.1 Nhu cầu tiêu thụ gas tại VN giai đoạn từ 1991-2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH gas petrolimex sài gòn (Trang 40 - 45)

Nhu cầu tiêu thụ gas tại VN giai đoạn từ 1991-2008 Năm Tiêu thụ (MT) Tăng trưởng (lần) Năm Tiêu thụ (MT) Tăng trưởng (lần) 1991 400 - 2000 322.375 1,47 1992 2.000 5,00 2001 399.594 1,24 1993 5.000 2,50 2002 517.554 1,30 1994 16.330 3,27 2003 612.198 1,18 1995 49.500 3,03 2004 732.031 1,20 1996 91.000 1,84 2005 783.706 1,07 1997 130.000 1,43 2006 809.640 1,03 1998 171.013 1,32 2007 890.419 1,10 1999 218.689 1,28 2008 887.269 0

Tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 1991-1999 (lần/năm) 1,47 Tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2000-2008 (lần/năm) 1,18

(Nguồn: Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam)

Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích và đầu tư trong và ngồi nước theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, nền kinh tế đã hình thành nhiều dự án sử dụng gas với khối lượng lớn (400 - 600 tấn/tháng), đặc biệt là trong các lĩnh vực gốm sứ, vật liệu xây dựng. Các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực công nghiệp cũng đều tăng trưởng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ gas gia tăng.

Mặt khác, hiện nay chưa có sản phẩm thay thế nào có ưu thế hơn so với sản phẩm gas (mặc dù Việt Nam có tiềm năng lớn về khí tự nhiên song phần lớn tập trung tại khu vực phía Nam và do vốn đầu tư hệ thống dẫn khí tương đối lớn nên phần lớn khí tự nhiên hiện đang cung cấp cho những nơi tiêu thụ lớn - chủ yếu là các nhà máy phát điện tại các khu vực gần điểm khai thác) nên chắc chắn nhu cầu tiêu thụ gas trong thời gian tới vẫn rất lớn.

Căn cứ vào những phân tích trên, có thể kết luận rằng nhu cầu tiêu thụ gas trong những năm tới sẽ gia tăng với nhịp tăng trưởng bình qn khoảng 9-12%/năm, cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu xây dựng bổ sung kho tiếp nhận cũng tăng lên.

2.2 Tổng quan về Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn: 2.2.1 Lịch sử hoạt động:

Ngày 12/9/1990, phương án kinh doanh khí đốt xúc tiến thực hiện sau một thời gian dài chuẩn bị, đầu tháng 11/1993 chuyến tàu LPG được tiếp nhận an toàn tại Tổng Kho Nhà Bè với khối lượng là 406,35 tấn. Đến 01/01/1994 thì Petrolimex Sài Gịn mới thực sự bước vào kinh doanh gas với sự trợ giúp của Kleenhead Gas - một Cơng ty Úc về kỹ thuật. Phịng kinh doanh gas của Công ty đảm nhiệm điều hành tồn bộ từ khâu nhập khẩu đến khâu đóng bình và phân phối.

Đến ngày 01/01/1998 Phòng kinh doanh gas đã triển khai một hình thức q độ lên Xí Nghiệp Gas Petrolimex Sài Gịn trực thuộc Cơng Ty Xăng Dầu Khu Vực II. Và từ ngày 01/01/1999 Theo quyết định số 011/QĐ HĐQT của Hội Đồng Quản Trị của Tổng Cơng Ty Xăng Dầu Việt Nam, Xí Nghiệp Gas Petrolimex Sài Gịn trực thuộc Cơng Ty Cổ Phần Gas Petrolimex và trụ sở chính đặt tại số 15 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM.

Ngày 25/02/2004 Cơng ty chính thức đổi tên thành Chi Nhánh Gas Petrolimex Sài Gòn trực thuộc Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex.

Theo quyết định số 020/PGC - QĐ - HĐQT ngày 01/04/2005 của Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex về việc thành lập Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Gas Petrolimex Sài Gịn là Cơng Ty TNHH Một Thành Viên thuộc Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex.

Ngày 01/05/2005, Chi Nhánh đã chính thức đi vào hoạt động với tên mới là Cơng Ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gịn (PGC Sài Gòn) theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 110400012 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 18/04/2005.

