1.4 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÍ MINH
1.4.1 Lịch sử phát triển siêu thị tại Việt Nam
Nếu trên thế giới, siêu thị đúng nghĩa đầu tiên được Michael J. Cullen mở vào ngày 4 tháng 8 năm 1930, thì tại Việt Nam, sau ngày thống nhất đất nước đến trước năm 1993 vẫn chưa xuất hiện những siêu thị đúng nghĩa. Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị Việt Nam có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính :
1. Giai đoạn khởi đầu (1993 - 1994) : Sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam dần dần khởi sắc và có những bước phát triển ổn định, bền vững. Nhờ đó đời sống của nhân dân Việt Nam được nâng cao và là tiền đề cho sự xuất hiện của các siêu thị. Tháng 10 năm 1993, siêu thị đầu tiên Minimart của Công ty
xuất nhập khẩu và tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu (Sihanco) ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh. Siêu thị Minimart tuy có diện tích nhỏ và phục vụ chủ yếu cho người nước ngồi nhưng nó đánh dấu thời kỳ bùng nổ và phát triển siêu thị ở Việt Nam. Trong năm 1994, hàng loạt các siêu thị khác lần lượt ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh như Unimart, Vinamart, Donamart, …. Nhìn chung các siêu thị thời kỳ này được xây dựng và phát triển không dựa trên các tiểu chuẩn của siêu thị đúng nghĩa cả về diện tích, số lượng hành hóa, danh mục hàng hóa, các thiết bị. Các siêu thị được mở ra chủ yếu dành cho các tầng lớp có thu nhập cao hay cho người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế giá cả hàng hóa thường cao hơn rất nhiều so với các dịch vụ bán lẻ truyền thống
2. Giai đoạn mở rộng (1995 - 1997) : Siêu thị bắt đầu xuất hiện tại các thành phố khác ngồi thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 1 năm 1995, Hà Nội xuất hiện siêu thị đầu tiên và số lượng siêu thị tại Hà Nội tăng nhanh chóng. Tuy nhiên trong giai đoạn này, các siêu thị ở Hà Nội có quy mơ nhỏ (dưới 1000 m2) và số lượng mặt hàng ít, đơn điệu. Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, các hệ thống siêu thị Co.opMart, Maximart, Citimart, … ra đời đánh dấu sự phát triển của các siêu thị có diện tích kinh doanh lớn trên 3000 m2 và đa dạng về chủng loại hàng hóa với trên 5000 mặt hàng các loại. Ngoài ra, các siêu thị kiểu mới này được tổ chức theo hình thức khu mua sắm phức hợp bao gồm khu mua sắm, khu ăn uống, giải trí, khu dịch vụ, … và người dân thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu làm quen với thói quen mua bán trong siêu thị văn minh, hiện đại và phù hợp với tầng lớp bình dân.
3. Giai đoạn cạnh tranh (1998 đến nay) : Khi số lượng siêu thị xuất hiện nhiều thì sự cạnh tranh giữa các siêu thị bắt đầu gay gắt. Không chỉ cạnh tranh với nhau, các siêu thị còn phải cạnh tranh với các loại hình bán lẻ truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa, hàng rong, … Do đó các siêu thị khơng có định hướng tốt, làm ăn chụp giật, khơng xây dựng được hình ảnh của siêu thị trong lịng người dân đã dần bị loại bỏ và đi đến kết cục phá sản. Những siêu thị còn tồn tại do biết nắm
bắt thị trường, tâm lý người tiêu dùng và biết cách xây dựng tên tuổi đã phát triển ngày càng nhanh như Co.opmart, Fivimart, Big C, Parkson, … Bằng chứng là ta có thể thấy qua bảng 1.6 dưới đây, các siêu thị hạng I tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng trong khi số lượng các siêu thị hạng III càng ngày càng giảm.
Giai đoạn Hạng I Hạng II Hạng III Tổng số
SL % SL % SL % SL % Năm 1998 16 100 Năm 2001 30 100 Năm 2004 57 100 Năm 2005 20 31,3 17 26,6 27 42,2 64 100 Năm 2006 24 32,9 21 28,8 28 38,4 73 100 Năm 2007 27 34,6 23 29,5 28 35,9 78 100 Năm 2008 30 36,6 25 30,5 28 34,1 82 100 Năm 2009 35 37,2 28 29,8 31 33,0 94 100