Sản xuất nguyên liệu thuốc lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển tổng công ty thuốc lá việt nam (vinataba) đến năm 2020 (Trang 46 - 49)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THUỐC LÁ CỦA

2.2.4.1. Sản xuất nguyên liệu thuốc lá

Sản xuất nguyên liệu thuốc lá bao gồm đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá là khâu quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được trong ngành sản xuất thuốc lá. Nguyên liệu thuốc lá đầu vào chiếm tỷ trọng khoảng 60% giá thành sản phẩm. Vì vậy, sản xuất ngun liệu thuốc lá khơng những để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thuốc lá điếu mà còn quyết định chất lượng, giá thành và tính cạnh tranh sản phẩm thuốc lá, đảm bảo tính chủ động trong hoạt động sản xuất thuốc lá điếu;

Ngoài ra, ngành nghề sản xuất ngun liệu thuốc lá cịn có hiệu quả kinh tế xã hội quan trọng - góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm ngh o, thay đổi bộ mặt nơng thơn đồng thời góp phần thực hiện chính sách định canh định cư của đồng bào các dân tộc các tỉnh miền núi;

Tuy nhiên, trong quản lý nhà nước lĩnh vực đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu còn nhiều bất cập: sự thiếu quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu sản phẩm ổn định; còn khẽ hở trong cấp phép, quản lý; thiếu các chính sách và cơ chế giám sát, kiểm tra, chế tài xử phạt nhằm ổn định đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nội địa.

a. Sản phẩm - Quy mô sản xuất

Sản phẩm thuốc lá nguyên liệu của Tổng công ty bao gồm: thuốc lá vàng sấy, thuốc lá burley, thuốc lá nâu, cọng thuốc lá các loại;

Bảng 2.6. So sánh diện tích, sản lượng 2006 và 2012 Đơn vị

đầu tư

Năm 2006 Năm 2012

Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng

Ha % Tấn % Ha % Tấn %

1. TCT 18.205 63,99 23.452 53,07 11.543 54,96 19.228 46,00 2. Tổ chức khác,

dân tự trồng 10.245 36,01 20.741 46,93 9.458 45,04 22.568 54,00

Tổng cộng 28.450 100 44.193 100 21.001 100 41.796 100

(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giữ vai trò chủ yếu nòng cốt trong việc tổ chức đầu tư vùng nguyên liệu trong nước thông qua các đơn vị thành viên bao gồm: Cơng ty C Hịa Việt, Công ty C Ngân Sơn, Viện KTKT Thuốc lá và Công ty Thuốc lá Đà Nẵng tại các vùng trồng thuốc lá trong cả nước. Mặc dù diện tích đầu tư hàng năm của Tổng công ty luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng diện tích xã hội nhưng sản lượng nguyên liệu thuốc lá thực tế thu mua, thu hồi đầu tư cịn hạn chế

ngun liệu của Tổng cơng ty.

Bảng 2.7. So sánh năng lực chế biến nguyên liệu thuốc lá 2006 và 2012

Công ty nguyên liệu

2006 Năng lực (tấn SP/năm) Tỷ trọng (%) 2012 Năng lực (tấn SP/năm) Tỷ trọng (%) Các đơn vị trong TCT 43.000 100 60.000 73

Cơng ty CP Hịa Việt 24.000 - 24.000 -

Công ty CP Ngân Sơn 7.000 - 24.000 -

Công ty thuốc lá Đà Nẵng 12.000 - 12.000 -

Các đơn vị ngoài TCT 0 0 23.000 27

Tổng công ty Khánh Việt 0 - 23.000 -

Tổng 43.000 100 83.000 100

(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giữ vai trò chủ đạo về năng lực chế biến nguyên liệu thuốc lá. Đến cuối năm 2012, tổng năng lực chế biến nguyên liệu thuốc lá của Tổng công ty là 60.000 tấn/năm chiếm 73% năng lực chế biến nguyên liệu của cả nước(83.000 tấn/năm), với 03 dây chế biến nguyên liệu thuốc sản xuất phục vụ cho nội địa và xuất khẩu, phân bổ theo 03 khu vực: miền Bắc: Công ty cổ phần Ngân Sơn; miền Trung - Công ty Thuốc lá Đà Nẵng và miền Nam - Cơng ty cổ phần Hịa Việt.