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty: 2.2.2.1 Chức năng: 2.2.2.1 Chức năng:

- Kinh doanh gas (LPG), các loại thiết bị kỹ thuật về gas và các dịch vụ tư vấn thiết kế lắp đặt các hệ thống nguồn cung cấp gas cho các nhu cầu về gas.

- Quản lý, điều hành và khai thác tốt nhất tiềm năng về lao động, tiền vốn, cơ sở vật chất được giao.

- Ngoài ra, khác với các doanh nghiệp cùng ngành là khơng chỉ có chức năng kinh doanh thuần túy chạy theo lợi nhuận mà cơng ty cịn có chức năng chính trị đó là làm bình ổn giá cả và nguồn hàng tại địa bàn được phân công, đặc biệt trong các đợt có sự đột biến về nguồn hàng và giá cả.

2.2.2.2 Nhiệm vụ:

- Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam và Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex về việc xuất nhập khẩu kinh doanh gas, thiết bị dùng gas và các dịch vụ khác nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh Miền Đông Nam Bộ.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh để thực hiện các mục tiêu của công ty.

- Tích lũy vốn để phát triển kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn có sẵn, giữ vững tỷ lệ bảo toàn và phát triển nguồn vốn do Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex giao. Đảm bảo mở rộng doanh nghiệp, đổi mới thiết bị kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh, bù đắp mọi chi phí, làm trịn nghĩa vụ nộp Ngân Sách Nhà Nước.

- Tuân thủ mọi chủ trương, chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với các bạn hàng trong và ngồi nước.

- Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chú trọng công tác đào tạo, và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực trình độ. Thực hiện đầy đủ chế độ về bảo hộ và an tồn lao động, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, tài sản XHCN, chú trọng đến quyền lợi chính đáng của người lao động bằng các chính sách và tổ chức đồn thể, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và Xã hội.

2.2.2.3 Mục tiêu:

- Cung cấp cho người tiêu dùng một loại chất đốt sạch, văn minh, giá cả hợp lý, tiện dụng trong sinh hoạt gia đình cũng như trong các lĩnh vực khác. - Góp phần mở rộng hoạt động sản xuất, dịch vụ phụ đi kèm trước mắt hoặc về

sau này như sản xuất tồn bộ hoặc một phần bình chứa, các phụ kiện, các dụng cụ dùng LPG như đèn gas, nồi gas …

- Góp phần làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường, hạn chế nạn phá rừng hiện nay đang diễn ra nghiêm trọng, tiết kiệm điện.

- Góp phần tạo tiền đề cho dự án của Nhà nước ở thượng nguồn như: khai thác sản xuất Khí hóa lỏng từ nguồn khí đồng hành của các mỏ dầu, từ vỉa khí ở ngồi khơi Việt Nam góp phần tạo nên một nền cơng nghiệp khí trên lãnh thổ quốc gia.

- Góp phần phát triển phương thức “an tồn hiệu quả” theo mẫu mực quốc tế trong việc sản xuất, sử dụng,lưu thông và phân phối LPG.

2.2.3 Lĩnh vực kinh doanh:

- Kinh doanh gas hóa lỏng (đây là hoạt động chủ yếu của công ty) - Kinh doanh kho bãi.

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ơ tơ và đường thủy nội địa. - Mua bán vật tư, thiết bị, phụ kiện ngành gas.

- Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính, kế tốn), tư vấn về chuyển giao công nghệ.

- Bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt máy móc – thiết bị ngành gas. - Dịch vụ thương mại.

- Kinh doanh nhà. - Môi giới bất động sản.

2.2.4 Mơi trường kinh doanh:

Có thể nói khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay do đặc điểm của nền kinh tế thị trường, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong việc tiêu thụ bất kỳ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào và sản phẩm gas cũng không ngoại lệ. Áp lực khách hàng đặt ra cho các doanh nghiệp rất

lớn (chất lượng sản phẩm, dịch vụ phải cao nhưng mức giá có thể chấp nhận được, lòng trung thành ngày càng giảm đi...). Do đó địi hỏi các doanh nghiệp phải coi khách hàng là trung tâm và mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng để đạt được lợi nhuận.

