Các sản phẩm đa ngành của Tổng công ty giai đoạn 2006– 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển tổng công ty thuốc lá việt nam (vinataba) đến năm 2020 (Trang 60)

Sản phẩm tổ chức phân

phối tiêu thụ nội địa ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tăng trưởng

bình quân

(%)

- Thuốc điếu Vinataba Tr.bao 336 423 450 508 391 302 196 91,41

- Vinawa 1000 Lít 1.375 3.032 4.103 2.774 1.392 3.157 3.560 117,18

- Rượu vang Romantic 1000 Lít 45 53 48 24 32 25 12 80,23

(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2011

[18]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)

Quy mô hệ thống phân phối sản phẩm của Tổng công ty:

- Do đặc thù của việc phân phối tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá và công nghệ thực phẩm của Tổng công ty hầu như được phân phối chung trong một kênh trên thị trường Việt Nam. Đến nay, đã hình thành hệ thống phân phối sản phẩm mang thương hiệu của Tổng công ty (thương hiệu Vinataba) trên cơ sở hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá Vinataba cho các sản phẩm thuốc lá chung của Tổng công ty (Vinataba, Select Vinataba, Amore, Gold Seal…) và các sản phẩm công nghệ phẩm khác như: nước tinh khiết Vina a, rượu vang Romatic…

- Số lượng các nhà phân phối của hệ thống phân phối tính đến năm 2012 có 123 nhà phân phối trên 27 thị trường.

Đánh giá thực trạng hệ thống phân phối của TCT:

Điểm mạnh:

- Việc xây dựng được Thương hiệu quốc gia Vinataba năm 2010 đã chứng tỏ sự đúng đắn trong việc tập trung quản lý phân phối tiêu thụ sản phẩm trong hệ thống phân phối chung của TCT.

- Hệ thống khách hàng phân phối sản phẩm đều có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh thuốc lá.

- Trên nền tảng của hệ thống phân phối Vinataba, TCT đã triển khai phân phối các sản phẩm mới phát triển khác mang thương hiệu của TCT, bước đầu đã có

những kết quả khả quan như Select Vinataba, Amore.

- Tận dụng lợi thế của kênh phân phối thuốc lá chính là hệ thống kênh phân phối bán buôn đặc biệt tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận để tiêu thụ các sản phẩm công nghệ phẩm khác của TCT như nước tinh khiết Vina a, rượu vang…

Tồn tại, điểm yếu:

- Tổ chức hệ thống Phân phối còn nhiều bất cập: quá cồng kềnh, nhiều Nhà phân phối có quy mơ kinh doanh nhỏ.

- Cạnh tranh nội bộ, nhiều xung đột lợi ích với các kênh phân phối thuốc lá khác của các công ty thuốc lá thành viên.

c. Dịch vụ vận chuyển thuốc lá (nguyên phụ liệu và thuốc lá bao) Bảng 2.18. Kinh doanh vận chuyển của Tổng công ty giai đoạn 2006 - 2012

Dịch vụ vận chuyển ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng bình quân (%)

- Thuốc lá bao Tr. bao 643 628 630 745 627 554 245 85,15

- Cây đầu lọc Tr. cây 1.582 1.804 1.833 2.382 2.744 2.782 3.219 112,57

- Nguyên phụ liệu Tấn 3.448 4.795 4.711 5.404 4.309 3.665 2.713 96,08

(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2011 [18]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)

Dịch vụ vận chuyển đã được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển giữa các công ty con thành viên trong tổ hợp do đặc thù phân bố các cơ sở sản xuất và thị trường tiêu thụ của các công ty thành viên trên cả nước.

Tuy nhiên, dịch vụ vận chuyển chủ yếu tập trung vào vận chuyển thuốc lá bao cho Công ty Thuốc lá Sài Gịn và phụ liệu thuốc lá của Cơng ty CP Cát Lợi từ Phía Nam ra Phía Bắc, vẫn chưa khai thác hết nhu cầu vận chuyển trong thị trường nội bộ tổ hợp TCT do hạn chế về phương tiện và nhân lực.

2.2.5. Ma trận đánh giá nội bộ (IFE)

Từ những thực trạng như đã phân tích ở phần trên kết hợp với kết quả khảo sát từ các ý kiến chuyên gia, ta có thể đánh giá nguồn lực nội tại của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc lá thông qua những chỉ tiêu trong ma trận đánh giá nội bộ (IFE).

Bảng 2.19. Ma trận đánh giá nội bộ (IFE)

STT Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng I Quản lý, điều hành 1 Năng lực quản trị 0,07 3 0,21 2 Trình độ của CBCNV 0,05 3 0,15 3 Áp dụng CNTT trong quản lý 0,03 2 0,06 4 Cơ cấu tổ chức 0,05 3 0,15

5 Văn hóa doanh nghiệp 0,04 3 0,12

6 Kiểm soát nội bộ 0,05 3 0,15

II Nghiên cứu thị trường

1 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 0,07 2 0,14

2 Hoạt động Marketing 0,05 2 0,1

3 Cơ cấu sản phẩm 0,05 3 0,15

4 Uy tín thương hiệu 0,05 4 0,2

5 Hệ thống chi nhánh phân phối 0,05 4 0,2

III Tài chính

1 Nguồn vốn 0,07 3 0,21

2 Khả năng huy động, luân chuyển vốn 0,05 3 0,15

3 Vốn đầu tư ra nước ngoài 0,05 2 0,1

4 Hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực thuốc điếu 0,05 3 0,15

5 Hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm 0,05 2 0,1

IV Sản xuất

1 Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại 0,07 3 0,21

2 Trình độ tay nghề cơng nhân sản xuất, vận hành

máy móc 0,05 4 0,2

3 Sự tương thích trong các khâu của quá trình sản

xuất thuốc điếu 0,05 2 0,1

TỔNG SỐ 1,00 2,85

(Nguồn: Phụ lục 2 - Kết quả khảo sát từ ý kiến của các chuyên gia)

Nhận xét về ma trận IFE của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam:

Sức mạnh nội bộ của Tổng công ty theo đánh giá thông qua ma trận IFE đạt tổng điểm là 2,85 phản ánh ở mức độ trung bình. Bên cạnh một số yếu tố nổi bật như: Năng lực quản trị; Uy tín thương hiệu; Mạng lưới chi nhánh phân bổ; Trình độ tay nghề công nhân sản xuất, vận hành máy móc… cịn tồn tại một số yếu tố yếu kém như: Tồn tại quá nhiều sản phẩm cạnh tranh nội bộ, trùng lặp về kênh phân phối; Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; Sự tương thích trong các khâu của quá trình sản xuất thuốc điếu. Những yếu tố còn lại là khá tốt nhưng muốn tăng sức mạnh nội bộ của Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam thì cần phải có những giải pháp

2.3. CÁC YẾU TỐ CỦA MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THUỐC LÁ CỦA TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM

2.3.1. Môi trường vĩ mô

2.3.1.1 Ảnh hưởng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với thương mại và đầu tư của ngành thuốc lá Việt Nam

1. Tình hình:

Áp lực của việc mở cửa thị trường thuốc lá và dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan:

Cho tới thời điểm này, với các cam kết quốc tế và khu vực hiện tại, ngành thuốc lá Việt Nam vẫn còn được bảo vệ bằng nhiều rào cản về thuế quan cũng như các biện pháp phi thuế quan. Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế quốc tế, các yêu cầu tự do hóa của các cơ chế thương mại quốc tế và chính nhu cầu của nội tại ngành thuốc lá Việt Nam trong quá trình hội nhập và vươn ra thị trường bên ngoài sẽ đặt ra yêu cầu dần dần phải dỡ bỏ các rào cản này.

