Sản xuất thuốc lá điếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển tổng công ty thuốc lá việt nam (vinataba) đến năm 2020 (Trang 49 - 55)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THUỐC LÁ CỦA

2.2.4.2. Sản xuất thuốc lá điếu

tầm trung cao cấp không chỉ đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuốc lá trong nước, mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo với kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm, góp phần chống thuốc lá nhập lậu thơng qua các việc cung cấp sản phẩm thuốc lá cao cấp và các nhãn quốc tế hợp tác liên doanh với nước ngồi;

Tổng cơng ty giữ vị thế chủ đạo trong toàn ngành sản xuất thuốc lá điếu nội địa với ưu thế về thị phần và năng lực sản xuất, và vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước đặc biệt trong việc điều tiết các hoạt động sản xuất của ngành và duy trì trật tự của thị trường thuốc lá điếu;

Tuy nhiên, một số nguyên nhân khách quan, những tồn tại, bất cập chủ quan trong tổ chức hoạt động sản xuất thuốc lá điếu trong nội bộ Tổng công ty đã hạn chế tốc độ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, hạn chế khả năng cạnh tranh chung của tồn Tổng cơng ty trong lĩnh vực chủ đạo này.

a. Quy mô năng lực sản xuất:

Tổng cơng ty có 12/17 cơ sở sản xuất thuốc lá điếu được cấp phép trên phạm vị cả nước với tổng năng lực sản xuất thuốc lá điếu cho tiêu thụ nội địa là: 4.696 triệu bao/6.874 triệu bao của toàn ngành, chiếm tỷ trọng 68,32%. (Xem phụ lục 6)

b. Thị phần:

Bảng 2.11 Sản lượng thuốc lá từ 2006 đến năm 2012 (triệu bao)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nội địa Toàn ngành 3.458,77 3.366,21 3.434,72 3.768,06 3.897,85 4.049,40 4015,35 Tổng Công ty 1.685,00 1.865,00 1.741,00 1.937,00 1.909,00 2.096,00 2.070,00 Tỷ trọng (%) 48,72 55,40 50,69 51,41 48,98 51,76 51,55 Xuất khẩu Toàn ngành 621 713 901 1050 1.142 1.326 1.272 Tổng Công ty 578 648 841 960 1007 1119 1016 Tỷ trọng (%) 93,08 90,88 93,34 91,43 88,18 84,39 79,87

(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2011 [18]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)

Sản lượng thuốc lá nội địa chiếm khoảng 50% sản lượng nội địa của toàn ngành và sản lượng thuốc lá xuất khẩu chiếm khoảng 80% sản lượng xuất khẩu của toàn ngành.

Đối với các doanh nghiệp thuốc lá Việt Nam, ở trên phân khúc cao cấp, chỉ có duy nhất Tổng cơng ty là có nhãn hiệu thuốc lá trong nước khả năng cạnh tranh với các nhãn thuốc lá quốc tế với sản phẩm chủ lực là nhãn Vinataba.

c. Vai trò doanh nghiệp nòng cốt của ngành thuốc lá nội địa:

- Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã khẳng định vai trò đầu tàu và vị thế chủ đạo trong ngành thuốc lá không chỉ bằng quy mô hoạt động, thị phần mà cịn

thơng qua các nhiệm vụ, vai trò đặc biệt trong việc tổ chức và sắp xếp ngành sản xuất thuốc lá nội địa, vai trò nòng cốt trong việc điều tiết các hoạt động sản xuất của ngành, đưa ra chiến lược phát triển và duy trì trật tự của thị trường thông qua việc phối chặt chặt chẽ của các Bộ ngành Nhà nước xây dựng các quy định, cơ chế quản lý nhà nước đối với sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu và là doanh nghiệp tiên phong triển khai thực hiện.

Cùng với những quy định hiện hành, Tổng công ty đã tham gia quản lý chặt chẽ ngành sản xuất thuốc lá điếu trên các lĩnh vực chủ yếu: quy mô và năng lực sản xuất,đầu tư, xuất nhập khẩu, tổ chức sắp xếp sản xuất ngành thuốc lá phát triển theo đúng định hướng, kiểm soát về số lượng và chất lượng sản phẩm thuốc lá, tránh thất thu ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất của ngành, duy trì được trật tự của thị trường thuốc lá điếu nội địa.

d. Trình độ MMTB, cơng nghệ sản xuất thuốc điếu:

- Trong giai đoạn 2006-2012, máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá điếu được đầu tư đổi mới, nhằm tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, phù hợp trình độ cơng nghệ và tay nghề, đảm bảo các yêu cầu về ATVSTP, môi trường theo nguyên tắc “ Hiện đại hóa - Tốc độ hóa - Đồng bộ hóa - Chuyên biệt hóa” có chọn lọc ở những lĩnh vực, công đoạn cần thiết; thải loại dần các MMTB có cơng nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và gây ô nhiễm. Các dây chuyền vấn ghép liên hồn cơng suất từ 6.000 – 10.000 điếu/phút, dây chuyền đóng bao cứng có cơng suất từ 250 - 400 bao/phút,... (tăng gấp 1,76 lần so với việc thực hiện đầu tư giai đoạn 2000 – 2005).

