Tổng quan về ngành Gas Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH gas petrolimex sài gòn (Trang 34)

8. Kết cấu luận văn:

2.1 Tổng quan về ngành Gas Việt Nam:

2.1.1 Thị trường gas (LPG - Liquefied Petroleum Gas - khí đốt hóa lỏng) Việt Nam: Nam:

Sản phẩm gas đã có mặt tại miền Nam Việt Nam từ những năm 1957, nhưng do chiến tranh, và nhiều nguyên nhân khác nhau nên thị trường này bị gián đoạn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, môi trường đầu tư thơng thống hơn, nhiều ngành nghề đòi hỏi nhu cầu sử dụng gas khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện cũng kích thích nhu cầu tiêu dùng gas trong các hộ gia đình và thị trường gas đã chính thức trở lại Việt Nam với sự có mặt của Elfgas, Petrolimex và Saigon Petro. Tại thời điểm này, tổng mức nhu cầu mới chỉ đạt 5 nghìn tấn. Thị trường gas Việt Nam ngày càng trở nên sôi động hơn với sự tham gia của nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới như BP, Shell, Total, PTT, Petronas và thị trường tăng trưởng với tốc độ khá cao. Nhu cầu tiêu thụ gas tăng dần qua các năm: 1994 1995, 1996 tương ứng là 16.330, 49.500 và 91.000 tấn.

Giai đoạn trước tháng 6/1999, toàn bộ lượng gas trên thị trường Việt Nam đều có nguồn gốc nhập khẩu, phần lớn từ Thái Lan, Singapore và Đài Loan. Hàng được mua về Việt Nam đều là hàng áp suất với khối lượng trên chuyến là 600 - 800 tấn. Thời kỳ đầu mặt hàng gas được xem là mặt hàng xa xỉ nên mức thuế nhập khẩu rất cao (30%). Khi nhu cầu tăng cao, giá nhập khẩu có sự biến động lớn, nhà nước phải

thường xuyên điều chỉnh mức thuế suất từ 30% xuống 20%, 10%, 0% và mức thuế hiện tại là 5%.

Từ tháng 6/1999 đến tháng 3/2001, phần lớn lượng hàng trên thị trường là hàng nội địa, mua tại nhà máy tách khí Dinh Cố thuộc PV Gas (sản lượng nhà máy sản xuất ra đạt xấp xỉ mức tiêu thụ nội địa). Đây là giai đoạn thị trường gas Việt Nam có nhiều bất ổn về nguồn hàng nên nhà nước can thiệp sâu vào thị trường gas thông qua việc khống chế giá bán tại Dinh Cố và kiểm tra giá trần của các doanh nghiệp Nhà nước, giảm thuế nhập khẩu, quyết định tỷ lệ hàng bán cho mỗi doanh nghiệp đối với nguồn hàng từ Dinh Cố. Các chính sách này đã tạo ra sự phát triển nhanh mạnh của nhu cầu nội địa trong thời kỳ này (45%).

Giai đoạn từ 03/2001 tới nay, trong điều kiện nhu cầu nội địa đã vượt xa năng lực sản xuất của Nhà máy tách khí Dinh Cố nên Việt Nam phải nhập khẩu với khối lượng lớn và trong điều kiện giá trên thị trường thế giới biến động mạnh, vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế không lớn nên nhà nước đã bỏ việc kiểm soát giá trần và giá bán tại Vũng Tàu.

Qua các cơng ty tư vấn tài chính, các tập đồn dầu khí của Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan cũng đang muốn đặt chân vào thị trường Việt Nam. Trước đó, Tập đồn dầu khí Picnic (Thái Lan) đầu tư vào Việt Nam với thương hiệu V gas, đã bỏ hàng triệu USD để mua Công ty gas Phú Mỹ. Tập đồn dầu khí Malaysia Petronas đã mua lại Mobil Unique Gas. Việt Nam hiện có hơn 60 cơng ty kinh doanh gas, trong đó đã xuất hiện rất nhiều “đại gia” nước ngồi như: Tập đồn dầu khí BP, Shell, Picnic, Elf- Total, Petronas, PTT (Cơng ty Dầu khí quốc gia Thái Lan)…

Mạng lưới của Elf trải rộng từ Đà Nẵng, TP.HCM đến các tỉnh miền Tây và hiện chiếm vị trí thứ 2 về thị phần tại các tỉnh phía Nam, chỉ sau Saigon Petro. Mobil Unique Gas (nay đã thuộc về Petronas) đứng vị trí thứ 3 về thị phần với hệ thống kho chứa lớn nhất phía Nam (2.800 tấn).