b. Diện tích, sản lượng, thị trường:

Bảng 2.8. Diện tích, sản lượng thu mua và chế biến từ năm 2006 đến năm 2012

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích gieo trồng (ha) 18.205 13.448 10.662 12.524 14.588 12.532 11.543

Sản lượng thu mua(tấn) 23.452 14.075 13.373 18.563 22.168 16.439 19.228

Sản lượng chế biến(tấn) 44.689 33.283 25.909 33.582 53.637 33.340 39.560

(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2011

[18]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)

Trong giai đoạn này, một số doanh nghiệp tư nhân mượn hình thức đầu tư trồng nguyên liệu nhưng chủ yếu thực hiện mua thu gom sản lượng của các đơn vị đầu tư vùng trồng của Tổng cơng ty, do đó sản lượng thu mua sẽ nhiều hơn so với sản lượng thu hoạch tương ứng với diện tích đầu tư, dẫn đến cạnh tranh thu mua gay gắt dẫn đến sự bất ổn và góp phần thu hẹp diện tích vùng trồng nguyên liệu trong nước trong giai đoạn vừa qua.

Sản phẩm nguyên liệu của Tổng công ty từ thuốc lá vàng sấy, thuốc lá nâu và Burley chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất thuốc điếu nội địa và tham gia xuất khẩu, thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu và thay thế nguyên liệu nhập khẩu của Chính phủ trong giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa qua.

Bảng 2.9. Nguyên liệu xuất khẩu từ năm 2006 đến năm 2012

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

- Sản lượng (tấn) 1.056 4.996 5.897 3.899 8.865 3.459 4.542

+ Nguyên liệu thuốc lá 897 4.828 5.745 3.833 8.816 2.800 3.678

+ Sợi 159 168 152 66 49 659 864

- Kim ngạch (1.000 USD) 2.119 8.259 14.852 15.400 32.229 12.581 16.520

(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2011 [18]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)

Tổng công ty là đơn vị đầu mối và duy nhất trong cả nước thực hiện xuất khẩu thuốc lá nguyên liệu ra thị trường nước ngoài, chủng loại thuốc lá nguyên liệu xuất khẩu đa dạng, phong phú bao gồm thuốc lá Vàng sấy, Nâu, Burley, sợi pipe, kể cả sản phẩm phụ là cọng thuốc lá. Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra nhiều nước: Anh, Singapore, Malaysia, Thụy Điển, Áo, Đức, Anh, Hy Lạp, Úc, Bỉ, Iraq, một số khách hàng là các công ty hàng đầu thế giới như Alliance One, BAT...Trong tổng sản lượng nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hàng năm, thuốc lá nguyên liệu đã qua chế biến chiếm tỷ trọng trên 90%, chỉ có một phần nhỏ lượng cọng thuốc lá.

c. Vai trò nòng cốt trong việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu thuốc lá trong nước

Có thể đánh giá vai trị lớn nhất của Tổng công ty trong lĩnh vực kinh doanh trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá trong giai đoạn 2006-2012 là xây dựng và nỗ lực ổn định vùng trồng nguyên liệu trong nước trong điều kiện sản xuất nguyên liệu trên tồn thế giới có dấu hiệu suy giảm đặc biệt từ cuối năm 2007.

