Khảo sát thực tế và kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty vận tải hành khách đường sắt sài gòn đến năm 2020 (Trang 54 - 67)

2.4 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lựctại SRPT – Khảo sát thực

2.4.2 Khảo sát thực tế và kết quả

Để có căn cứ cho việc đánh giá về thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL tại SRPT, tác giả đã xây dựng bản câu hỏi phục vụ cho cuộc khảo sát. Mục đích của cuộc khảo sát là tìm hiểu về mức độ đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển NNL của các nhóm đối

tượng khác nhau tại SRPT. Đây là cơ sở cho việc phân tích và đánh giá, qua đó nhận diện được phần nào các nguyên nhân và tồn tại.

Đối tượng tác giả lựa chọn phục vụ cho cuộc khảo sát là 3 nhóm: thứ nhất là nhóm phụ trách nguồn nhân lực, thứ hai là nhóm đã từng tham gia một trong các khóa đào tạo do SRPT tổ chức và cuối cùng là nhóm tiềm năng chưa được đào tạo nhưng có nguyện vọng được tham gia đào tạo khi SRPT tổ chức.

Đối với nhóm phụ trách nguồn nhân lực đây là những cán bộ, chuyên viên trực tiếp làm công tác đào tạo và phát triển NNL tại 4 đơn vị (Cơ quan công ty, ga Sài Gịn, Xí nghiệp vận tải đường sắt Sài Gịn, Xí nghiệp toa xe Sài Gịn và Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn) họ là người nắm và hiểu NNL tại đơn vị mà họ đang làm việc hơn ai hết. Với nhóm này số đối tượng tham gia trả lời bản hỏi là 13 người (chiếm 100% tổng số lượng nhóm này) trong bản câu hỏi có tổng số 26 câu. Thơng tin cần quan tâm đối với nhóm này đó là ý kiến đánh giá về hình thức đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, thực hiện đào tạo và đánh giá về hiệu quả đào tạo,…hiện tại của doanh nghiệp.

Để biết được thực tế của tình hình đào tạo và phát triển NNL cũng như hiệu quả của nó trong thời gian qua, ở các nội dung:

- Nội dung đào tạo, chương trình đào tạo, đối tượng đào tạo. - Chất lượng đào tạo.

- Đánh giá về kết quả đào tạo,...

thì tác giả cho rằng không ai hiểu bằng những người đã được tham gia các khóa đào tạo do cơng ty tổ chức. Vì vậy, tác giả chọn đối tượng để khảo sát là những người đã được tham gia ít nhất 1 khóa đào tạo do công ty đưa đi đào tạo, khoảng thời gian từ năm 2009 đến cuối năm 2011. Bản hỏi có 20 câu khảo sát trên 130 người (chiếm 65,66% của nhóm này).

Ngồi ra, để có được thơng tin đa chiều, góp phần phong phú và đầy đủ, tác giả khảo sát thêm nhóm đối tượng chưa từng tham gia đào tạo nhưng có nguyện vọng sẵn sàng tham gia các chương trình đào tạo do SRPT tổ chức. Đây là các đối tượng tiềm năng cho việc đào tạo trong tương lai. Sau khi khảo sát nhóm đối tượng này, sẽ có được thơng tin về tâm tư, nguyện vọng của người lao động cũng như các ý kiến mang tính đóng góp xây dựng,….cho SRPT về các chương trình đào tạo và phát triển. Tác giả cho rằng thơng tin từ nhóm đối tượng này cũng rất thiết thực và có ý nghĩa với việc tìm hiểu thực trạng đào tạo và phát triển tại SRPT. Bản hỏi cho nhóm đối tượng này là 15 câu, khảo sát trên 50 người với các nội dung cần làm rõ đó là thăm dò phản ứng của nhóm này như thế nào với các chương trình đào tạo, nội dung và chương trình nào cần được thực hiện, vấn đề liên quan đến công tác tổ chức thực hiện đào tạo, ý kiến đóng góp cùng một số vấn đề liên quan khác.

Kết quả các vấn đề mà cuộc khảo sát mang lại có nội dung như sau:

Đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

- Hình thức đào tạo được sử dụng

Với câu hỏi “sử dụng hình thức đào tạo” cho nhóm đối tượng phụ trách nguồn nhân lực, đối với nhóm này thực hiện 13 khảo sát, kết quả cho thấy xu hướng hình thức cử người đi học ở các trường chính quy, bài giảng, hội nghị hay thảo luận và phối hợp với các đơn vị bên ngoài tổ chức các khóa đào tạo được sử dụng nhiều hơn các hình thức khác.

