Tỉ lệ học sinh đăng đăng ký lại tại ILA VT từ 2006-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển ILA vũng tàu đến năm 2020 (Trang 58 - 63)

Kết quả trên cho thấy ILA VT có tỉ lệ học sinh đăng ký lại cao nhất ở trẻ em (trên 80%), sau đó tới thanh thiếu niên (trên 70%) nhƣng tỉ lệ đăng ký lại với các học sinh ngƣời lớn không thực sự tốt với tỉ lệ qua các năm chỉ khoảng 50%. Nhƣ vậy, ILA VT cần tập trung vào cải thiện chất lƣợng các chƣơng trình tiếng Anh dành cho ngƣời lớn và tiếp đến là các chƣơng trình tiếng Anh cho thanh thiếu niên để có thể đạt đƣợc kết quả kinh doanh tốt hơn.

2.2.3.9. Khả năng thu thập thông tin, dự báo thị trƣờng

Khả năng thu thập thông tin

Để đảm bảo thành công cho chiến lƣợc kinh doanh và cạnh tranh, ILA có một bộ phận thuộc phịng marketing ln cập nhật các thông tin về thị trƣờng, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, các chính sách vĩ mơ của chính phủ. Phần lớn các thơng tin thu thập đƣợc là do cập nhật các thông tin trên mạng, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, thông tin từ các đối tác và cơ quan quản lý. Đặc biệt, một số lớn các thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đến các chiến lƣợc, chính sách của cơng ty đƣợc mua từ các nhà cung cấp trên thị trƣờng.

Khả năng phân tích và dự báo thị trường

Với 100% khách hàng là các cá nhân, tổ chức đang làm ăn và sinh sống tại Việt Nam, các phân tích và dự báo của ILA đều chủ yếu đƣợc thực hiện tại TP.HCM và các thành phố lớn khác nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng. Các khu vực khác có chi nhánh của ILA cũng thực hiện các công việc này nhƣng ở quy mô nhỏ hơn.

Với những dữ liệu thu thập đƣợc, ILA hàng năm có các đánh giá phân tích và những dự báo sau:

- Dự báo về tốc độ phát triển của thị trƣờng đào tạo tiếng Anh trong khoảng thời gian từ 1- 5 năm và từ 5 – 10 năm.

- Dự báo tốc độ tăng trƣởng của ILA từ 1 – 5 năm.

- Dự báo việc mở rộng và phát triển kinh doanh của ILA theo nhu cầu thị trƣờng.

- Dự báo về thu nhập của ngƣời Việt Nam trong 5 năm tới dựa vào báo cáo thu nhập bình quân đầu ngƣời (GDP) của các cơ quan liên quan.

2.2.3.10. Ma trận đánh giá nội bộ IFE

Qua khảo sát ý kiến các chuyên gia (phụ lục 6), tác giả đã liệt kê ra đƣợc 14 yếu tố của nội bộ ILA VT quan trọng nhất (so với 16 yếu tố khảo sát ban đầu) của DN và có kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.6: Ma trận đánh giá nội bộ ILA VT

Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1. Đội ngũ giáo viên 0.11 4 0.44

2. Chƣơng trình đào tạo 0.07 3 0.21

3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 0.08 3 0.24 4. Hệ thống quản lý 0.07 3 0.21 5. Thƣơng hiệu 0.08 4 0.32 6. Cơ sở vật chất 0.07 3 0.21 7. Khả năng tài chính 0.07 3 0.21 8. Chất lƣợng SPDV 0.07 2 0.14 9. Giá thành SPDV 0.07 3 0.21 10. Chi phí hoạt động 0.06 2 0.12 11. Hoạt động marketing 0.07 3 0.21 12. Đội ngũ nhân lực 0.07 2 0.14

13. Đầu tƣ cho nghiên cứu, phát triển 0.05 2 0.10

14. Chiến lƣợc công ty 0.06 3 0.18

Tổng số 1.00 2.94

Nhận xét:

Tổng số điểm là 2.94 cho thấy sức mạnh bên trong của doanh nghiệp chƣa

thực sự tƣơng xứng với thƣơng hiệu mà chỉ ở mức độ trên trung bình. Bên cạnh một số yếu tố rất tốt nhƣ đội ngũ giáo viên tiêu chuẩn quốc tế, thƣơng hiệu uy tín cịn có một số yếu tố khá yếu là đầu tƣ cho nghiên cứu – phát triển chƣa hiệu quả, chi

phí hoạt động cao và đội ngũ nhân lực cồng kềnh. Những yếu tố còn lại là khá tốt nhƣng muốn tăng tính cạnh tranh thì cũng cần phải cải thiện để tốt hơn.

