả phân tích các nguồn lực như trên, ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển các nguồn lực cốt lõi tạo nên khả năng cạnh tranh bền vững cho Công ty Gas Petrolimex Sài Gòn, đồng thời khắc phục và cải thiện các nguồn lực còn yếu nhằm nâng hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty, đáp ứng một cách tốt những mong đợi của khách hàng. Các giải pháp đó được đề xuất cụ thể theo hai hướng:
- Giải pháp dành cho công ty:
+ Phát triển và hồn thiện các nguồn lực hữu hình: gồm các giải pháp:
• Quản lý, sử dụng lao động
• Mở rộng và hồn thiện hệ thống phân phối
• Các giải pháp về tài chính
• Các giải pháp về kỹ thuật
+ Phát triển và hồn thiện nguồn lực vơ hình: tăng khả năng marketing, phát triển thị trường.
- Ngoài các giải pháp dành cho cơng ty, tác giả cịn đưa ra một số đề nghị dành cho Công ty CP Gas Petrolimex trong việc hỗ trợ PGC Sài Gòn nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ.