2.3 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC
2.3.2 Các yếu tố của môi trường vi mô
2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Từ năm 2001 đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam phát triển nhanh như vũ
bão, rất nhiều NH và các TCTD ra đời. Xét riêng ở tỉnh Bình Dương, cả tỉnh gồm
có 30 chi nhánh cấp 1 của các NH, chưa tính đến các chi nhánh cấp 2, cấp 3 và các phòng giao dịch trực thuộc của các chi nhánh. Mức độ cạnh tranh giữa các NHTM hoạt động trên tỉnh Bình Dương diễn ra rất mạnh mẽ. Hiện tại, đối thủ cạnh tranh
chính của NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương là BIDV chi nhánh tỉnh Bình Dương, Vietinbank chi nhánh tỉnh Bình Dương, VCB chi nhánh tỉnh Bình Dương.
Đây là ba NH ra đời từ rất sớm (từ năm 1988), BIDV chi nhánh tỉnh Bình Dương
trực thuộc BIDV Việt Nam, Vietinbank chi nhánh tỉnh Bình Dương trực thuộc Vietinbank Việt Nam, VCB chi nhánh tỉnh Bình Dương trực thuộc VCB Việt Nam.
Bảng 2.10: So sánh thị phần huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương với các đối thủ cạnh tranh.
Đơn vị tính % Thị phần huy động vốn Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 BIDV Bình Dương 16 15 16 VCB Bình Dương 12 11 10 Agribank Bình Dương 23 20 23 Vietinbank Bình Dương 6 8 8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và giai đoạn 5 năm 2006-2010 của BIDV chi nhánh tỉnh Bình Dương).
Qua bảng này, ta thấy rằng thị phần huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh, đây là một lợi thế rất lớn của chi nhánh. Chi nhánh cần phải có những giải pháp để giữ gìn và phát huy thế mạnh này.
Bảng 2.11: So sánh thị phần tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương với các đối thủ cạnh tranh.
Đơn vị tính % Thị phần tín dụng Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 năm 2010 BIDV Bình Dương 13 12 12 VCB Bình Dương 19 22 23 Agribank Bình Dương 20 22 22 Vietinbank Bình Dương 7 7 7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và giai đoạn 5 năm 2006-2010 của BIDV chi nhánh tỉnh Bình Dương).
Qua bảng 2.11 và bảng 2.12 thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng của NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Theo đánh giá của các chuyên gia, thị phần tín dụng của NHNo& PTNT chi nhánh
phần xấp xỉ nhau và có thị phần cao nhất so với các NH hoạt động trên địa bàn. Qua bảng 2.11, cũng cho thấy thị phần tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh tỉnh Bình Dương đang có chiều hướng tăng và tăng cao hơn thị phần của NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương.
Bảng 2.12: So sánh tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương so với các đối thủ cạnh tranh
Đơn vị tính: tỷ đồng Tổng nguồn vốn huy động Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 BIDV Bình Dương 3814 2872 5888 VCB Bình Dương 2861 3634 3680 Agribank Bình Dương 5483 6606 8464 Vietinbank Bình Dương 1431 2643 2944
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và giai đoạn 5 năm 2006-2010 của BIDV chi nhánh tỉnh Bình Dương).
Qua bảng 2.12 này ta thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương lớn nhất so với các đối thủ cạnh tranh, sở dĩ có được
nguồn vốn huy động này là nhờ nguồn vốn huy động trong dân cư.
Bảng 2.13: So sánh tổng dư nợ của NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Bình
Dương so với các đối thủ cạnh tranh
Đơn vị tính: tỷ đồng Tổng dư nợ Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 BIDV Bình Dương 4.184 3.795 3.724 VCB Bình Dương 6.115 6.958 7.138 Agribank Bình Dương 6.437 6.642 6.828 Vietinbank Bình Dương 2.253 2.214 2.172
Qua bảng này ta thấy rằng, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh tỉnh Bình Dương rất mạnh, kế đó là NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương. NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương phải chú ý đến vấn đề này để có những giải pháp đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình.
Bảng 2.14: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương với các đối thủ cạnh tranh.
Agribank Bình Dương BIDV Bình Dương Vietinbank Bình Dương VCB Bình Dương Các yếu tố Mức độ quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Năng lực tài chính 0.08 4 0.32 3 0.24 3 0.24 4 0.32 Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 4 0.28 Uy tín thương hiệu 0.08 4 0.32 4 0.32 3 0.24 4 0.32 Mạng lưới hoạt động 0.07 4 0.28 3 0.21 3 0.21 3 0.21 Khả năng cạnh tranh về giá 0.06 3 0.18 3 0.18 3 0.18 4 0.24 Phân khúc thị trường 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 3 0.21 Lòng trung thành của khách hàng 0.08 4 0.32 3 0.24 3 0.24 4 0.32 Thị phần 0.07 4 0.28 3 0.21 3 0.21 3 0.21 Chất lượng nguồn nhân lực 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 4 0.28 Hoạt động marketing 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 3 0.21
Sự linh hoạt của tổ
chức 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 3 0.21
Khả năng điều hành quản lý của
Ban lãnh đạo 0.08 3 0.24 3 0.24 3 0.24 3 0.24
Công nghệ hiện đại 0.06 4 0.24 3 0.18 3 0.18 4 0.24
Cơ sở vật chất tiện
nghi thoải mái 0.07 4 0.28 4 0.28 3 0.21 4 0.28
Tổng 1 3.51 3.15 3.00 3.57
(Nguồn: Đánh giá của các chuyên gia làm việc tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương, BIDV chi nhánh tỉnh Bình Dương và của tác giả).
