3..3.1 Đối với tổ chức giáo dục Việt Nam
3.3.2. Đối với các cơ quan nhà nước khác
Văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp nhà nước cũng như trong các loại hình tổ chức khác của nước ta chỉ có thể hình thành và phát triển bền vững khi được sự hỗ trợ
của các tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước cấp vĩ mơ. Vì vậy, chúng tơi xin kiến nghị những giải pháp mà cơ quan nhà nước cần hỗ trợ:
3.3.2.1. Đối với cơ quan lập pháp.
Cơ quan lập pháp cần hoàn thiện hệ thống luật pháp hiện có để mọi người có thể hiểu, thực hiện và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến luật pháp trong xã hội nói
chung và trong điều hành doanh nghiệp nói riêng thuận lợi. Luật pháp phải cụ thể, rõ ràng và phải đi trước sự phát triển; nghĩa là việc hình thành các văn bản luật pháp phải dựa vào thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong mối quan hệ với cộng đồng thế giới hiện tại và xu hướng. Luật không thể đi sau sự phát triển như hiện nay,
không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm về những gì đã xảy ra; người làm luật cần dự báo những gì có khả năng xảy ra. Ở Việt Nam, điều này khơng có gì khó thực hiện vì thế giới đã phát triển trước, những kinh nghiệm của người đi trước sẽ là bài học quí giá cho người đi sau, học nhưng cần vận dụng để thích nghi.
Bổ sung những văn bản luật pháp mới thích nghi với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới để từng doanh nghiệp nhận thức rõ nhu cầu “kinh doanh phải hiểu biết luật
pháp” và chấp hành luật pháp là để có được sự bảo vệ quyền lợi từ luật pháp. Đồng thời, luật pháp phải được phổ biến rộng rãi để từng cá nhân, từng doanh nghiệp, từng tổ chức, v.v… ý thức rõ trách nhiệm trong việc chấp hành luật pháp. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện tốt các qui tắc đạo đức kinh doanh, nâng cao giá trị văn hóa tổ chức theo thời gian.
3.3.2.2. Đối với cơ quan hành pháp.
Những người có trách nhiệm trong cơ quan Chính phủ hoặc các Bộ, Ban trong các ngành cần giám sát và đánh giá thường xuyên những qui định, những chính sách, v.v…đang thực hiện; những qui định hoặc những chính sách nào khơng cịn phù hợp với thực tế đời sống kinh tế - xã hội hiện tại và xu hướng cần phải được điều chỉnh kịp thời; bổ sung các quyết định mới phù hợp với nhu cầu quản lý kinh tế vĩ mô nhằm hỗ
trợ các tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng phát triển thuận lợi, thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của mơi trường kinh doanh trong nền kinh tế tồn cầu ngày nay.
Người quản lý hay nhà quản trị các cấp trong hệ thống cơ quan chính phủ cần hiểu và thực hiện đầy đủ các chức năng quản trị như nhà quản trị của các doanh nghiệp
để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thuận lợi và giám sát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước nhằm ngăn chặn kịp thời những
lệch lạc, những sai phạm trong quá trình sử dụng các nguồn lực của xã hội. Đồng thời, người quản lý trong các cơ quan chính phủ các cấp cần vận dụng lý luận marketing hiện đại vào tổ chức nhà nước để thích nghi với nhu cầu phát triển trong xã hội tri thức của thế kỷ 21.
3.3.2.3. Đối với cơ quan tư pháp.
Giám sát việc thực thi luật pháp chặt chẽ để phát hiện kịp thời những vi phạm luật pháp trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng, giúp các doanh nghiệp phát triển ổn định lâu dài.
Việc xét xử các vi phạm pháp luật cần thực hiện bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhằm thúc đẩy việc triển khai và thực hiện qui tắc đạo
đức kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước thuận lợi, góp phần xây dựng văn
hóa tổ chức bền vững.
Trong phạm vi công việc, hệ thống tổ chức ngành tư pháp cần phát hiện nhanh chóng những thay đổi của các yếu tố trong môi trường kinh doanh và những hiện tượng mới trong xã hội cần được xử lý bằng các điều khoản cụ thể của luật pháp, giúp cơ
quan lập pháp điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản luật pháp hiện có, bổ sung các văn bản luật pháp mới, phù hợp với nhu cầu quản lý vĩ mô của cơ quan nhà nước nói chung.