Shell cũng là một đại gia với mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp nước. Nếu các tập đoàn nước ngoài này muốn bành trướng thị phần, thì việc thực hiện sẽ khá dễ dàng bởi họ đầu tư đã khá lâu và rành rẽ thị trường.

2.1.2 Thị trường gas giai đoạn hiện nay:

Bên cạnh sự kiện một số công ty kinh doanh gas phải đóng cửa (như BP) và bán lại cho công ty khác (như CNGas bán cho Cội Nguồn Gas, Sài Gòn Gas, Elf Gas bán cho Total Gas) thì cũng có cơng ty kinh doanh gas mới ra đời (Sopet Gas). Điều này đã góp phần tăng thêm sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty kinh doanh gas tại vùng thị trường có tập trung nhiều khu công nghiệp tại các tỉnh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và TP.HCM.

Hiện thị trường tại tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương (phần tiếp giáp với Đồng Nai) đang có xu thế chuyển đổi việc sử dụng LPG sang CNG và khí tự nhiên của các nhà sản xuất tại các khu công nghiệp. Điều này đã làm cho các cơng ty kinh doanh gas có lợi thế về nguồn như Petronas, Cơng ty CP Khí Hóa Lỏng Miền Nam, Sopet Gas, VT Gas phải cạnh tranh giá bán gay gắt với các công ty khác và với nhau để giành giật thị phần.

Sự bất ổn về giá gas trong thời gian qua đã gây tâm lý lo ngại cho khơng ít người tiêu dùng. Trong hơn một tháng vừa qua, thị trường gas đã 4 lần tăng giá liên tiếp. Lý giải điều này, các doanh nghiệp đều cho rằng do thời điểm cuối năm là mùa đông, nhu cầu gas tăng cao nên có tác động mạnh tới thị trường gas thế giới, kéo giá gas tăng theo. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế thị trường gas Việt Nam thì đây chưa hẳn là lý do chính để đẩy giá gas tăng cao trong thời gian qua.

Khâu yếu nhất đối với hoạt động kinh doanh gas hiện nay là mối quan hệ giữa doanh nghiệp - nhà phân phối - đại lý - người tiêu dùng rất lỏng lẻo. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh gas hầu như khơng có hoặc có rất ít các cửa hàng bán lẻ trực tiếp. Việc bán hàng chủ yếu thông qua hệ thống tổng đại lý, đại lý, các cửa hàng bán lẻ với hợp đồng mua đứt, bán đoạn; chỉ có Cơng ty Cổ phần Gas Petrolimex là có hệ thống bán lẻ. Một doanh nghiệp có thể làm tổng đại lý, đại lý cho các doanh nghiệp với các nhãn hiệu gas khác nhau. Đại lý chỉ ăn giá chênh lệch chứ không được hưởng hoa hồng của cơng ty. Vì thế, giữa doanh nghiệp với đại lý chưa có tiếng nói chung. Đại lý khơng thực hiện nghiêm chủ trương,

chính sách của cơng ty và có thể “nhảy” sang bán hàng của hãng khác bất cứ lúc nào nếu thấy lợi hơn.

Các doanh nghiệp chỉ quản lý giá bán tới các tổng đại lý, đại lý còn giá bán lẻ tới người tiêu dùng hoàn toàn do các đại lý, các cửa hàng bán lẻ định đoạt. Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Tài Chính về kết quả thanh tra cơng tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng: cơ chế phân phối gas hiện nay có thể nói là xé lẻ hệ thống phân phối, các doanh nghiệp chỉ chăm sóc đến hệ thống đại lý dẫn đến người tiêu dùng phải mua gas với giá cao.

Qua kiểm tra tại các doanh nghiệp là tổng đại lý phân phối gas cho thấy: các tổng đại lý ký hợp đồng đại lý với nhiều công ty nhập khẩu, kinh doanh gas với các thương hiệu gas khác nhau; một số tổng đại lý còn thực hiện luôn chức năng chiết nạp thuê cho các công ty nhập khẩu, kinh doanh gas. Hầu hết các tổng đại lý kinh doanh khí hóa lỏng có kho chứa bình gas khơng lớn (rất ít tổng đại lý có kho chứa bình khí đốt hóa lỏng với sức chứa 10.000 bình loại 12kg trở lên) dẫn đến khối lượng gas mua bán phát sinh hàng ngày, giá bán liên tục thay đổi, không ổn định.

