.13 Dân số Việt Nam năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị co opmart tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 60 - 63)

Dân số thành phố Hồ Chí Minh vẫn thuộc loại tăng cao nhất trong cả nước, tuy mức độ tăng đã bị kìm hãm bớt. Đây cũng là một yếu tố quan trọng cho việc phát triển hệ thống siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh khi dân số tăng nhanh cùng với đời sống tăng, người dân bắt đầu chú trọng đến chất lượng và nguồn gốc của hàng hóa. Số lượng 94 siêu thị đang hoạt động trong thành phố là không đủ để phục vụ cho cộng đồng dân cư.

Nắm trên 60% thị phần siêu thị bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh với 21 siêu thị phân bố rộng khắp thành phố tuy nhiên ta có thể thấy hầu hết các siêu thị của Co.opmart cũng như các hệ thống siêu thị khác như BigC, Lottemart, Citimart, … đều tập trung chủ yếu ở các quận nội thành (Xem phụ lục 3). Do đó thị trường siêu thị bán lẻ thành phố Hồ Chí Minh vẫn có tiềm năng rất lớn và cịn có thể phát triển trong nhiều năm nữa trước khi tiến tới vị trí bão hịa.

2.2.5.1.3 Yếu tố chính trị

Sự ổn định về chính trị đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như du khách thế giới. Trong hơn ba chục năm qua, Việt Nam có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á, tạo được sự an tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.

Luật HTX ra đời vào năm 1997 là một tiền đề cho sự phát triển như vũ bão của các hệ thống siêu thị tại Việt nam. Luật HTX sửa đổi được ban hành vào năm

2003 đã giúp định nghĩa lại, qui định chặt chẻ những nghĩa vụ và quyền lợi của mơ hình HTX. Điều này đã định hướng hoạt động của HTX đi theo hướng mới phù hợp với tình hình của đất nước. Ngồi ra điều quan trọng là luật 2003 đã khơng cịn gị bó việc lựa chọn mơ hình kinh doanh phù hợp với từng HTX[7].

Ngoài ra với qui hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ - siêu thị - trung tâm thương mại đến năm 2015 của Sở Cơng thương thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm giảm bớt số lượng của các chợ truyền thống hoạt động không hiệu quả, dẹp bỏ các chợ tự phát đang hoạt động[7]. Do đó, việc xây dựng một mạng lưới siêu thị hiện đại, với phương thức bán hàng tiên tiến với sự giúp đỡ của công nghệ kỹ thuật là một xu thế tất yếu.

Với mối quan hệ rất tốt với các cơ quan nhà nước, nhất là được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mà kết quả là vị trí thuận lợi của các siêu thị Co.opmart tại các quận huyện đã đem lại một lợi thế mạnh mẽ cho việc kinh doanh và thu hút khách hàng cho hệ thống siêu thị Co.opmart. Cũng nhờ thế mà Co.opmart đã tranh thủ được nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước thơng qua chương trình bình ổn giá hàng năm và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam”. Từ đó có điều kiện sử dụng các kênh truyền thông của nhà

nước nhằm quảng bá thương hiệu của mình.

Tuy nhiên do luật lệ về siêu thị vẫn chưa được chặt chẽ, việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến mới chỉ ở bước khởi đầu tìm kiếm phương hướng đã ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lao động và khả năng kinh doanh của các hệ thống siêu thị trong nước. Ngoài ra việc áp dụng thương mại điện tử vào trong ngành bán lẻ vẫn cịn gặp khó khăn do tâm lý và nhận thức của người dân. Chính phủ cần phải ban hành những bộ luật chi tiết hơn về kinh doanh siêu thị cũng như thương mại điện tử và phải tăng cường truyền thông nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng các hình thức bản lẻ mới tiến tiến, sạch và an toàn.

2.2.5.1.4 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật

Việc quản lý một hệ thống siêu thị rất cần sự trợ giúp của công nghệ thông tin để giúp cho việc liên lạc giữa trung tâm và các siêu thị được thông suốt, q

trình thu thập và phân tích dữ liệu nhanh chóng phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Và với sự phát triển càng ngày càng nhanh chóng về số lượng các siêu thị thì việc phải đầu tư xây dựng và nâng cấp các hệ thống máy chủ là điều mà các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị luôn luôn quan tâm.

Không chỉ thế, việc xây dựng các kho trữ hàng tươi sống, các thiết bị tính tiền, hệ thống quản lý và quan tâm khách hàng, hệ thống quầy kệ hiện đại, …là điều không thể bỏ qua nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay cơ sở hạ tầng mạng của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cịn chưa tốt. Do đó sự liên lạc giữa Saigon Co.op với các siêu thị trực thuộc thông qua hệ thống cơng nghệ thơng tin cịn chậm. Vấn đề chạy “real time” các hệ thống công nghệ thông tin đã được Saigon Co.op chạy thử nghiệm nhưng đành phải ngưng lại do đường truyền Internet không chịu tải nổi. Đây là một vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động theo mơ hình quản lý tập trung như Saigon Co.op.

2.2.5.2 Mơi trường vi mô 2.2.5.2.1 Khách hàng

Ngay từ khi thành lập với siêu thị đầu tiên Co.opmart, Saigon Co.op luôn bảo đảm nhất quán chính sách chất lượng của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Chính sách chất lượng của Saigon Co.op

1. Hệ thống Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà Hàng hóa phong phú và chất lượng

Giá cả phải chăng Phục vụ ân cần

Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng

2. Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.

3. Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên. Mọi hoạt động của Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội[22].

Khách hàng mục tiêu của hệ thống siêu thị Co.opmart là giới bình dân và giới trí thức, nhân viên văn phịng. Đó là phân khúc của đại bộ phận dân cư, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển. Nghĩa là, đối tượng phục vụ của siêu thị cũng là của các kênh phân phối truyền thống, nhưng khác với các hình thức phân phối hiện đại khác là phân khúc thị trường có thu nhập cao.

Trong năm 2010 có nhiều biến động xảy ra. Từ đầu năm tới cuối năm, giá năng lượng không ngừng tăng: giá điện bán lẻ tăng 15%, giá xăng dầu tăng 18%, giá gas bán lẻ tăng 4%, khiến cho giá cả không ngừng tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ngoài ra với việc tiền đồng bị phá giá 6 lần trong 2 năm gần đây đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và xu hướng tiêu dùng của người dân Việt nam. Theo một cuộc khảo sát của công ty AC Nielsen[17] thì chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng giảm sút từ 115 tại quý 2 năm 2010 xuống chỉ còn 98 tại đầu năm 2011. Đây là tín hiệu q kém vì giá trị trung bình của châu Á là 106. Người dân Việt Nam đã chuyển sang tiết kiệm và săn lùng những hàng khuyến mãi hay những gói đồ to với giá cả ưu đãi hơn (hình 2.14)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị co opmart tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)