Các giải pháp về tài chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH gas petrolimex sài gòn (Trang 90 - 92)

8. Kết cấu luận văn:

3.1 Giải pháp của Công ty:

3.1.4 Các giải pháp về tài chính:

Ta cần phải xây dựng kế hoạch cho việc dự trữ tiền để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của cơng ty và thường thì ta lên kế hoạch tháng.

- Phần thu: ta phải liệt kê tính tốn tất cả các khoản có thể thu được trong tháng của doanh nghiệp như: thu do khách hàng nợ, thu do lãi tiền gửi, thu do bán hàng, cung cấp dịch vụ…

- Phần chi: bên cạnh việc dự tốn phần thu thì ta cũng cần xác định trong tháng ta cần chi những mục nào và tổng khoản chi trong tháng cho các khoản mục đó là bao nhiêu. Chẳng hạn như: chi trả lương công nhân viên, mua

nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Do đó ta cần phải tính cho nó một lượng tiền dự trữ thích hợp.

Quản lý khoản phải thu là việc hết sức quan trọng, đó là bước trung gian để hoán chuyển khoản phải thu bằng tiền của công ty, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý vốn lưu động. Quản lý khoản phải thu tốt sẽ góp phần đáng kể vào việc sử dụng vốn hiệu quả. Cụ thể như sau:

- Lập báo cáo theo dõi tình hình cơng nợ khách hàng. Thông qua báo cáo này, ta có thể dễ dàng quan sát được khoản nợ nào đã trả, khoản nợ nào chưa trả, khoản nợ nào quá hạn và quá hạn bao nhiêu ngày. Từ đó cơng ty có thể căn cứ để lập kế hoạch xử lý đối với các khoản nợ quá hạn như: gửi thông báo đến khách hàng, nhắc nhở khách hàng về các khoản nợ bằng các phương tiện thông tin, nếu các khoản nợ đó q lớn thì có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật.

- Mặt khác để nâng cao hiệu quả trong công tác thu hồi nợ cơng ty có thể sử dụng kế tốn thu hồi nợ chuyên nghiệp. Vì thơng qua hoạt động mang tính chun nghiệp và trải qua kinh nghiệm thì hiệu suất thu hồi nợ dần dần sẽ nâng cao trong khi chi phí thu hồi nợ có thể giảm.

Xác định nhu cầu vốn lưu động chính xác, hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng: - Đảm bảo cho q trình sản xuất và lưu thơng của doanh nghiệp dược tiến

hành liên tục, đồng thời tránh được tình trạng ứ đọng và lãng phí vốn.

- Là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động đối với doanh nghiệp.

- Để sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả vốn lưu động. - Các bước thực hiện:

+ Tính số dư bình qn các khoản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp năm trước.

+ Chọn những khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và quan hệ chặt chẽ với doanh thu, tính tỷ lệ % các khoản đó so với doanh thu.

+ Dùng tỷ lệ % đó và doanh thu dự báo của năm thực hiện biện pháp để dự báo nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt động của cơng ty.

+ Trên cơ sở đó tìm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH gas petrolimex sài gòn (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)