Mặt khác theo số liệu báo cáo của các công ty kinh doanh gas, chi phí kinh doanh, trong đó đặc biệt là chi phí vỏ bình là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến giá bán gas. Hàng năm, để tăng sản lượng bán lẻ, các công ty phải đầu tư mua vỏ bình với giá trị lớn, ngồi chi phí phân bổ vỏ bình cịn phải chịu khoản chi phí lãi vay để đầu tư vỏ bình; chi phí đổi vỏ bình của các hãng gas khác. Trên thực tế các cơng ty có thương hiệu gas uy tín rất khó kiểm sốt được lượng vỏ bình thực tế công ty đang sử dụng so với số lượng vỏ bình đã đầu tư và theo dõi trên sổ sách kế toán.

Để hạn chế những bất cập của thị trường gas, Nghị định 107/2009/NĐ-CP của Chính phủ Về kinh doanh Khí dầu mỏ hóa lỏng có hiệu lực từ ngày 15-01-2010 quy định doanh nghiệp đầu mối phải có kho hàng, bến bãi và tối thiểu 300.000 bình.

Lượng hàng dự trữ đối với doanh nghiệp đầu mối phải là 7 ngày, tổng đại lý 3 ngày để khơng làm xáo trộn thị trường khi có đột biến về nguồn cung, giá cả. Ngoài ra, nghị định còn quy định các doanh nghiệp đầu mối phải niêm yết giá của mình và

đảm bảo triển khai giá đó xuống hệ thống phân phối đến tận các đại lý, cửa hàng của mình và phải chịu trách nhiệm về giá cuối cùng đến người tiêu dùng. Vì các cửa hàng khơng cịn quyền tự quyết giá nên tình trạng tăng giá tùy tiện hay đầu cơ, tích trữ sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra mỗi đại lý gas sẽ chỉ được đăng ký bán cho 3 thương hiệu gas, chấm dứt tình trạng hãng nào cũng bán nhưng khơng hãng nào chịu trách nhiệm.

Ngồi ra Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ban ngành và gắn trách nhiệm của các thương nhân kinh doanh gas, mức cao nhất có thể bị xử lý hình sự. Để triển khai đồng bộ những nội dung của nghị định, Hiệp hội gas đã ký quy chế phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Bộ Cơng Thương, Cục Phịng cháy chữa cháy và sắp tới sẽ là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (C15), Bộ Công an để nhằm đẩy lùi gian lận thương mại. Hy vọng với những biện pháp mạnh này sẽ giúp ổn định lại thị trường gas, hạn chế những cơn sốt giá không mong muốn với người tiêu dùng.

2.1.3 Triển vọng phát triển của ngành:

Gas là chất đốt sạch, cho nhiệt độ cao và năng suất tỏa nhiệt lớn, không gây ô nhiễm môi trường, không gây nhiễm bẩn thực phẩm ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp, độ an tồn cao do được hóa lỏng dưới áp suất thấp, khơng ăn mịn và tiện lợi trong vận chuyển, tồn trữ và sử dụng. Mặt khác, việc sử dụng gas góp phần giảm thiểu ơ nhiễm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, gas đang dần dần trở thành mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hiện đại và là sản phẩm phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay, được sử dụng rộng rãi trong dân dụng, thương mại, nông nghiệp, là nguyên liệu đầu vào trong cơng nghiệp hóa chất, các ngành công nghiệp. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, trước sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, gas cịn được sử dụng trong ngành giao thơng vận tải, thay thế các nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu; các loại bình nước nóng truyền thống trước đây đều sử dụng điện thì hiện nay đã xuất hiện loại bình nước nóng sử dụng gas. Loại bình này tiết kiệm năng lượng, làm nóng nhanh và độ an toàn cũng khá cao nên cũng bắt đầu được nhiều gia đình lựa chọn.

Về cơ bản, thị trường gas Việt Nam được chia thành 3 vùng chính: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Xét về nhu cầu tiêu thụ của từng vùng thị trường thì Miền Nam vẫn được xem là thị trường lớn nhất và có nhu cầu tiêu thụ cao nhất, chiếm khoảng 66% nhu cầu của cả nước, kế đến là Miền Bắc và Miền trung tương ứng chiếm khoảng 30% và 4%.