nhánh tỉnh Bình Dương xếp hạng thứ 2 trong bảng xếp hạng so với các đối thủ cạnh tranh, chi nhánh có rất nhiều điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh như là: uy tín
thương hiệu, năng lực tài chính mạnh, mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên địa bàn tỉnh, lòng trung thành của khách hàng, thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng khá lớn, nguồn nhân lực có kinh nghiệm lâu năm, khả năng quản lý và điều hành
của Ban lãnh đạo ....Bên cạnh đó, cũng có những điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh như: hoạt động marketing còn yếu, khả năng cạnh tranh về giá trong hoạt động huy
động vốn còn yếu, sản phẩm dịch vụ chưa được đa dạng...Qua ma trận này, chi
nhánh cũng cần lưu ý đến hai đối thủ là BIDV chi nhánh tỉnh Bình Dương và
Vietinbank chi nhánh tỉnh Bình Dương, theo các chuyên gia đây là hai NH đang có những bước phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh.
2.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Xét về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình
Dương thì rất nhiều. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay có khá nhiều chi nhánh và phịng giao dịch của các NH cổ phần với qui mô nhỏ. Ví dụ như: Sacombank chi nhánh Bình Dương, Maritimebank chi nhánh Bình Dương, HDbank chi nhánh Bình Dương, Habubank chi nhánh Bình Dương… Các NH mẹ của các chi nhánh này hiện nay có qui mơ cịn khá nhỏ so NHNo & PTNT Việt Nam, và các chi nhánh này cũng còn khá nhỏ so với NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương. Các NH này theo xu thế ngày càng phát triển, có chính sách chăm sóc khách hàng khá tốt. Do vậy, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương cần phải có những giải pháp phòng ngừa các đối thủ này, cũng như các NH khác sẽ tiếp tục mở chi nhánh ở Bình Dương.
2.3.2.3 Nhà cung cấp
NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương là chi nhánh cấp 1 của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những NHTM quốc doanh
NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương hoạt động theo các chỉ tiêu, chiến lược mà NHNo & PTNT Việt Nam đưa ra. Khi NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương thiếu hoặc thừa vốn cho vay sẽ được hỗ trợ từ NHNo & PTNT Việt Nam.
Cụ thể như: Khi NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương thiếu vốn cho vay thì NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương sẽ được hỗ trợ từ NHNo & PTNT Việt Nam bằng cách vay của NH mẹ với lãi suất thấp, và khi NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương thừa vốn cho vay thì NHNo & PTNT Việt Nam sẽ vay lượng vốn dư thừa này để phân phối cho các chi nhánh khác đang thiếu vốn.
2.3.2.4 Khách hàng
Dân số Bình Dương ngày càng tăng lên, theo thống kê dân số Bình Dương hiện nay là 1.497.000 người (theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê năm 2009), chưa tính đến số lượng công nhân lao động đến và làm việc ở các khu cơng nghiệp, trình độ văn hố của người dân khơng ngừng tăng lên. Do đó, đối tượng khách hàng này rất nhạy bén với chất lượng dịch vụ của các NH, vấn đề giữ chân khách hàng và làm cho khách hàng trung thành với NH là một điều rất quan trọng dẫn đến sự thành công của NH.
Bình Dương hiện là một trong những tỉnh có nền cơng nghiệp phát triển nhất nhì của cả nước, có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động với nhiều loại hình dịch vụ rất khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp điều có nhu cầu sử dụng dịch vụ NH. Hiện nay, các NH trên địa bàn đều nhắm đến các khách hàng là các doanh nghiệp đã và đang và sẽ hoạt động trên tỉnh Bình Dương.
Riêng với NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương khách hàng mục tiêu quan trọng gồm cả hai đối tượng trên. NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương phải có những giải pháp phù hợp hết sức linh hoạt và mềm dẻo với từng loại khách hàng để cho số lượng khách hàng của chi nhánh ngày càng tăng lên, và khách hàng cũng không mặc cả, chèn ép NH.
2.3.2.5 Sản phẩm, dịch vụ thay thế
Từ cuối năm 2007 đến nay, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những
bước tăng trưởng đáng kể, hai sàn giao dịch chứng khốn là sàn Thành Phố Hồ Chí Minh và sàn Hà Nội, đây là kênh huy động vốn khá hiệu quả của các tổ chức.