Bảng 2.5 Hình thức đào tạo được sử dụng

1 Tổ chức lớp học cạnh doanh nghiệp 0% 30,77% 38,46% 23,08% 7,69%

2 Cử người đi học ở các trường chính

quy 0% 0% 15,38% 46,15% 38,46%

3 Bài giảng, hội nghị hay thảo luận 0% 0% 23,08% 23,08% 53,85%

4 Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy

tờ 0% 30,77% 30,77% 38,46% 0%

5 Tổ chức học để định hướng cho nhân

viên mới 23,08% 30,77% 30,77% 7,69% 0%

6 Đào tạo theo kiểu học nghề 0% 0% 23,08% 30,77% 38,46%

7 Đào tạo qua kèm cặp, hướng dẫn 0% 7,69% 30,77% 38,46% 23,08%

8

Đào tạo thơng qua nhóm trình bày, các

hoạt động hội họp và hội thảo khơng

chính thức 15,38% 30,77% 30,77% 23,08% 0%

9 Thực hiện luân chuyển công việc để

đào tạo cán bộ công nhân 15,38% 38,46% 30,77% 15,38% 0%

1 0

Phối hợp với các tổ chức đào tạo bên

ngoài để tổ chức các khoá đào tạo trực

tiếp cho cán bộ công nhân 0% 7,69% 38,46% 38,46% 15,38%

(Nguồn: Trích từ Phụ lục 1 “Kết quả tổng hợp Bảng câu hỏi”) 1: Khơng 2: Rất ít 3: Ít 4: Thường xuyên 5: Rất thường xuyên Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy hình thức cử người đi học ở các trường chính quy hay hình thức tổ chức hội thảo, hội nghị và bài giảng được lực chọn hơn cả. Nguyên nhân cho rằng do điều kiện cơ sở vật chất của công ty không đầy đủ và thiếu phương tiện về phòng ốc, trang thiết bị nên khó khăn cho việc tổ chức các chương trình đào tạo tại chỗ, tự tổ chức.

Bộ phận phụ trách nguồn nhân lực còn hạn chế về năng lực, chưa đủ khả năng để thực hiện, nên chủ trương hợp tác với các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo bên ngoài là hoàn toàn hợp lý. Trong khi đó các hình thức đào tạo định hướng cho nhân viên mới, thơng qua nhóm trình bày hoạt động hội họp hay hình thức ln chuyển ít được thực hiện hơn cả.

SRPT nên tổ chức các lớp đào tạo tại doanh nghiệp vì bên cạnh việc tiết kiệm được chi phí thì tính thực tiễn của các lớp này khá cao do được sử dụng ngay trong và sau khi đào tạo. Hình thức ln chuyển cơng việc nên được nghiên cứu và ứng dụng vì nếu hình thức này triển khai tốt, cơng ty sẽ có những CBCNV hội tụ đủ kiến thức và kỹ năng để có thể đảm đương tốt các công việc, là những nhà quản lý điều hành tương lai.

- Việc phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển

Để xem xét việc phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo, tác giả thăm dị nhóm phụ trách nhân lực với câu hỏi “Cơng việc phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển của công ty như thế nào?” có 13 phiếu khảo sát đối với nhóm đối tượng này, kết quả cho thấy:

Bảng 2.6: Phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo

11

Công việc phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty như thế nào?

1 15,38% 2 23,08% 3 38,46% 4 23,08% 5

(Nguồn: Trích từ Phụ lục 1 “Kết quả tổng hợp Bảng câu hỏi”)

Công việc phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển là một việc làm hết sức quan trọng trong quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Đây là bước đầu tiên, chỉ khi nhận ra tầm quan trọng của hoạt động này cùng với phương pháp đánh giá phù hợp thì mới tìm ra được nhu cầu đào tạo và phát triển đúng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò nhận thấy tại SRPT chưa thật sự quan tâm đến nhiệm vụ này, có đến 38,46% ý kiến cho rằng khơng có và rất ít với việc xem trọng việc phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo.

Nhận xét:

Theo ý kiến từ cuộc khảo sát cho thấy, đánh giá nhu cầu đào tạo dựa trên việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên là một phương pháp đánh giá phù hợp với thực tế. Để việc đánh giá có kết quả cần phải tiến hành các phân tích: phân tích tổ chức, phân tích cơng việc và phân tích con người (cá nhân). Hiện nay, tại SRPT bước này chỉ làm cho đúng trình tự, đủ thủ tục là chính. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không sát với thực tế.

Phân tích tổ chức: là việc xác định rõ các mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh

trong tương lai, phân tích các nguồn lực hiện tại và các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp để từ đó nhìn thấy được sự cần thiết của cơng tác đào tạo. Hiện SRPT cịn rất lúng túng trong việc xác định chiến lược hoạt động dài hơi của mình, chỉ dừng lại ở mức “phản ứng” hay “đối phó” là chính. Chính vì vậy, SRPT chưa thấy rõ được các nhu cầu đào tạo, phát triển thực sự của chính mình.

Phân tích cơng việc: đó là dựa vào bản mơ tả công việc và kết quả thực hiện cơng

việc của cơng nhân, từ đó xác định được loại kỹ năng và các kiến thức nào là cần thiết giúp công nhân thực hiện công việc tốt hơn. Tuy nhiên, còn nhiều đơn vị của SRPT chưa có bản mơ tả cơng việc cho từng vị trí. Hiện chỉ có cơ quan cơng ty và ga Sài Gịn các chức danh có bản mơ tả cơng việc.

