Đường sắt Ấn Độ và chương trình đào tạo nhân lực đường sắt Ấn Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty vận tải hành khách đường sắt sài gòn đến năm 2020 (Trang 32 - 34)

1.4 Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đường sắt trong nước và ngoà

1.4.4 Đường sắt Ấn Độ và chương trình đào tạo nhân lực đường sắt Ấn Độ

Hệ thống đường sắt Ấn Độ đứng hành thứ hai thế giới với chiều dài 109.996 km, hơn 9 nghìn đầu máy, gần 22 nghìn toa xe hàng, trên 51 nghìn toa xe khách, có 7.083 các ga lớn nhỏ, mỗi ngày có gần 9 nghìn chuyến tàu [22, tr.4], vận chuyển gần 12 triệu hành khách mỗi ngày [11, tr.2].

Đường sắt Ấn Độ đã tự sản xuất được đầu máy, toa xe để sử dụng trong nước cũng như xuất khẩu sang các nước khác [22, tr.4]. Họ quan tâm việc nghiên cứu thiết kế và các tiêu chuẩn để thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ đường sắt, tiêu chuẩn hoá và áp dụng đồng bộ [22, tr.4].

So với đường bộ, đường sắt ở Ấn Độ tiết kiệm được năng lượng là 6 lần và 4 lần về kinh tế (VK Agawal) [11, tr.2], vì đường sắt vận chuyển được số lượng lớn nhanh chóng, đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí năng lượng, như việc vận chuyển từ mỏ than đến nhà máy điện và các sản phẩm dầu khí từ nhà máy lọc dầu đến các trung tâm tiêu thụ [11, tr.2]. Đường sắt Ấn Độ hàng năm đóng góp cho quốc gia nước này khoảng 1% GNP, chiếm 6% tổng số việc làm trực tiếp và 2,5% việc làm gián tiếp [11, tr.2].

Với chiến lược tăng trưởng thích hợp cho từng phân khúc hành khách, đường sắt Ấn Độ chủ động rút khỏi các hoạt động phụ trợ để tập trung vào kinh doanh vận tải hàng hố và hành khách là chính.

Với quy mô như vậy, nguồn nhân lực gần 1,4 triệu người, trong đó trên 400 nghìn người chuyên trách về đầu máy và toa xe, gần 300 nghìn người thuộc hệ cầu đường, thơng tin tín hiệu, khoảng 200 nghìn người tham gia điều hành vận tải, gần 100 nghìn người làm cơng tác hành chính tại bộ, tổng cơng ty tại các bang, viện nghiên cứu và đào tạo, số còn lại thuộc nhân viên các nhà ga [11, tr.3].

Đế đáp ứng nguồn nhân lực đường sắt Ấn Độ xây dựng 5 viện khác nhau để nghiên cứu các chuyên ngành khác nhau như: viện kỹ thuật xây dựng đường sắt, viện tín hiệu viễn thơng, viện kỹ thuật cơ khí và điện, viện kỹ thuật điện, viện quản lý giao thông vận tải, và 1 trường đại học đường sắt, cùng 170 trường, trung tâm đào tạo tại các bang, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng [22, tr.5]. Nghiên cứu áp dụng công nghệ phát triển mới, tạo điều kiện cho các cán bộ, nhân viên tiếp thu kiên thức mới, thiết lập các

kỹ năng kỹ thuật và các kỹ năng quản lý. Vì vậy, đào tạo nhân viên là mối quan tâm hàng đầu của Cục quản lý đường sắt Ấn Độ [22, tr.5]. Hàng năm đường sắt Ấn Độ đào tạo trên 3 triệu học viên, trong đó khoảng 2 nghìn là học viên từ châu Phi, Trung Đơng, Đông Nam Á,…[22, tr.5].

Đào tạo là hình thức phổ biến nhất được sử dụng để phát triển nguồn nhân lực, thơng qua đó lấp đầy những khoảng trống kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức và những yêu cầu khác của cơng việc [22, tr.5]. Với tiềm lực của mình, để có được một đội ngũ giảng dạy có thể phục vụ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ năm 2011 đến năm 2020 đường sắt Ấn Độ chủ trương đào tạo khoảng 5 nghìn giáo viên/ năm, số lượng đào tạo nhân lực mỗi chuyên ngành tăng từ 2% đến 5%, đặc biệt đào tạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành chạy tàu và phục vụ cho hành khách phương thức mua vé trực tuyến được tiện lợi và nhanh chóng [23, tr.2].

Một hướng đi mới của đường sắt Ấn Độ là, ở các viện sau nhiều quá trình sàng lọc chủ yếu là thi tuyển, chọn ra các tân kỹ sư đường sắt còn trẻ, tài năng và nhiệt huyết với ngành với chế độ đãi ngộ phù hợp, các viện tạo cơ hội cho nghiên cứu sau đại học cũng như trở thành tiến sỹ, các chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực: đầu máy xe lửa, toa xe lửa, kỹ thuật cơ khí đường sắt, hệ thống thơng tin tín hiệu-viễn thơng tích hợp [23, tr.2].

Trên cơ sở đó (Mamata Banerjee Minister of Railways 2009) [23, tr.2]:

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác giảng dạy, chuyển giao công nghệ đường sắt cho thế hệ tương lai trong nước.

Thứ hai, xuất khẩu cơng nghệ đường sắt ra nước ngồi như các thế hệ đầu máy xe lửa, các loại toa xe, hệ thống thơng tin tích hợp thơng minh.

Thứ ba, cử các chuyên gia sang các nước châu Á, châu Phi trong việc hỗ trợ quá trình chuyển giao cơng nghệ.

Để dạt được thành tích như vậy, chính là nhờ chính phủ Ấn Độ đã phân rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phát triển nguồn nhân lực:

Thứ nhất, Bộ phát triển nguồn nhân lực có trách nhiệm liên kết các bộ phận liên quan trong hệ thống giáo dục để từ đó đào tạo nguồn nhân lực đường sắt.

Thứ hai, Bộ Đường sắt có trách nhiệm quy hoạch, định hướng, xác định nhu cầu số lượng, từng chuyên ngành,…của các cơng ty, doanh nghiệp trong ngành từ đó liên kết với các viện, trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực đường sắt.

Thứ ba, Hội đồng Giáo dục công nghệ đường sắt có trách nhiệm làm việc với Bộ đường sắt để xây dựng chương trình đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đường sắt.

Cuối cùng, các trường, các viện có trách nhiệm quản lý các chương trình đào tạo nguồn nhân lực đường sắt tại các trường, các viện theo đúng định hướng của chính phủ, bộ đường sắt.

Hệ thống giáo dục và đào tạo nhân lực đường sắt của Ấn Độ, nhờ sự quan tâm của các cấp từ chính phủ đến từng cơng ty, doanh nghiệp nên thật sự phát huy hiệu quả trong việc đào tạo và phát triển nhân lực đường sắt Ấn Độ. Kết quả, Ấn Độ không chỉ phát triển tại quốc gia của mình mà cịn tạo thế mạnh trong việc cung cấp nhân lực đường sắt cho các nước khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty vận tải hành khách đường sắt sài gòn đến năm 2020 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)