Xét riêng trên địa bàn Bình Dương hiện nay có các cơng ty chứng khốn như: Cơng ty Chứng khốn Đại Việt, Cơng ty Chứng khốn Rồng Việt, Cơng ty Cổ phần chứng khốn Đệ Nhất, mạng lưới bưu điện (dịch vụ tiết kiệm bưu điện, chuyển tiền qua bưu điện)…Do đó mà trên địa bàn ngoài các dịch vụ của các NH cịn có dịch vụ của các tổ chức khác tương tự như NH. Ví dụ như: nhà đầu tư có thể huy động vốn qua thị trường chứng khốn thay vì phải đi vay của NH, người dân có thể gửi tiết
kiệm ở bưu điện thay vì gửi tiết kiệm ở NH… Vì thế mức độ cạnh tranh của các NH sẽ càng gay gắt hơn.
2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Bảng 2.15: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Bảng 2.15: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
STT Các yếu tố bên ngoài chủ yếu
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Sự ổn định về kinh tế-chính trị-xã hội 0.09 4 0.36 2 Số lượng doanh nghiệp hoạt động ở Bình
Dương khá lớn 0.08 3 0.24
3 Thị trường tiềm năng lớn 0.09 3 0.27
4 Số hộ nơng dân có thu nhập cao rất lớn 0.07 2 0.14 5 Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn
thiện 0.08 3 0.24
6 Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới và khu
vực 0.08 4 0.32
7 Sự phát triển của các ngành phụ trợ 0.07 2 0.14 8 Mức độ cạnh tranh trong ngành NH ngày càng
gia tăng 0.08 3 0.24
9 Cạnh tranh giữa ngành NH và các định chế tài
chính khác 0.06 2 0.12
10 Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao 0.08 3 0.24 11 Thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế 0.06 2 0.12 12 Sự ảnh hưởng ngày càng mạnh của thị trường
tài chính tiền tệ thế giới 0.08 2 0.16
13 Sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật và
công nghệ 0.08 3 0.24
Tổng cộng: 1 2.83
(Nguồn: Dựa trên kết quả đánh giá của những chuyên gia làm việc tại NHNo &PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương và BIDV chi nhánh tỉnh Bình Dương).
Với tổng số điểm là 2.83 cho thấy phản ứng của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương ở mức tương đối khá trong việc nắm bắt những cơ hội và khắc phục
những nguy cơ từ các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi để nâng cao khả năng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.
Tác giả đã trình bày lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương trong
các năm 2008, 2009, 2010. Phân tích những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương. Qua bảng ma trận các yếu tố bên trong cho thấy các yếu tố: thương có uy tín, năng lực tài chính, mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch rộng khắp trong toàn tỉnh, chất lượng sản phẩm dịch vụ, khả năng quản lý và tầm nhìn của Ban lãnh đạo… là những điểm rất mạnh của chi nhánh tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh và các yếu tố như: chính sách phát triển nguồn nhân lực, hệ thống thông tin nội bộ, hoạt
động nghiên cứu phát triển, cơng tác đào tạo huấn luyện…là những điểm cịn yếu
của chi nhánh.
Qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, cho thấy các yếu tố: Sự ổn định về kinh tế-chính trị-xã hội, thị trường tiềm năng lớn, số lượng doanh nghiệp hoạt động
ở Bình Dương khá lớn, số hộ nơng dân có thu nhập cao rất lớn, mức độ cạnh tranh
trong ngành NH ngày càng tăng…là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương.
Tác giả và các chuyên gia cũng đã xây dựng được ma trận hình ảnh cạnh
tranh của chi nhánh, xác định được vị trí của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương trong bảng xếp hạng so với các đối thủ cạnh tranh, xác định được mặt mạnh như là: uy tín thương hiệu, năng lực tài chính, mạng lưới hoạt động rộng, lòng trung thành của khách hàng, thị phần lớn …là những lợi thế của chi nhánh so với những
đối thủ cạnh tranh và chính những yếu tố này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của chi nhánh, và mặt yếu của chi nhánh so với đối thủ cạnh tranh như là: sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, khả năng cạnh tranh về giá trong hoạt động tín dụng
cịn yếu, hoạt động marketing còn yếu, hệ thống thông tin nội bộ còn yếu…chi
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2016.
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2016. NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2016.
Góp phần thực hiện mục tiêu và định hướng phát triển của NHNo & PTNT
Việt Nam. Phấn đấu trở thành một trong những chi nhánh cấp 1 mang lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho NHNo & PTNT Việt Nam. Những mục tiêu đó là:
Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần, giữ vững uy tín và thương hiệu của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương.
Mở rộng mạng lưới hoạt động ở 28 khu công nghiệp của tỉnh, mỗi khu công nghiệp phải có một phịng giao dịch hoặc một chi nhánh cấp 2 trực thuộc. Tổng nguồn vốn huy động của năm sau cao hơn năm trước từ 20 đến 25%. Tổng dư nợ của năm sau tăng từ 15-20% so với năm trước và đảm bảo tăng trưởng theo đúng cơ chế, kế hoạch quy định.