Các ngành phụ trợ liên quan đến ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bình dương đến năm 2016 (Trang 62 - 65)

2.3 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC

2.3.1.6 Các ngành phụ trợ liên quan đến ngân hàng

với những năm của thập kỷ 80, 90. Trong đó, các ngành phụ trợ liên quan đến NH cũng có những bước phát triển đột phá.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nhà nước đã áp dụng nhiều cải cách trong các chương trình đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng được mọc lên, các trường quốc tế cũng tham gia vào công tác đào tạo tại Việt Nam. Đã tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao khá dồi dào cho xã hội. Đặc biệt là trong lĩnh vực NH rất nhiều

trường đại học tham gia đào tạo chuyên ngành NH, chính điều này đã tạo ra nguồn

nhân sự trẻ dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu cho các NHTM.

Thị trường vốn và thị trường tài chính đã được hình thành và có những bước phát triển mạnh mẽ. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các doanh

nghiệp nhà nước phải chuyển đổi lên cổ phần, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước đã

thực hiện cổ phần hoá. Hai sàn chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đi vào hoạt động với hơn 690 mã cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ và 580 trái phiếu. Điều này cho thấy, đây cũng là một kênh huy động vốn khá hiệu quả của các doanh

nghiệp, khi đó các doanh nghiệp sẽ có thêm lựa chọn là vay vốn NH hay là phát

hành cổ phiếu để huy động vốn. Do đó các NHTM cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ

thị trường này trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh thị trường vốn phát triển, thì dịch vụ kế tốn và kiểm tốn Việt Nam cũng chuyển mình phát triển, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán ngày càng được

hoàn thiện hơn. Điều này giúp cho các NHTM có được những báo cáo tài chính

minh bạch, đáng tin cậy để có thêm thơng tin để dễ dàng đưa ra những quyết định

tín dụng của mình với mức độ rủi ro thấp nhất.

Rõ ràng các yếu tố của môi trường vĩ mô của Việt Nam có rất nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các TCTD và các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng.

Song song với những thuận lợi, các yếu tố của môi trường vĩ mô ở tỉnh Bình Dương cũng có những bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế và các NHTM. Cụ thể các yếu tố bất lợi đó là:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế và chính trị của thế giới biến động

không ngừng, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta. Ví dụ như:

tình hình chiến sự ở I Ran, I Rắc, Lybia, Afganistan, sự gây hấn của Trung

Quốc ở Biển Đông … và đặc biệt là các đợt sóng thần kinh hồng trong thời

gian qua ở Thái Lan, Indonesia, Philipin, gần đây nhất là trận động đất kết

hợp với sóng thần ở Nhật Bản cũng đã làm cho giá xăng dầu và khí đốt thế giới tăng cao, kéo theo nhà nước phải điều chỉnh giá xăng dầu tăng, giảm

liên tục, rồi tình hình lạm phát trong nước, Nhà nước phải áp dụng nhiều chính sách tài chính tiền tệ ví dụ như điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ giá

ngoại tệ, những chính sách quản lý kinh doanh vàng…đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương rất

nhiều, từ đó dẫn đến ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và của NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương nói riêng. Trình độ văn hố của người dân cũng cịn khá thấp, đặc biệt là những người dân ở vùng nông thôn sâu, họ rất e ngại khi sử dụng những sản phẩm dịch vụ hiện đại của NH.

Trình độ ngoại ngữ của CBNV trong các NH chưa có đồng đều và ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh.

Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cịn rất cao. Theo Bà Dương Thu Hương Tổng thư Ký Hiệp hội NH cho biết “có đến 83% thẻ ATM chỉ dùng để rút tiền mặt”. Quan niệm nhìn tận mắt, sờ tận tay cũng còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Người dân chưa thấy được những lợi ích của thẻ ATM là có thể dùng thẻ

để thanh tốn qua mạng, có thể dùng thẻ ATM để thanh toán tại các cửa hàng, các

siêu thị, tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong tổng phương tiện thanh tốn ở Việt Nam cịn tới 14% trong khi đó ở các nước trên thế giới vào khoảng từ 5-7%. Như vậy, so với các nước đây là một con số khá cao.

(Nguồn http://www.tin247.com/phai_thu_phi_atm_sau_hon_10_nam_dung_chua-

Phần lớn các doanh Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ phát

triển và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên thị trường trong và ngồi nước cịn rất yếu.

Mơi trường kinh tế cũng chưa thật sự minh bạch. Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật ở Việt Nam chưa thật sự đồng bộ và hồn chỉnh, cịn nhiều

chồng chéo và mâu thuẫn với nhau...gây ra khá nhiều khó khăn cho hoạt

động của NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bình dương đến năm 2016 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)