Quan điểm, mục tiêu và nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của SRPT đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty vận tải hành khách đường sắt sài gòn đến năm 2020 (Trang 72 - 75)

SRPT đến năm 2020

Trên cơ sở quan điểm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chiến lược phát triển ngành đường sắt đến năm 2020 và thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại SRPT, tác giả tổng hợp định hướng, mục tiêu và nhu cầu đào tạo và phát triển của SRPT đến năm 2020 như sau:

3.2.1 Quan điểm:

Tạo ra một nguồn nhân lực đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chun mơn cao, thành thạo các nghiệp vụ cùng các kỹ năng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng động, sáng tạo và văn minh trong giao tiếp, ứng xử, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phát triển của SRPT. Cụ thể:

Thứ nhất, phát triển mạnh nguồn nhân lực đường sắt phục vụ cho phát triển kinh tế ngành

đường sắt, từng bước xây dựng đường sắt ngày một hiện đại, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của

nhân dân một cách thuận tiện.

Thứ hai, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đường sắt, nhanh chóng tiếp

cận, tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả các cơng nghệ mới, chương trình đào tạo mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực.

Thứ ba, đào tạo nhân lực đường sắt tập trung nâng cao chất lượng, phát huy tính sáng tạo

và tự chủ, nghiên cứu và phát triển đồng thời tạo ra đội ngũ lao động đường sắt có khả năng ứng dụng tốt công nghệ đường sắt vào việc phát triển ngành đường sắt.

3.2.2 Mục tiêu:

Một là, tiếp tục xây dựng, phát triển tổ chức bộ máy quản trị nguồn nhân lực đặc biệt

là đội ngũ chuyên gia, đội ngũ phụ trách nguồn nhân lực đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

Hai là, đảm bảo đủ số lượng cơng nhân viên có trình độ để thực hiện thành công các

nhiệm vụ với cơ cấu phù hợp với từng giai đoạn cụ thể: đến năm 2020 là có 1% lao động có trình độ trên đại học, 21% trình độ đại học, 35% có trình độ cao đẳng – trung cấp, 21% lao động có bậc nghề 5/7 và 22% cho các trình độ cịn lại.

Ba là, nâng cao toàn diện chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo

một bước phát triển mới về chất, trong đó:

- Chỉ đào tạo và đào tạo lại các chuyên ngành mà cơng ty có nhu cầu trong hiện tại, từng nghiệp vụ chuyên sâu phải có các chuyên gia đứng đầu.

- Tiếp tục hợp tác chặt chẽ, xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị trong việc đào tạo theo các yêu cầu của công ty.

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và trình độ cho đội ngũ quản trị nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Có kế hoạch kết hợp các hoạt động nghiên cứu công nghệ đường sắt mới, cải tiến kỹ thuật với đào tạo để đáp ứng nhanh và phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bốn là, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, bố trí đúng người đúng việc, sắp xếp tinh

gọn các bộ phận không cần thiết, nâng cao chất lượng công việc.

Năm là, xây dựng và triển khai một cách toàn diện, đồng bộ hệ thống các tiêu chuẩn

để đánh giá thực hiện công việc của người lao động. Cơ sở đánh giá đúng năng lực của người lao động, từ đó có chính sách định hướng đào tạo và khích lệ lịng nhiệt thành của nhân viên một cách có hiệu quả.

3.2.3 Nhu cầu nguồn nhân lực của SRPT đến năm 2020

SRPT với định hướng phát triển là từng bước áp dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi tác nghiệp chuyên môn chuyển dần từ thủ công sang bán tự động rồi tự động, để đáp ứng được yêu cầu đó nguồn nhân lực từng bước nâng dần về chất lượng thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động.