Tóm lại, đề tài “Văn hoá tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Pleiku – Gia Lai” không chỉ là các giải pháp có thể áp dụng cho khối các doanh nghiệp nhà nước, mà cịn có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ ngồi quốc doanh khác. Xây dựng văn hố tổ chức là một q trình lâu dài, khơng phải một ngày hay một tháng nhưng có thể kéo dài trong nhiều năm. Vì thế, cần có sự kiên trì và sự quyết tâm thực hiện của Ban lãnh đạo. Do tính hạn chế của đề tài, nên những nghiên cứu tiếp theo cần phân tích tiếp đối với các tiêu chí: độ tuổi, trình độ học vấn, thâm
niên…để đánh giá vấn đề một cách toàn diện hơn, cần phân tích sâu hơn về những
TIỂU KẾT
Nhiệm vụ và những giải pháp phát triển văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp nhà nước mà nhà quản trị và những người có trách nhiệm liên quan cần thực hiện được đề xuất trên đây xuất phát từ thực tế đời sống kinh tế - xã hội không chỉ tại thành phố
Pleiku – tỉnh Gia Lai mà còn ở nhiều nơi khác của nước ta. Trong đó, nhiệm vụ là những công việc cần thực hiện, mục tiêu là những kết quả cần đạt được theo thời gian và những giải pháp được xem như những phương tiện để giúp các doanh nghiệp có khả năng hồn thành nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu liên quan đến việc xây dựng và
phát triển văn hóa tổ chức bền vững trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Văn hóa tổ chức bền vững được xem là một nguồn lực vơ hình quan trọng, có vai trị thúc đẩy tinh thần làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp, tinh thần hợp tác với cộng đồng và các đối tác ngày càng tốt hơn, giúp các doanh nghiệp nhà nước hồn thành sứ mệnh lịch sử về vai trị đầu tàu trong sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
Để làm được việc này, ngoài sự nỗ lực liên tục của nhà quản trị và các thành viên
trong từng doanh nghiệp, vai trò hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các tổ chức hữu quan và các cơ quan quản lý kinh tế - xã hội vĩ mô của nước ta là không thể thiếu trong q trình phát triển văn hóa tổ chức.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế đất nước, từ cơ chế quản lý kinh tế bao cấp chuyển sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Thời gian qua, hệ thống doanh nghiệp này đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nguồn của cải vật chất phong phú và đa dạng cho
đất nước, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, ngành nghề khác phát triển thuận lợi,
nhất là trong lĩnh vực cung cấp năng lượng và các dịch vụ thuộc cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, so với các nguồn lực hữu hình và vơ hình mà thành phần kinh tế này được xã hội ủy quyền quản lý phục vụ sản xuất - kinh doanh thì hiệu quả mà các doanh nghiệp nhà nước đạt được chưa cao, việc sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, thậm chí lãng
phí sức người và của cải vật chất của xã hội. Phần lớn nhà quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước chưa quan tâm thật sự đến hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, chưa ý thức tốt về trách nhiệm xã hội và chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng văn hóa tổ chức, v.v…
Trong thực tế ngày nay, văn hóa tổ chức là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
đầu tư, các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài. Văn
hóa tổ chức gắn liền với nguồn nhân lực các cấp có chất lượng cao, được sử dụng và
đãi ngộ hợp lý, gắn liền với đạo đức kinh doanh; phát triển văn hóa tổ chức bền vững
sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một nguồn lực vơ hình quan trọng, tác động tích cực đến suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp, hỗ trợ doanh
nghiệp xây dựng các lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng muốn thích nghi với mơi trường kinh doanh tồn cầu cần phải cải tiến quản lý và đổi mới liên tục, nâng cao giá trị văn hóa tổ chức theo thời gian. Việc xây dựng văn hóa tổ chức bền vững sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường
trong và ngồi nước; vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Pleiku và các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngồi có ảnh hưởng nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân của thực trạng và tìm kiếm những giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp nhà nước trong
thời gian sắp tới. Hình thành và phát triển văn hóa tổ chức tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhà nước khẳng định khả năng phát triển lâu dài của mình. Muốn thực hiện được điều này, bên cạnh việc bản thân từng doanh nghiệp phải nỗ lực liên tục theo thời gian, các tổ chức hữu quan như tổ chức giáo dục và các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội cấp vĩ mô cần thực hiện những giải pháp hỗ trợ đồng bộ. Nếu thiếu giải pháp hỗ trợ cần thiết, bản thân từng doanh nghiệp nhà nước khó có khả năng vượt lên chính mình trên con đường phát triển.
Tóm lại, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp phát triển văn hóa tổ chức đã đề xuất
trên đây khơng những có thể vận dụng trong doanh nghiệp nhà nước, mà cịn có thể ứng dụng trong các loại hình tổ chức khác của nước ta, nhất là các tổ chức thuộc sở
hữu nhà nước, các cơ quan công quyền, kể cả trường học, bệnh viện công của nước ta, v.v… những nơi có thực trạng văn hóa tổ chức và các yếu tố của mơi trường hoạt động có ảnh hưởng đang diễn ra tương tự.
PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Bảng câu hỏi phỏng vấn
Phụ lục 2 : Danh sách những doanh nghiệp được tiến hành thăm dò
Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI
PKS SỐ:…….. BẢNG CÂU HỎI
Để có thể nhận diện, phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa tổ chức hay văn hóa cơng ty trong các doanh nghiệp của Việt Nam, xin q vị vui lịng bỏ ít thời gian trả lời các câu hỏi sau đây để giúp chúng tơi có căn cứ để đề xuất những giải pháp “Hình thành và phát triển văn hóa tổ chức”, giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Hãy vui lịng cho biết thơng tin cơ bản về cá nhân:
Cấp bậc công việc trong tổ chức :
Quản lý cấp cao Quản lý cấp giữa Quản lý cấp cơ sở Cấp thừa hành Độ tuổi : 20 – 30 31 – 40 41 – 50 51 – 60 Trên 60 Trình độ học vấn: Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học
1. Anh (Chị) có hiểu biết gì về những đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống Việt Nam và có quan tâm đến thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay khơng?
a. Có b. Tương đối
c. Không
2. Khi đề cập đến việc văn hóa giao lưu (bắt buộc hoặc tự nguyên) tác động
đan xen với văn hóa truyền thống Việt Nam và ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của người Việt Nam nói chung, Anh (Chị) có hiểu những đặc trưng cơ bản của văn hóa giao lưu mang tính truyền thống hay các nhà nghiên cứu gọi là văn hóa phương Tây khơng?
a. Có
b. Tương đối c. Không
3. Khi làm việc trong tổ chức, Anh (Chị) có quan tâm đến việc phát triển và
nâng cao giá trị “Văn hóa tổ chức” khơng?
a. Có
b. Tương đối c. Khơng
4. Anh (chị) có biết tơn chỉ hoạt động của cơng ty?
a. Có
b. Tương đối c. Không
5. Khi tuyển dụng, đề bạt nhân sự các cấp; những người có trách nhiệm của tổ chức có quan tâm đến mối liên quan giữa “chức danh công việc cụ thể với các tiêu chuẩn mà người thực hiện cần phải có” hay chưa?
a. Có
b. Tương đối c. Khơng
6. Nâng cao liên tục chất lượng nhân lực các cấp (Tài và Đức) có được những
nhà quản trị nơi anh (chị) làm việc quan tâm đúng mức hay chưa?
a. Có
b. Tương đối c. Không
7. Khi mới vào công ty, anh (chị) có được phịng nhân sự, ban lãnh đạo giới
thiệu về cơng ty khơng?
a. Có
b. Tương đối c. Không
8. Anh (chị) có được tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ định kỳ?
a. Có
b. Tương đối c. Khơng
9. Anh (chị) có đánh giá cao những nghi lễ của công ty?
b. Tương đối c. Không
10. Anh (chị) có biết lịch sử hình thành của công ty? Năm thành lập? Người
sáng lập? Hồn cảnh ra đời?
a. Có
b. Tương đối c. Không
11. Việc trao đổi giữa các phịng ban có hiệu quả khơng?
a. Có
b. Tương đối
c. Khơng
12. Cơng ty có tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho nhân viên?
a. Có
b. Tương đối c. Không
13. Tổ chức có hay khuyến khích tinh thần dân tộc trong các hoạt động, hành
vi ứng xử củatổ chức không?
a. Có
b. Tương đối c. Khơng
14. Nơi Anh (Chị) làm việc, nhà quản trị có xây dựng “Qui tắc đạo đức kinh
doanh” để hướng dẫn suy nghĩ và hành vi tất cả các thành viên trong q trình thực hiện cơng việc hay chưa?
a. Có
b. Tương đối c. Khơng
15. Anh (Chị) có cảm thấy tinh thần đoàn kết của người Việt Nam được thể
hiện trong tổ chức khơng?
a. Có
b. Tương đối c. Không
16. Nhà quản trị cấp cao của tổ chức có quan tâm đến việc hình thành triết lý
kinh doanh phù hợp với xu hướng của thời đại hay chưa?
a. Có
b. Tương đối c. Không
17. Doanh nghiệp, nơi Anh (Chị) làm việc có xây dựng các kế hoạch chiến lược
hay giải pháp chiến lược phát triển lâu dài hay chưa?
a. Có
b. Tương đối c. Không
18. Nhân viên có được tham khảo ý kiến cho việc lập các kế hoạch chiến lược
cấp cao của công ty khơng?
a. Có b. Không
19. Anh (Chị) có quan tâm doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển lâu dài như thế nào không?
a. Có
b. Tương đối c. Khơng
20. Ngoài những vấn đề trên đây, Anh (Chị) có thích nghi tốt với văn hóa tổ
chức khơng?
a. Có
b. Tương đối c. Khơng
Xin chân thành cám ơn Anh (Chị) đã giúp đỡ chúng tơi hồn thành cơng việc.
Họ và tên người được phỏng vấn: nam nữ Bộ phận công tác:
Họ và tên người phỏng vấn: Ngày thực hiện phỏng vấn:
Kết luận: (Dùng bảng sau để tập hợp dữ liệu điều tra)
Câu hỏi Nội dung a b c
1 Anh (Chị) có hiểu biết gì về những đặc
trưng cơ bản của văn hóa truyền thống Việt Nam và có quan tâm đến thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay không?
2 Khi đề cập đến việc văn hóa giao lưu (bắt
buộc hoặc tự nguyên) tác động đan xen
với văn hóa truyền thống Việt Nam và ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của người Việt Nam nói chung, Anh (Chị) có hiểu những đặc trưng cơ bản của văn hóa giao lưu mang tính truyền thống hay các nhà nghiên cứu gọi là văn hóa phương Tây khơng? 3 4 5 … Tổng
Ghi chú:
- Nếu người được điều tra khơng trả lời thì được xếp vào câu trả lời c.