- Tổng công ty tập trung cải tiến, ứng dụng công nghệ tiên tiến hạn chế độc hại sản phẩm thuốc lá, nâng cao chất lượng của đầu vào sản xuất sản phẩm.

Bảng 2.12. Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu chế biến

Chỉ tiêu Đơn

vị (HH TLVN) Việt Nam

TCT TLVN

Thế giới ASEAN

- Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu chế biến % > 50 > 70 > 90 > 70

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2006-2010 của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam)[9]

- Các đơn vị tích cực sử dụng nguyên liệu qua chế biến 71,64%, đây là tỷ lệ khá cao so với toàn ngành, sử dụng nguyên liệu trong nước hơn 67,49 %, trong đó Cơng ty Thuốc lá Sài Gịn, Thăng Long đã sử dụng nguyên liệu chế biến với tỷ lệ hơn 95%.

- Tiếp tục sử dụng thuốc lá tấm từ nguồn trong nước, sử dụng các loại vật tư, phụ liệu cao cấp như giấy có độ thấu khí cao, đầu lọc cao cấp hơn, giấy sáp có đục

lỗ,... nhằm chủ động thực hiện lộ trình giảm tar và nicotin trong thuốc lá điếu.

Bảng 2.13. So sánh trình độ cơng nghệ

Chỉ tiêu Đơn vị Việt Nam (HH TLVN)

TCT TLVN

Thế giới ASEAN

- Trình độ tự động hố Trung bình Trung bình Cao Khá

- Trình độ Cơng nghệ chung % 40 45 100 60

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2006-2010 của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam)[9]

So sánh trình độ cơng nghệ sản xuất thuốc lá điếu hiện tại của Tổng công ty với các đơn vị trong ngành, thế giới và ASEAN: trình độ cơng nghệ chung của Tổng công ty cao hơn so với tồn ngành nhưng cịn cần ở mức thấp so với Thế giới và các nước ASEAN:

e. Liên doanh hợp tác nước ngồi lĩnh vực thuốc lá:

Do cơng nghệ trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất thuốc lá cao cấp, Tổng công ty đã chủ động hợp tác với các tập đoàn thuốc lá lớn trên thế giới dưới nhiều hình thức hợp tác sản xuất, liên doanh nhằm sản xuất các sản phẩm cao cấp cung cấp cho thị trường trong nước và góp phần chống thuốc lá nhập lậu.

Trong hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuốc điếu, Tổng công ty đã duy trì quan hệ hợp tác với bốn tập đoàn thuốc lá lớn nhất trên thế giới (BAT, Philip Morris, Japan Tobacco, Imperial Tobacco) (Xem phụ lục 5) để giữ vị trí chủ đạo,

điều hịa lợi ích của các tập đồn quốc tế tại thị trường nội địa. Việc hợp tác sản xuất với các tập đồn thuốc lá nước ngồi đã có những kết quả tích cực sau:

+ Chống bn lậu thuốc lá;

+ Hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật ngành thuốc lá phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt nam đồng thời phù hợp với các tiêu chuẩn chung của thế giới;

+ Đồng hành với Tổng cơng ty trong các chương trình từ thiện, an sinh xã hội. - Tổng công ty đã hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng thị trường xuất khẩu thuốc lá điếu, nguyên liệu thuốc lá.

f. Những tồn tại, hạn chế:

Tốc độ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm:

Bảng 2.14. Cơ cấu sản phẩm thuốc lá năm 2012

Chủng loại thuốc lá Tỷ trọng cấp loại thuốc lá (%) năm 2012 Tồn ngành Tổng cơng ty

Cao cấp 34,0 23,13

Trung cấp 8,0 10,75

Phổ thông 60,0 62,12

Tốc độ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm của Tổng cơng ty chậm hơn so với tồn ngành. Tỷ trọng sản phẩm trung cấp của Tổng cơng ty cao hơn tồn ngành 2,75%, trong khi tỷ trọng thuốc lá cao cấp thấp hơn toàn ngành 10,87%, sản phẩm phổ thơng là 66,12%, cao hơn tỷ trọng của tồn ngành 2,12%.

Có hai ngun nhân chính làm tỷ trọng thuốc lá cao cấp của Tổng công ty thấp hơn so với toàn ngành:

- hân khúc thuốc lá cao cấp tại thị trường nội địa chủ yếu thuộc về các nhãn thuốc lá quốc tế và một số nhãn thuốc lá cao cấp của Tổng cơng ty. Do trình độ cơng nghệ sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu phối chế thuốc lá cao cấp, các đơn vị địa phương sản xuất chủ yếu là nhãn quốc tế sản xuất nhượng quyền của các tập đoàn thuốc lá nước ngoài.

