Giới thiệu về VIETINBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 38 - 40)

Tên gọi doanh nghiệp: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Tên viết tắt: VIETINBANK Logo:

Địa chỉ doanh nghiệp: Số 108 Trần Hƣng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

2.1.1 Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển

VIETINBANK tiền thân là Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, đƣợc thành lập dƣới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thƣơng Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trƣởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chính thức đƣợc đổi tên thành “Ngân hàng Cơng thƣơng Việt Nam” theo quyết định số 4402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ngày 14/11/1990.

Ngày 27/03/1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập VIETINBANK thuộc NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại VIETINBANK theo mơ hình Tổng Cơng ty Nhà nƣớc đƣợc quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tƣớng Chính Phủ.

Ngày 23/09/2008, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ- TTg phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Ngày 02 /11/2008, Ngân hàng Nhà nƣớc ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công thƣơng tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.

Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nƣớc ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam.

Ngày 16/07/2009 cổ phiếu của VIETINBANK chính thức đƣợc niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là CTG.

VIETINBANK hiện tại có quan hệ đại lý với hơn 900 NH, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Năm 2011, VIETINBANK thành lập 2 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin (Đức).

Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển đến nay, VIETINBANK đã phát triển theo mơ hình NH đa năng với mạng lƣới hoạt động đƣợc phân bố rộng khắp tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.

2.1.2 Kết quả hoạt động

Trong bối cảnh nền kinh tế cả trong và ngoài nƣớc đều phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, VIETINBANK một mặt bám sát định hƣớng điều hành của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, mặt khác theo dõi sát sao diễn biến trên thị trƣờng để kịp thời, quyết liệt chỉ đạo toàn hệ thống chủ động linh hoạt trong mọi mặt hoạt động kinh doanh và quản trị hệ thống. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh tăng trƣởng mạnh mẽ, an tồn, hiệu quả, hội nhập nền tài chính quốc tế.

Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012

Tổng tài sản 243.785 367.731 460.604 443.007

Tiền gửi của khách hàng 148.530 205.919 257.274 270.634

Dƣ nợ cho vay 163.170 234.205 293.434 300.970

Vốn chủ sở hữu 12.572 18.201 28.491 32.990

Trong đó Vốn điều lệ 11.253 15.172 20.230 26.218

Lợi nhuận trƣớc thuế 3.373 4.638 8.392 6.281

Lợi nhuận sau thuế 2.583 3.445 6.259 4.828

ROA 1,18% 1,13% 1,51% 1,55%

ROE 20,74% 22,39% 26,81% 21,64%

Tổng tài sản tại 31/12/2011 là 460.604 tỷ đồng, tăng 25,26% so với 31/12/2010, tƣơng ứng tăng 92.873 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của KH, các khoản tiền gửi và cho vay tại các NH khác, và tăng tiền gửi tại NHNN. Tổng tài sản tại 31/12/2010 là 367.731 tỷ đồng, tăng 50,84% so với 31/12/2009, tƣơng ứng tăng 123.946 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của KH, khoản tiền gửi và cho vay tại các NH khác, và tăng các chứng khoán đầu tƣ. Đến 30/09/2012 đạt 443.007 tỷ đồng.

Tiền gửi của KH có sự gia tăng qua các năm, đến 30/09/2012 đạt 270.634 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2011 tăng 56,54% so với 31/12/2010, tƣơng ứng tăng 10.290 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vốn 1.689 tỷ đồng từ việc bán 10% cổ phần cho IFC và Quỹ IFC, tăng vốn 3.373 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phần cho các cổ đông hiện hữu vào tháng 12/2011 và các khoản thu nhập chƣa phân bổ. Trong đó vốn chủ sở hữu tại 31/12/2010 tăng 44,77% so với 31/12/2009, tƣơng ứng tăng 5.629 tỷ đồng chủ yếu do thu nhập giữ lại.

Lợi nhuận sau thuế tăng trƣởng mạnh qua các năm, năm 2011 tăng 81,68% tƣơng ứng tăng 2.814 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu từ do tăng lãi thuần và thu nhập tƣơng tự. Lãi biên của NH năm 2011 là 5,1% tăng so với năm 2010 là 4,1% do sự gia tăng lãi suất cho vay và khả năng NH huy động vốn từ tiền gửi có chi phí thấp. Trong năm 2010, lợi nhuận sau thuế tăng 33,37% so với năm 2009 tƣơng ứng tăng 862 tỷ đồng, nguyên nhân tƣơng tự nhƣ năm 2011.

ROA, ROE có sự tăng trƣởng qua các năm và dẫn đầu trong các NH niêm yết. Đến 30/09/212 đạt lần lƣợt là 1,55% và 21,64%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 38 - 40)