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động của SRPT)

1% 21% 35% 21% 22% Sau ĐH Đại học Cao đẳng - Trung cấp Công nghề bậc>=5/7 Công nhân nghề <5/7

Trên cơ sở định hướng phát triển sản xuất kinh doanh chung của toàn ngành, SRPT đã tiến hành xây dựng nhu cầu dự báo nguồn nhân lực cho riêng mình, với tiêu chí là đủ về số lượng và tinh về chất lượng. Nguồn nhân lực từ nay đến năm 2020 nhu cầu của các chuyên ngành kinh tế vận tải sắt, khai thác kỹ thuật, chuyên gia kỹ thuật đầu máy và toa xe, lực lượng tuần đường, công nghệ thông tin,…tăng lên so với hiện tại. Trong khi đó các chuyên ngành như trực ban chạy tàu, điều độ tàu, trưởng tàu, nhân viên gác ghi, ghép nối đầu máy toa xe, nhân viên trên tàu, dưới ga và lao động khác phải giảm. Lý do giảm lao động tại các chuyên ngành trên là việc áp dụng các công nghệ mới trong điều hành chạy tàu chuyển dần từ thủ công sang bán tự động, sử dụng thiết bị đuôi tàu, đưa vào phương thức phục vụ hành khách mới,…

Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của SRPT

Số lượng

STT Chức danh

Hiện tại 2015 2020

1 Kinh tế vận tải sắt 315 360 380

2 Khai thác kỹ thuật vận tải sắt 168 180 200

3 Kỹ thuật đầu máy và toa xe 124 160 180

4 Trưởng tàu 121 100 100

5 Lái tàu 105 110 120

6 Nhân viên điều độ tàu 159 128 120

7 Trực ban chạy tàu ga 197 150 130

8 Nhân viên gác ghi 184 170 120

9 Nhân viên ghép nối đầu máy,

toa xe 132 100 70

10 Nhân viên tuần đường, gác chắn 259 300 350

11 Nhân viên phục vụ trên tàu 724 680 650

12 Nhân viên phục vụ tại ga 426 370 350

13 Nhân viên trực ban ga 217 200 180

14 Công nghệ thông tin 15 27 40

15 Khác 298 200 150

16 Tổng cộng 3.444 3.235 3.140

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động SRPT)

- Như vậy đến năm 2015 SRPT cần đào tạo bổ sung 45 kỹ sư kinh tế vận tải sắt, 12 kỹ sư khai thác kỹ thuật vận tải sắt, 36 chuyên viên kỹ thuật đầu máy và toa xe, 5 lái tàu, 41 tuần đường gác chắn, 12 chuyên viên công nghệ thông tin. Trong khi đó, lực lượng lao động trưởng tàu phải giảm 21 người, điều độ tàu giảm 31 người, trực ban chạy tàu giảm 47 người, gác ghi giảm 14 người, nhân viên ghép nối đầu máy toa xe giảm 32 người, trực ban

ga giảm 17 lao động,…Một số bộ phận sẽ tăng thêm trong khi một số bộ phận khác yêu cầu phải giảm số lao động, điều này SRPT cần có kế hoạch để đào tạo, đào tạo lại để bố trí nguồn nhân lực hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

- Đào tạo và đào tạo lại cần hướng đến trước mắt của năm 2015 đó là đưa vào áp dụng quy trình chạy tàu bán tự động, sử dụng thiết bị đuôi tàu, áp dụng phương thức bán vé và phục vụ hành khách mới,…SRPT cần có kế hoạch đào tạo cụ thể và cần phải chủ động trong công tác đào tạo.

- Đến năm 2020, tại SRPT nhu cầu tăng lên của các chuyên ngành kinh tế vận tải sắt, khai thác kỹ thuật vận tải sắt, kỹ thuật đầu máy và toa xe mỗi ngành là 20 lao động so với năm 2015, lái tàu tăng thêm 10, công nghệ thông tin tăng thêm 13 người, nhân viên tuần đường gác chắn tăng thêm 50 người. Ngược lại, nhân viên điều độ tàu, trực ban chạy tàu, ghép nối đầu máy toa xe, nhân viên phục vụ trên tàu dưới ga đều phải giảm từ 10 đến 25% lao động. Đây là nhu cầu trong tương lai, SRPT cần có kế hoạch dài hạn và xuyên suốt trong việc thực hiện đào tạo hàng năm. Bố trí hợp lý, đào tạo đúng đối tượng đặc biệt là lao động trẻ là một ưu tiên, có chính sách hỗ trợ phù hợp với năng lực của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty vận tải hành khách đường sắt sài gòn đến năm 2020 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)