Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP PLEIKU GIALAI (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC

2.2. Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU – GIA LAI

So với các địa phương trong cả nước, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân của Pleiku - Gia Lai cịn ít về số lượng, song thời gian gần đây, có sự phát triển khá năng

động. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có gần 2.640 doanh nghiệp với vốn đăng ký

khoảng 12.400 tỉ đồng. Trong đó, có 2.570 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với vốn đăng ký là 10.310 tỉ đồng; 55 doanh nghiệp nhà nước với vốn đăng ký 2.000 tỉ đồng;

16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 84 tỉ đồng. Số doanh

nghiệp so với 5 năm gần đây tăng gấp 3 lần, trong đó doanh nghiệp hoạt động thương mại chiếm hơn 70%. Hệ thống phân phối có chất lượng từng bước hình thành và phát triển, mạng lưới thương mại ở các thị trấn, thị tứ đang trên đà phát triển góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó có thể thấy sự phát triển nhanh chóng của lực lượng doanh nhân,

doanh nghiệp trên địa bàn.

Bảng 2.3. Số lượng và vốn đăng ký của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Pleiku - Gia Lai năm 2009 (Nguồn: Cục thống kê Gia Lai)

Khu vực doanh nghiệp nhà nước phát triển ổn định và có định hướng rõ ràng hơn, nhưng những doanh nghiệp có quy mơ từ 500 lao động trở lên chỉ chiếm 12% và doanh Loại hình doanh nghiệp Số lượng Vốn đăng ký (tỉ đồng) Doanh nghiệp nhà nước 55 2.000 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.570 10.310 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 16 84 2.641 12.394

nghiệp có vốn từ 200 tỷ đồng chỉ chiếm 13%; đặc biệt là chưa có một tập đồn kinh tế mạnh trong những ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn thành phố.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ liên tục tăng qua các năm, do tác

động từ việc tăng sức mua của người dân địa phương.

(Đơn vị tính: triệu đồng) 2008 2009 TỔNG CỘNG 4,591,570 6,044,363 - Nhà nước 365,420 423,194 - Tập thể 1,444 1,739 - Tư nhân 1,685,458 1,672,135 - Cá thể 2,148,651 3,443,025 - Hổn hợp 390,597 504,270

Bảng 2.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn phân chia theo thành phần kinh tế (Nguồn: Cục thống kê Gia lai, 2009)

Tính chung trong tháng 07-2010, tổng mức bán lẻ khu vực kinh tế nhà nước ước

đạt 517,35 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,84%, kinh tế tập thể đạt 1,26 tỷ đồng, chiếm tỷ

trọng 0,17%, kinh tế cá thể 4.149,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,87%, kinh tế tư nhân 2.894,67 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,28%.

Hoạt động ngành thương mại đã có bước phát triển đáng kể và đạt tốc độ tăng

trưởng hàng năm khá cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Mạng lưới hoạt

động kinh doanh thương mại không ngừng phát triển và lớn mạnh. Các chủ thể tham

gia hoạt động tăng nhanh về số lượng và chất lượng.

Theo Đài phát thanh và truyền hình Gia Lai, thực hiện phương châm "Cơng,

nơng, lâm trường, xí nghiệp gắn với xã, phường, tổ, đội sản xuất gắn với thôn, làng",

trong 2 năm qua, các doanh nghiệp nhà nước của địa phương và Trung ương trên địa

bàn Pleiku - Gia Lai đã giải quyết việc làm cho gần 8.000 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, chiếm 35% tổng số lao động của các đơn vị. Trong đó, số đơng thanh

niên vào làm cơng nhân tại các nhà máy, xí nghiệp, số cịn lại chủ yếu nhận khốn, chăm sóc vườn cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su…, với bình quân thu nhập mỗi lao động từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.

Chỉ có 22% doanh nghiệp thuộc khu vực ngồi nhà nước thực hiện nghĩa vụ

đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn cho người lao động và tỷ lệ đóng là thấp nhất 5,5%. Điều này thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến người lao động chưa cao. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện rất tốt vai trò này với 99,3% doanh

nghiệp tham gia thực hiện và tỷ lệ đóng là 7,8%. 87% doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngồi thực hiện tốt nghĩa vụ này với mức đóng góp cao nhất trong 3 khu vực là 9,4%.

Thời gian qua, trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước trên

địa bàn Pleiku - Gia Lai đã nỗ lực, tích cực vươn lên duy trì hoạt động sản xuất kinh

doanh ổn định và phát triển, phấn đấu đạt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong quá trình đất nước đổi mới và hội nhập, vai trò của doanh

nghiệp nhà nước càng được khẳng định rõ nét hơn, là những chiến sĩ trong thời bình, xung kích trên mặt trận chống đói nghèo lạc hậu, đóng góp to lớn cho sự phát triển

kinh tế tỉnh nhà.

Được tỉnh quan tâm tạo điều kiện, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn

Pleiku - Gia Lai đã có những dự án đầu tư với quy mô lớn để phát triển sản xuất kinh

doanh. Trong đó, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành mang tính phát triển lâu dài như: Cơng nghiệp điện năng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, trồng rừng sản xuất, trồng cây cao su, xây dựng,… Doanh nghiệp nhà nước phát triển đã đầu tư thêm nhiều dự án, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị- trật tự an tồn xã hội. Ngồi những đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước, một số doanh nghiệp nhà nước cịn tích cực tham gia

đóng góp vào quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh, xây dựng các cơng trình văn hóa, trường

học, đường giao thơng nơng thơn, nhà tình nghĩa và nhiều đóng góp khác như công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên, công ty điện lực Gia Lai, báo điện tử Gia Lai,…

Tuy nhiên, hiện nay trước xu thế hội nhập thì doanh nghiệp nhà nước vẫn cịn nhiều khó khăn. Có cái do chính yếu kém của doanh nghiệp nhà nước tạo ra, có cái do cả q trình lịch sử, có cái do cơ chế đương thời. Nếu khơng có cái nhìn khách quan và tìm cách tháo gỡ thì sẽ không phát huy được lợi thế của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Xây dựng văn hoá tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa lâu dài và thực tiễn. Trong các doanh nghiệp nhà nước, sự khác nhau về trình độ chun mơn, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hoá,…sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hố. Vậy làm thế nào để tổ chức có thể thành cơng và phát triển? Điều này địi hỏi tổ chức phải xây dựng và duy trì một nếp văn hoá đặc thù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP PLEIKU GIALAI (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)