Các công ty nguyên liệu của Tổng Công ty đã tổ chức được hệ thống chi nhánh nguyên liệu trên tất cả các vùng trồng thuốc lá trong cả nước. Cụ thể: các công ty nguyên liệu của Tổng Công ty xây dựng 21 chi nhánh sản xuất tại 19 tỉnh trồng thuốc lá trên cả nước, mỗi chi nhánh quản lý 1 vùng trồng (diện tích vùng trồng thuốc lá có thể từ vài trăm đến hàng nghìn ha);

Thơng qua đầu tư trồng cây thuốc lá, Tổng công ty đã khơng chỉ hiện thực hóa chính sách “tam nơng” của Đảng và Nhà nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các vùng nguyên liệu thuốc lá – các vùng sâu, vùng xa – thực hiện trách nhiệm xã hội - mà còn đảm bảo đầu tư phát triển bền vững vùng nguyên liệu trong nước;

d. Trình độ kỹ thuật sản xuất nguyên liệu thuốc lá.

Tổng công ty là đơn vị đi đầu trong ngành trong việc nghiên cứu cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực trồng thuốc lá nguyên liệu của Tổng công ty trong việc áp dụng rộng rãi quy trình kỹ thuật canh tác và sơ chế nguyên liệu tiên

tiến, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu thuốc lá chất lượng cao; Việc nghiên cứu ứng dụng được thực hiện tập trung tại Viện KTKT Thuốc lá - đơn vị thành viên Tổng công ty và được triển khai thực hiện thông qua các công ty chuyên sản xuất thuốc lá nguyên liệu thành viên như: Công ty cổ phần Hịa Việt; Cơng ty cổ phần Ngân Sơn… trên các vùng nguyên liệu cả nước.

Bảng 2.10. Đánh giá chung về thực trạng trình độ cơng nghệ sx thuốc lá nguyên liệu

Chỉ tiêu Đơn vị TCT Thế giới ASEAN

Chủng loại nguyên liệu Loại NL 03 ≥ 05 ≥ 04

Năng suất bình quân Tấn/ha 1,5 - 1,8 2,5 2,0

Mức độ cơ giới hoá SX % 5 60 - 70 20 ÷ 30

Trình độ cơng nghệ SX ngun liệu chung % 40 100 60

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2006-2010 của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam [13])

So sánh trình độ cơng nghệ sản xuất thuốc lá nguyên liệu hiện tại của Tổng công ty so với thế giới và ASEAN, trình độ cơng nghệ chung của Tổng công ty ở mức thấp so với Thế giới và các nước ASEAN, do sản xuất thuốc lá nguyên liệu hiện nay chưa mang tính sản xuất hàng hoá cao, các vùng trồng chính chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, dân trí hạn chế, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khó khăn nên trình độ sản xuất nhỏ, manh mún... dẫn đến năng suất, chất lượng nguyên liệu còn bị động, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan.

e. Những tồn tại, hạn chế:

- Sức cạnh tranh của sản phẩm nguyên liệu nội địa còn yếu so với nguyên liệu cùng cấp loại của các nước xuất khẩu nguyên liệu trong khu vực và trên thế giới về chất lượng do không ổn định về chất lượng và sản lượng, giá thành sản xuất thường cao hơn;

- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị sản xuất thuốc lá ngun liệu khơng khuyến khích các đơn vị đầu tư;

- Chưa phát huy hết ưu thế sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực thuốc lá của tổ hợp. Thiếu sự gắn kết chặt chẽ với khối thuốc điếu – thị trường đầu ra nhằm ổn định phát triển vùng nguyên liệu;

- Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, thuốc lá nguyên liệu Việt Nam nói chung và của Tổng cơng ty nói riêng “ được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa” do thiếu các chế tài quản lý Nhà nước, thiếu chính sách nhằm tạo ra môi trường kinh doanh nguyên liệu lành mạnh, đảm bảo được hiệu quả đầu tư cho các cơng ty ngun liệu có tham gia đầu tư và của người nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển tổng công ty thuốc lá việt nam (vinataba) đến năm 2020 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)