Vai trị của Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển tổng công ty thuốc lá việt nam (vinataba) đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

Từ khi thành lập cho đến nay, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2012, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc tự hoàn thiện, đổi mới, xây dựng và phát triển thành một Tổng công ty luôn giữ vị trí hàng đầu và đóng vai trị chủ đạo trong ngành thuốc lá Việt Nam. Điều này được thể hiện qua những điểm sau:

- Bảo tồn và phát triển có hiệu quả vốn Nhà nước giao: Trong hơn 5 năm

chuyển đổi mơ hình hoạt động Cơng ty mẹ - công ty con (2006 – 2010) và hơn hai năm chuyển sang hoạt động theo mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên (2010 – 2012), Tổng công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước giao, cụ thể: Vốn chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty đã tăng thêm 3.712,9 tỷ đồng (từ 1.849,7 tỷ đồng - năm 2006, tăng lên 5.562,6 tỷ đồng – năm 2012), tương ứng tăng 300,7%.

(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2011 [18]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam )

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao: các chỉ tiêu tài chính như: doanh thu,

lợi nhuận, nộp ngân sách của tồn Tổ hợp Tổng cơng ty đạt kết quả khá cao và đều tăng trưởng qua các năm. Giai đoạn 2006 - 2012: doanh thu tăng trưởng bình quân

14,66%/năm; lợi nhuận tăng trưởng bình quân 8,06%; nộp ngân sách tăng trưởng bình quân 19%/năm.

(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2011 [18]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam )

- Làm tốt trong vai trò nòng cốt trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ngành thuốc lá Việt Nam:

+ Là Tổng công ty duy nhất trong ngành thuốc lá đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị sản xuất thuốc lá từ khâu trồng, chế biến nguyên liệu, sản xuất phụ liệu, đến khâu sản xuất và phân phối thuốc lá điếu; kinh doanh xuất - nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thuốc lá.

+ Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quá trình tổ chức và sắp xếp lại ngành thuốc lá: Tổng công ty là đầu mối chủ yếu tiếp nhận và đưa 9 đơn vị sản xuất thuốc lá địa phương đi vào hoạt động ổn định và phát triển.

+ Là đơn vị nòng cốt trong Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam tham gia xây dựng các cơ chế chính sách ngành thuốc lá, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành Nhà nước trong mục tiêu chống thuốc lá nhập lậu với kinh phí đóng góp hàng năm lên tới hàng chục tỷ đồng và các nguồn lực hỗ trợ khác.

+ Là đầu mối hợp tác Quốc tế của ngành thuốc lá Việt Nam thông qua các công ty liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế một cách có hiệu quả.

- Với năng lực cốt lõi và ưu thế ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu thuốc lá, Tổng công ty luôn đi đầu trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước về Nơng nghiệp – Nông dân – Nông thơn, các chương trình, mục tiêu quốc gia như:

+ Tổng công ty đã kết hợp nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với cơng tác xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương: thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, Tổng cơng ty đã triển khai chương trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh, phát triển bền vững” đối với 2 huyện: Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng và Bắc Ái - tỉnh Ninh Thuận.

+ Đào tạo nghề cho nông dân: thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã được Tổng cục dạy nghề -

Bộ Lao động Thương binh Xã hội lựa chọn là đơn vị thực hiện thí điểm mơ hình đào tạo nghề cho nông dân trồng cây thuốc lá giai đoạn từ 2008 – 2010 và tiếp tục thực hiện cho giai đoạn từ 2011 – 2015.

Qua hơn 4 năm tổ chức mơ hình thí điểm, Tổng cơng ty đã tổ chức được 96 lớp với số lượng học viên được đào tạo nghề là 2.880 lao động, trong đó: các đối tượng là đồng bào dân tộc chiếm gần 60%, 10% là các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách và 30% là lao động nơng thơn có nhu cầu học nghề.

+ Phát triển kinh tế gắn với An ninh quốc phòng: vùng trồng cây thuốc lá đã được hình thành ở vùng sâu, vùng xa gần biên giới. Sự phát triển bền vững có hiệu quả vùng nguyên liệu thuốc lá góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân vùng biên giới… Bên cạnh đó, từ năm 2010 các đơn vị thành viên trong lĩnh vực nguyên liệu của Tổng công ty đã bước đầu phối hợp với Cục Kinh tế quốc phòng, Cục Kế hoạch đầu tư - Bộ Quốc phịng, Binh đồn 15, 16 để hợp tác nghiên cứu trồng cây thuốc lá ở các khu vự biên giới nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển tổng công ty thuốc lá việt nam (vinataba) đến năm 2020 (Trang 34 - 36)