Hiện nay khách hàng chủ yếu của công ty chủ yếu là các Tổng đại lý, Đại lý, các Công ty xăng dầu trong ngành, các đối tượng khách hàng thương mại – công nghiệp (của các khu chế xuất, nhà máy sản xuất gạch men, gốm mỹ nghệ, sản xuất thủy tinh, sấy nông lâm, hải sản, các nhà hàng, khách sạn…). Ngồi ra cơng ty cịn cung cấp hàng cho hai trạm chiết ở Tiền Giang và Vũng Tàu. Trong đó, sản lượng xuất bán cho các khách hàng công nghiệp chiếm đến 70% tổng sản lượng bán. Đối với gas bình, sản lượng xuất bán chủ yếu qua kênh đại lý, chiếm trên 75%.

Trong năm 2008, thị trường gas tại khu vực TP.HCM đang dần hình thành các đơn vị đầu tư và khai thác mạnh vào thị trường bán lẻ gas, với hệ thống cửa hàng rộng khắp và có chính sách đầu tư, khuyến mãi hấp dẫn thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, do mặt hàng gas bán lẻ chưa hình thành mơ hình kinh doanh bán lẻ chuyên nghiệp nên các đơn vị mới xâm nhập vào thị trường với chính sách lơi kéo khách hàng đã làm ảnh hưởng và gây xáo trộn thị trường gas trong thời gian qua.

Trong năm 2009 thị trường kinh doanh gas đã chứng kiến hai sự thay đổi lớn trên thị trường, đó là việc rút lui khỏi thị trường Việt Nam của hãng BP Gas (15/01/2009) và việc mua lại Sài Gòn Gas, Elf Gas của tập đoàn Total đã cho thấy được sự lớn mạnh của tập đoàn này bằng phương châm kinh doanh gas 1-1, 3-3. Đó chính là 1 đơn vị (Total), 1 hệ thống phân phối, 3 nhãn hàng (Elf Gas, Sài Gịn Gas và Total) và 3 chính sách giá riêng biệt. Nhãn hàng Total chính thức xâm nhập vào khu vực TP.HCM kể từ khi BP rút lui và họ tận dụng khai thác các khách hàng sử dụng gas BP để đưa vào sản phẩm Total (màu cam và có cùng đầu van bình như BP).

Bên cạnh các diễn biến trên, tình hình thị trường các hãng gas như Petimex, Hồng Mộc, Vimexco… có giá bán rất thấp so với mặt bằng các hãng gas khác, liên tục có những chính sách xâm lấn thị phần, thu hút các nhà phân phối lớn, nên việc

cạnh tranh trên thị trường gas tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp. Các công ty tiếp tục thực hiện các chính sách lấn thị phần của nhau bằng cách tung ra thị trường nhiều loại bình lắp lẫn, có màu sơn vỏ bình, kiểu van, thậm chí là nhái logo nhãn hiệu của các hãng có uy tín thương hiệu. Đơn vị Petro VN vừa đưa vào thị trường thêm một loại bình màu đỏ (sử dụng đầu van Elf Gas) và hiện nay họ cũng đã có ba màu bình: hồng, xám và đỏ. Tình trạng sang nạp lậu trái phép vẫn rất phổ biến, trong khi các cơ quan chức năng và các đơn vị kinh doanh gas chính hãng vẫn chưa có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn.

Việc cạnh tranh sản phẩm gas hiện nay trên thị trường khu vực phía Nam tập trung chủ yếu vào cạnh tranh về giá, nhưng đây là một yếu tố mà Gas Petrolimex gặp rất nhiều khó khăn trong nhiều năm qua. Mặc dù, cơng ty đã điều chỉnh giảm giá cược vỏ bình 12 và 13kg, tuy nhiên đây chỉ là bước đầu để xâm nhập thị trường, để tồn tại, duy trì và phát triển lâu dài cần có chính sách giá gas hợp lý và theo sát thị trường. Đây được xem là điểm khó khăn nhất của Gas Petrolimex hiện nay.

2.3 Tình hình kinh doanh của Cơng ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gịn:

Công ty hiện đang kinh doanh 2 loại chính đó là gas bình và gas rời. Về tình hình kinh doanh thực tế của 2 loại gas trong năm qua diễn ra như sau:

2.3.1 Tình hình kinh doanh gas rời:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH gas petrolimex sài gòn (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)