Theo số liệu của những nhà kinh doanh gas, nhu cầu và mục đích tiêu thụ gas tại Việt Nam có thể cơ bản chia thành 4 nhóm:

- Dân dụng: Là các hộ gia đình sử dụng gas làm nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt theo hình thức sử dụng bình gas 12kg;

- Các hộ tiêu thụ công nghiệp: Là các nhà máy sử dụng gas làm nguyên/nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất như các nhà máy sản xuất gốm, sứ, thủy tinh, gạch men… và các đơn vị sử dụng gas làm nhiên liệu để chế biến thực phẩm, nông sản, thủy sản… Đây cũng là một nguồn tiêu thụ gas quan trọng ở Việt Nam;

- Thương mại: Chủ yếu là các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… sử dụng bình gas 45kg;

- Giao thông vận tải: Sử dụng gas làm nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay việc sử dụng gas trong giao thơng vận tại cịn ở mức rất khiêm tốn.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn định. Thu nhập quốc dân theo đầu người tăng dần qua các năm khá cao làm cho đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Do đó nhu cầu tiêu thụ gas và sử dụng gas trong các hộ gia đình gia tăng đáng kể so với những năm 90.

Bảng 2.1 Nhu cầu tiêu thụ gas tại VN giai đoạn từ 1991-2008

Nhu cầu tiêu thụ gas tại VN giai đoạn từ 1991-2008 Năm Tiêu thụ (MT) Tăng trưởng (lần) Năm Tiêu thụ (MT) Tăng trưởng (lần) 1991 400 - 2000 322.375 1,47 1992 2.000 5,00 2001 399.594 1,24 1993 5.000 2,50 2002 517.554 1,30 1994 16.330 3,27 2003 612.198 1,18 1995 49.500 3,03 2004 732.031 1,20 1996 91.000 1,84 2005 783.706 1,07 1997 130.000 1,43 2006 809.640 1,03 1998 171.013 1,32 2007 890.419 1,10 1999 218.689 1,28 2008 887.269 0

Tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 1991-1999 (lần/năm) 1,47 Tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2000-2008 (lần/năm) 1,18

(Nguồn: Tổng Cơng Ty Dầu Khí Việt Nam)

Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích và đầu tư trong và ngồi nước theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, nền kinh tế đã hình thành nhiều dự án sử dụng gas với khối lượng lớn (400 - 600 tấn/tháng), đặc biệt là trong các lĩnh vực gốm sứ, vật liệu xây dựng. Các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực công nghiệp cũng đều tăng trưởng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ gas gia tăng.

Mặt khác, hiện nay chưa có sản phẩm thay thế nào có ưu thế hơn so với sản phẩm gas (mặc dù Việt Nam có tiềm năng lớn về khí tự nhiên song phần lớn tập trung tại khu vực phía Nam và do vốn đầu tư hệ thống dẫn khí tương đối lớn nên phần lớn khí tự nhiên hiện đang cung cấp cho những nơi tiêu thụ lớn - chủ yếu là các nhà máy phát điện tại các khu vực gần điểm khai thác) nên chắc chắn nhu cầu tiêu thụ gas trong thời gian tới vẫn rất lớn.

Căn cứ vào những phân tích trên, có thể kết luận rằng nhu cầu tiêu thụ gas trong những năm tới sẽ gia tăng với nhịp tăng trưởng bình quân khoảng 9-12%/năm, cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu xây dựng bổ sung kho tiếp nhận cũng tăng lên.

2.2 Tổng quan về Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn: 2.2.1 Lịch sử hoạt động:

Ngày 12/9/1990, phương án kinh doanh khí đốt xúc tiến thực hiện sau một thời gian dài chuẩn bị, đầu tháng 11/1993 chuyến tàu LPG được tiếp nhận an toàn tại Tổng Kho Nhà Bè với khối lượng là 406,35 tấn. Đến 01/01/1994 thì Petrolimex Sài Gịn mới thực sự bước vào kinh doanh gas với sự trợ giúp của Kleenhead Gas - một Cơng ty Úc về kỹ thuật. Phịng kinh doanh gas của Cơng ty đảm nhiệm điều hành tồn bộ từ khâu nhập khẩu đến khâu đóng bình và phân phối.

Đến ngày 01/01/1998 Phòng kinh doanh gas đã triển khai một hình thức q độ lên Xí Nghiệp Gas Petrolimex Sài Gịn trực thuộc Cơng Ty Xăng Dầu Khu Vực II. Và từ ngày 01/01/1999 Theo quyết định số 011/QĐ HĐQT của Hội Đồng Quản Trị của Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam, Xí Nghiệp Gas Petrolimex Sài Gòn trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH gas petrolimex sài gòn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)