- Việc Tổng công ty phải thực hiện tiếp nhận các đơn vị thuốc lá địa phương theo chủ trương sắp xếp ngành thuốc lá của Nhà nước, cũng ảnh hưởng phần nào đến việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm. Đây là những đơn vị có quy mơ nhỏ, điều kiện sản xuất hạn chế, sản phẩm hầu hết là thuốc lá cấp thấp.

Thiếu chiến lược chung trong việc tổ chức phát triển sản phẩm thuốc điếu cả về tổ chức, điều phối sản xuất và tiêu thụ thống nhất trên thị trường:

- Thực tế trong thời gian qua, các công ty thuốc điếu tự phát triển thị trường, khơng có sự điều phối chung của Tổng cơng ty dẫn đến tình trạng các đơn vị thành viên trong Tổng công ty cùng cạnh tranh với nhau trên một thị trường (phân khúc giá, sản phẩm, vị trí địa lý). Điều này dẫn đến việc tự triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các công sản xuất thuốc điếu.

- Bên cạnh đó khả năng định hướng phát triển dịng sản phẩm đang thiếu sự nhất qn và khơng có được sự kiểm sốt cần thiết nhằm bảo vệ thị trường giữa các đơn vị trong tổ hợp với nhau và hướng cạnh tranh ra ngoài vào các đơn vị địa phương và tập đoàn thuốc lá ngoại.

- Tỷ trọng thị phần giữa các đơn vị trong tổ hợp có sự biến động lớn, bộc lộ sự phát triển thiếu đồng đều và vững chắc trên thị trường. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các đơn vị còn thấp, chưa tương xứng với lợi thế và quy mô doanh nghiệp.

Tồn tại quá nhiều sản phẩm cạnh tranh nội bộ, trùng lặp về kênh phân phối:

- Trên thị trường thuốc lá điếu, Tổng công ty đã xây dựng được những thương hiệu thuốc lá tăng trưởng cao và chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu

dùng tín nhiệm như Vinataba, Sài Gịn, Cotab, Thăng Long, Bastion. Tuy nhiên, do số lượng nhãn mác sản phẩm thuốc lá điếu còn quá nhiều (trên 500 nhãn mác tại thị trường Việt Nam, trong đó Tổng cơng ty có khoảng 380 nhãn mác), dẫn đến đầu tư cho sản phẩm dàn trải, phân tán về thương hiệu, hạn chế sức cạnh tranh của các sản phẩm của Tổng cơng ty.

- Mơ hình tổ chức hiện nay có 12 đơn vị sản xuất thuốc lá điếu, mỗi đơn vị đều xây dựng kênh phân phối riêng dẫn đến trùng lắp về kênh phân phối. Lợi ích phân phối sản phẩm giữa các công ty con và công ty mẹ trong cùng tổ hợp đang xung đột mạnh mẽ, triệt tiêu hiệu quả phân phối của nhau.

Thuốc lá điếu xuất khẩu khơng bền vững và chưa thực sự có hiệu quả:

- Sản phẩm – thị trường thuốc điếu xuất khẩu chỉ phát triển về số lượng và chiều rộng, chưa phát triển về chiều sâu, không đảm bảo hiệu quả sản xuất xuất khẩu.

- Tỷ trọng thuốc lá điếu mang nhãn hiệu Việt Nam vẫn chiếm rất nhỏ trong tổng sản lượng thuốc điếu xuất khẩu của Tổng công ty.

- Bên cạnh, Công ty Xuất Nhập khẩu Thuốc lá – đầu mối chính xuất khẩu thuốc lá điếu của tổ hợp, các công ty thuốc điếu cũng tự xuất khẩu theo các kênh khác nhau, kể cả việc khai thác chính các kênh xuất khẩu truyền thống của Công ty Xuất Nhập khẩu Thuốc lá. Điều này dẫn đến tình trạng xảy ra việc khách hàng nước ngoài ép giá, gây cạnh tranh nội bộ giảm giá xuất khẩu.

Những tồn tại bất cập về trình độ cơng nghệ, MMTB sản xuất thuốc điếu:

- Một số đơn vị lớn đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại sản xuất được các sản phẩm trung, cao cấp. Tuy nhiên, tại những đơn vị có quy mơ sản xuất nhỏ máy móc thiết bị vẫn cịn lạc hậu, dây chuyền thiết bị không đồng bộ, không có dây chuyền chế biến sợi, chưa đáp ứng kịp cho sản xuất sản phẩm cao cấp.

- Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là về thiết kế, phối chế sản phẩm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của kỹ thuật phối chế hiện đại. Công nghệ hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi nhanh cơ cấu sản phẩm theo hướng trung và cao cấp hố, các sản phẩm có gout nhẹ là các sản phẩm ít có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu hàng hoá thuộc sở hữu của các đơn vị trong Tổng cơng ty tại nước ngồi cịn chưa được chú trọng, có nguy cơ xảy ra tranh chấp trong trường hợp xuất khẩu các sản phẩm mang nhãn hiệu của các đơn vị thành viên tại thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển tổng công ty thuốc lá việt nam (vinataba) đến năm 2020 (Trang 49 - 55)