2.3. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA ILA VŨNG TÀU

2.3.1. Môi trƣờng vĩ mô 2.3.1.1. Các yếu tố kinh tế 2.3.1.1. Các yếu tố kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Bảng 2.7: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tỉ lệ

tăng trƣởng 6,9% 7,1% 7,3% 7,8% 8,4% 8,2% 8,5% 6,3% 5,3% 6,5%

Nguồn: www.worldbank.org

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tốc độ tăng trƣởng GDP cao nhất thế giới, trung bình khoảng 7%/năm. Mấy năm trở lại đây tuy tốc độ tăng trƣởng có chậm lại do khủng hoảng kinh tế nhƣng vẫn khá cao so với khu vực. Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam góp phần vào việc thúc đẩy thị trƣờng đào tạo tiếng Anh phát triển nhanh không kém.

Trong giai đoạn hiện nay, chuyên môn phải đi kèm với ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Trong giai đoạn từ 2003 – 2008, tốc độ tăng trƣởng về doanh thu của ILA Việt Nam trung bình mỗi năm là 20% và ILA VT thậm chí cịn tăng nhanh hơn trong cùng thời gian.

Tuy nhiên tăng trƣởng kinh tế cũng đã kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các đối thủ cạnh tranh với ILA làm thị trƣờng mang tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn.

Chính sách tiền tệ của nhà nước

Các chính sách tiền tệ của Nhà nƣớc ảnh hƣởng khá lớn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có chi phí đầu vào thanh

thu đầu ra bắt buộc phải tính bằng VND theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Xu hƣớng về tỉ giá VND/USD lại luôn luôn tăng làm ảnh hƣởng khá lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bảng 2.8: Tỉ giá USD/VND giai đoạn 2006-2011

Thời gian 12/2006 12/2007 12/2008 12/2009 12/2010 02/2011

VND/USD

(giá bán) 16.055 16.033 17.486 18.479 19.500 20.855

Tăng/giảm -0.13% +9% +5.7% +5.5% +7%

Nguồn: Vietinbank

Bảng thống kê tỉ giá VND/USD trên cho thấy xu hƣớng chung của tỉ giá VND/USD là ngày càng tăng. Trong 5 năm qua, chỉ duy nhất có năm 2007 là tỉ giá này giảm nhƣng là mức giảm vơ cùng nhỏ, cịn lại là tăng. Chỉ tính riêng khoảng thời gian 2 tháng (cuối tháng 12/2010 đến đầu tháng 02/2011), tỉ giá này đã tăng đến 7%, đồng nghĩa với việc lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị giảm ở mức tƣơng ứng.

Tác động từ xu thế hội nhập (tồn cầu hóa)

Khơng cần phải nói tồn cầu hóa mang lại những gì cho các quốc gia mà chỉ cần nói tồn cầu hóa là xu hƣớng khơng thể cƣỡng lại đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào là đủ. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quỹ đạo này. Tồn cầu hóa mang lại rất nhiều cơ hội cho chúng ta để phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ toàn cầu hóa, ngành đào tạo tiếng Anh cũng có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Chúng ta đã nhận đƣợc những công nghệ đào tạo tối ƣu nhất, những giáo trình cập nhật nhất và những chuyên gia bản ngữ xuất sắc nhất. Tiếng Anh đã đóng vai trị trung gian trong việc chuyển giao kỹ thuật, khoa học cơng nghệ từ nƣớc ngồi vào Việt Nam. Chiều ngƣợc lại, ngày càng nhiều ngƣời Việt Nam đi ra nƣớc ngồi du học, lao động, cơng tác và họ là những ngƣời cần đƣợc đào tạo tiếng Anh đầu tiên.

2.3.1.2. Các yếu tố tự nhiên và xã hội

Đặc điểm dân số

Theo số liệu của tổng cục thống kê, tổng dân số Việt Nam năm 2008 là 86,16 triệu ngƣời, trong đó:

- Dƣới 20 tuổi: 40%

- Thành thị: 24 triệu - 27,9% - Nông thôn: 62,1 triệu - 72,1%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển ILA vũng tàu đến năm 2020 (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)