Từ viễn cảnh đó, cần phải nhìn nhận những thách thức của sự cạnh tranh quốc tế mà ngành thuốc lá Việt Nam sẽ phải đối đầu:

- Đối mặt với khả năng phải cạnh tranh với thuốc lá lá cấp thấp và trung bình nhập khẩu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực do tiến trình giảm thuế của AFTA và ACFTA mà Việt Nam tham gia nếu đưa các mặt hàng thuốc lá ra danh mục GEL (Danh mục Loại trừ Hoàn toàn) sẽ tạo ra các phản ứng dây chuyền về tự do hóa mặt hàng thuốc lá trong các đàm phán khu vực mậu dịch tự do ASEAN thuộc chương trình AFTA/CEPT.

- Tình trạng thuốc lá giả, thuốc nhái, thuốc lá nhập lậu khó kiểm sốt từ các các quốc gia lân cận tràn vào Việt Nam khi mở cửa thị trường thuốc điếu.

- Chất lượng nguyên liệu sản xuất trong nước còn ở mức thấp, dễ thay thế nên nếu mở cửa thị trường nguyên liệu và giảm thuế quan, nguyên liệu thuốc lá trong nước sẽ được đặt trong sự cạnh tranh gay gắt tạo ra nguy cơ ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu trong nước.

Áp lực của việc gia tăng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuốc lá:

Trong chiến lược hướng về châu Á của các công ty thuốc lá đa quốc gia, cùng với việc mở cửa lĩnh vực đầu tư thuốc lá điếu, các tập đoàn thuốc lá nước ngoài sẽ tiếp cận ngày càng sâu hơn vào thị trường thuốc lá, thông qua các thương hiệu của họ đã và đang sản xuất tại Việt Nam, nhằm khai thác tiềm năng của thị trường trong

nước đối với phân khúc thuốc lá trung, cao cấp. Sự phát triển này tạo ra các nguy cơ:

- Với tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm thâm nhập thị trường, với hệ thống sản phẩm mẫu mã đẹp, đa dạng, đa chủng loại, đa tầm giá và có chất lượng cao, các tập đoàn thuốc lá nước ngoài là đối thủ cạnh tranh ưu thế đối với ngành thuốc lá Việt Nam còn nhiều điểm yếu khi mở cửa thị trường.

- Tại Việt Nam có nhiều sản phẩm được sản xuất dưới dạng liên doanh sản xuất và nhượng quyền sở hữu cơng nghiệp nước ngồi đang phát triển mạnh trên thị trường (Craven A, White Horse, Bastos, 555, Marlboro, Mild Seven...). Điểm yếu

của các hình thức này là chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hóa có tồn quyền chấm dứt hợp đồng, chuyển giao các nhãn hiệu đó từ nhà máy này sang nhà máy khác hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác để tận dụng triệt để các lợi thế so sánh nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Các doanh nghiệp thuốc lá Việt Nam cần tranh thủ việc hợp tác kinh doanh với các tập đoàn nước ngoài để sản xuất thuốc lá điếu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; học tập công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tài chính của các tập đồn thuốc lá quốc tế.

2. Một số nguyên tắc chung xây dựng lộ trình mở cửa thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ngành thuốc lá

Các cam kết về thuế nhập khẩu kết hợp với các nội dung cam kết khác được xây dựng dựa trên chiến lược hội nhập tổng thể, đảm bảo theo hướng lấy các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế làm định hướng cho bảo hộ để xác định các lĩnh vực, ngành hàng cần bảo vệ trong đàm phán khi hội nhập.

Các định hướng bảo hộ thể hiện trong các cam kết ràng buộc thuế nhập khẩu là có thời hạn. Bảo hộ chỉ tồn tại cho đến khi hội nhập hoàn toàn: khi các khu vực mậu dịch tự do chính thức vận hành.

Các cam kết hiện hành:

- Cam kết với AFTA/CEPT (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN):Trong đó, thuốc lá điếu và thuốc lá lá được đưa vào danh mục Loại trừ Hoàn Tồn (GEL): khơng giảm thuế và không loại bỏ hàng rào phi thuế khi Việt Nam tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.

- Cam kết với ACFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc): Thuốc lá thành phẩm và nguyên liệu được đưa vào danh mục Nhạy Cảm Cao (HSL). Mức thuế cuối cùng của thuốc lá điếu/xì gà sẽ cịn 50% vào 2018. Thuốc lá nguyên liệu

áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 30%, mức thuế ngoài hạn ngạch vẫn đang còn tiếp tục được các bên đàm phán.

