CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
3.1. Vai trò của việc xây dựng văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
Doanh nghiệp nhà nước là thành phần then chốt trong giai đoạn đầu phát triển
kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường. Hệ thống doanh nghiệp này phải thể hiện tốt vai trò chủ đạo của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để có thể hồn thành sứ mệnh của mình trong q trình phát triển kinh tế Việt Nam, hệ thống doanh nghiệp nhà nước cần phải thay đổi tận gốc từ suy nghĩ đến hành vi trong việc thực hiện các khâu công việc trong từng ngành của nền kinh tế nước ta. Xây dựng và nâng cao giá trị văn hóa tổ chức liên tục trong các doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu mà các nhà quản trị, nhất là cấp cao cần phải thực hiện trong thời gian sắp tới. Muốn thực hiện tốt công việc này, doanh nghiệp nhà nước cần có chiến lược và chính sách thu hút lao động giỏi, có biện pháp hữu hiệu để sử dụng, tái huấn luyện liên tục, có phương tiện hỗ trợ tốt, v.v… để khai thác các khả năng tiềm tàng của người lao động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lâu dài trên thị trường trong và ngồi nước. Trong đó, những công việc tiêu biểu cần thực hiện như :
- Doanh nghiệp nhà nước cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn công việc, tiêu chuẩn người lao động (quản lý và thừa hành) đảm nhận từng vị trí cơng việc cụ thể, rõ ràng để hình thành cơ cấu tổ chức hữu hiệu, bảo đảm các khâu cơng việc
tiến hành trơi chảy và có hiệu quả. Giá trị văn hóa tổ chức sẽ ln được nâng cao khi doanh nghiệp nhà nước có triết lý kinh doanh chính thức, có định hướng phát triển lâu dài; doanh nghiệp cần có qui tắc đạo đức kinh doanh chính thức để hướng dẫn suy nghĩ và hành vi của con người, là căn cứ để phán xét hành vi trong thực tế.
Đạo lý làm người, đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của đạo đức
kinh doanh; doanh nghiệp nhà nước tuyển - sử dụng - đề bạt người lao động nói chung vào các vị trí quản lý và thừa hành cần coi trọng tiêu chuẩn “Tài - Đức”.
- Doanh nghiệp nhà nước phải là những tấm gương điển hình trong việc thực hiện
các trách nhiệm xã hội trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam và doanh
nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Trách nhiệm xã hội đầu tiên là sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, kinh doanh thì phải có lợi nhuận và lợi nhuận hợp pháp; trách nhiệm xã hội kế tiếp là chủ động bồi thường những thiệt hại cho khách hàng, người lao động, cộng đồng chung quanh do những hành vi mà doanh nghiệp gây ra và cuối cùng, doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt và đầy đủ các hoạt động xã hội
khác như hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, góp phần hạn chế sự phá hủy mơi trường thiên nhiên, hỗ trợ cộng đồng ở bất cứ nơi nào mà doanh nghiệp hoạt động, v.v… - Các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam phải có hệ thống giá trị văn hóa tổ chức
bền vững, giá trị được nâng cao liên tục để thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh; tạo môi trường làm việc thoải mái để mọi người đều có cơ hội việc làm tốt nhất, mọi người ln có ý chí vươn lên, giúp doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trị chủ đạo của mình.
- Có được lực lượng lao động (quản lý và thừa hành) lành nghề, giá trị “Tài-Đức” luôn được nâng cao và cơ cấu nhân sự thích nghi với nhu cầu công việc trong một cơ cấu tổ chức hữu hiệu.
- Tùy theo ngành kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn đạt được hiệu quả (doanh số, lợi nhuận) phù hợp với từng giai đoạn trong quá trình phát triển thơng qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được xã hội giao cho, nhất là nhân lực, thể hiện rõ vai trò “đầu tàu” về hiệu quả kinh tế - xã hội trong cộng đồng của các doanh
nghiệp Việt Nam.
- Có được tài sản vơ hình quan trọng là “Thương hiệu doanh nghiệp nhà nước vững mạnh” trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Khi nói đến doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ đến
những đặc trưng nổi bật, những lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng và cộng đồng, xây dựng được niềm tin lâu dài.