- Trong Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: ngoại lệ về đối xử quốc gia đối với việc đánh các mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau đối với thuốc lá điếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu nội địa chỉ có thể duy trì trong vịng ba năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (đến năm 2004).

- Các cam kết của Việt Nam với WTO:

+ Đối với thuốc lá điếu/xì gà: Cho phép nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO. Mức thuế gia nhập của thuốc điếu là 150% - mức thuế cuối cùng là 135% với lộ trình giảm thuế 3 năm. Đối với xì gà: mức thuế gia nhập là 150% - mức cuối cùng là 100% với lộ trình 5 năm. Áp dụng cơ chế thương mại nhà nước đối với nhập khẩu thuốc lá điếu/xì gà. Hiện nay Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) vẫn là đơn vị được chỉ định làm doanh nghiệp thương mại nhà nước nhập khẩu thuốc lá thành phẩm tại Việt Nam.

+ Đối với thuốc lá nguyên liệu: duy trì biện pháp hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 30%, mức thuế ngoài hạn ngạch thời điểm gia nhập là 100%, mức cuối cùng là 80-90% lộ trình 5 năm.

Chính sách hiện hành của Việt Nam:

- Theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 2/01/2006 Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngồi, thuốc lá điếu khơng cịn nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

- Thông tư số 01/2011/TT-BCT ngày 28 /01/2011 tiếp tục chỉ định Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam làm doanh nghiệp thương mại Nhà nước duy nhất nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà nước ngồi trong thời hạn 03 năm kể từ khi Thơng tư có hiệu lực.

- Cũng theo quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2006/BTM-TT ngày 06/4/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định 12/CP, thuốc lá nguyên liệu là mặt hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch thuế quan do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cấp phép.

Các mặt hàng chuyên ngành thuốc lá khác như: thuốc lá sợi, giấy cuốn điếu thuốc lá và máy móc thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá là mặt hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định

119/2007/NĐ-CP ngày 22/10/2007 của Chính phủ, các mặt hàng này hiện nay đang được quản lý rất chặt chẽ.

- Theo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi thuế suất thuế TTĐB tăng lên là 65% từ năm 2008 và Quyết định số 1315/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện công ước khung thì Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá phải tiếp tục điều chỉnh tăng lên.

- Luật phòng chống tác hại thuốc lá đã được Quốc hội khóa XIII thơng, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 theo đó Quỹ phịng chống tác hại thuốc là được hình thành từ khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình: 1,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2013; 1,5% từ ngày 01 tháng 5 năm 2016; 2,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2019.

Chính sách đàm phán hội nhập:

- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA/CEPT): Các nước ASEAN đang kiến nghị Việt Nam phải rà soát lại Danh mục GEL và đưa ra khỏi GEL những mặt hàng khơng phù hợp trong đó có các mặt hàng thuốc lá.

- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng: đàm phán các khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng sẽ được xây dựng trên cơ sở cam kết trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA/CEPT) để tạo tính thống nhất và cơ sở lý luận trong đàm phán.

Lĩnh vực thương mại hàng hóa đối với các mặt hàng khác:

- Đối với hai mặt hàng nữa trong diện quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và giấy vấn điếu, thì trong các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết, ta đều khơng cam kết duy trì các biện pháp bảo hộ bằng biện pháp phi thuế.

- Trong AFTA/CEPT, mặt hàng giấy vấn điếu được đưa vào Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL), MMTB chuyên ngành thuốc lá nằm trong danh mục cắt giảm ngay (IL). Theo chương trình CEPT, thuế suất thuế nhập khẩu đối với giấy vấn điếu phù hợp với quy tắc xuất xứ từ ASEAN là 5%, MMTB thuốc lá là 0%.

- Trong cam kết với ACFTA, thuế nhập khẩu giấy cuốn điếu bắt đầu cắt giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển tổng công ty thuốc lá việt nam (vinataba) đến năm 2020 (Trang 60)