Phân tích cá nhân: việc xác định nhu cầu đào tạo dựa trên phân tích cá nhân tại SRPT

chưa thực hiện đầy đủ. Các đơn vị chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của lãnh đạo về các vị trí cần được đào tạo tại các đơn vị của họ. Việc phân tích cá nhân người lao động để tìm ra ngun nhân dẫn đến khơng hồn thành tốt công việc chưa bám sát thực tế. Ở phần lớn các đơn vị hiện nay của SRPT, công tác đánh giá kết quả thực hiện cơng việc cũng chỉ mang tính hình thức.

- Công tác lập kế hoạch đào tạo

Bảng 2.7: Lập kế hoạch đào tạo

12 Công việc lập kế hoạch đào tạo tại doanh nghiệp như thế nào? 1

2 7,69% 3 15,38% 4 38,46% 5 38,46%

(Nguồn: Trích từ Phụ lục 1 “Kết quả tổng hợp Bảng câu hỏi”)

Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo, công việc tiếp theo là phân tích, xác lập thứ tự ưu tiên các nội dung đào tạo, nội dung nào cần thực hiện trước, nội dung nào có thể thực hiện sau. Đó là bước lập kế hoạch đào tạo. Kết quả khảo sát đối với nhóm phụ trách nguồn nhân lực của SRPT cho thấy bước này thực hiện tương đối tốt, có 76,92% cho là thường xuyên, và có 7,69% ý kiến cho rằng rất ít thực hiện.

Nhận xét: Công tác lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực rất là quan trọng, tại SRPT tuy có thực hiện nhưng vẫn mang nặng tính hình thức, thủ tục nên chưa đi sâu vào thực tế. Việc lập kế hoạch thiếu căn cứ cơ sở khoa, mang tính cảm tính hơi nhiều nên tính thuyết phục khơng cao.

Bảng 2.8: Nội dung các chương trình đào tạo

21. Nội dung của các chương trình đào tạo có phù

hợp với nhu cầu của anh (chị) không?

1 3,85% 2 14,62% 3 31,54% 4 34,62% 5 15,38%

1: Khơng phù hợp 2: Rất ít phù hợp 3: Bình thường 4: Phù hợp 5:Rất phù hợp

Khảo sát nhóm đối tượng đã tham gia đào tạo cho thấy mức độ phù hợp là 50%, trong khi khơng phù hợp và phù hợp rất ít chiếm 18,47%, đây là một tỷ lệ mà SRPT cần suy nghĩ khi tổ chức các khóa đào tạo sắp tới của mình.

Khi tiến hành khảo sát nhóm đối tượng chưa tham gia đào tạo với nội dung câu hỏi trên, kết quả cho thấy:

Bảng 2.9: Nội dung các chương trình đào tạo với nhóm chưa được đào tạo

37 Theo anh chị nội dung các chương trình đào tạo hiện nay của doanh nghiệp như thế nào?

1 10% 2 16% 3 50% 4 18% 5 6%

(Nguồn: Trích từ Phụ lục 1 “Kết quả tổng hợp Bảng câu hỏi”)

Nội dung các chương trình đào tạo đang có vấn đề, vì mức độ cho rằng không phù hợp và phù hợp rất ít chiếm đến 26%, trong khi chỉ có 24% cho rằng là phù hợp. Đây là vấn đề mà cơng ty cần phải tìm hiểu ngun nhân một cách chi tiết, từ đó đề xuất các nội dung tiếp theo một cách phù hợp.

Nhận xét:

Nội dung đào tạo hiện tại của SRPT nhìn chung cần được chắt lọc để phù hợp với nhu cầu thực tế, tính thực tiễn cao thì mới thu hút được người học. SRPT cần mạnh dạng loại bỏ những chương trình học khơng cần thiết, đã lạc hậu.

Với nhóm đối tượng tham gia đào tạo, khi khảo sát “Theo anh (chị) đối tượng đã tham gia đào tạo như thế nào?” , có kết quả:

Bảng 2.10: Đối tượng đã tham gia đào tạo

24. Theo anh (chị) đối tượng đã tham gia đào

tạo như thế nào?

1 9,23% 2 16,15% 3 21,54% 4 30% 5 23,08%

(Nguồn: Trích từ Phụ lục 1 “Kết quả tổng hợp Bảng câu hỏi”)

Kết quả cho thấy đối tượng đã tham gia đào tạo của SRPT chưa thực sự đúng với nhu cầu của người lao động, vì chỉ có 53,08% là phù hợp trong khi có đến 25,38% cho rằng khơng phù hợp.

Trong khi đó, khảo sát nhóm đối tượng chưa tham gia đào tạo với câu hỏi: “việc xác định đối tượng để tham gia đào tạo tại doanh nghiệp của anh chị như thế nào?”

Bảng 2.11: Đối tượng chưa tham gia đào tạo

39 Theo anh chị việc xác định đối tượng để được đào tạo tại doanh nghiệp của anh chị như thế nào?

1 4% 2 14% 3 40% 4 34% 5 8%

(Nguồn: Trích từ Phụ lục 1 “Kết quả tổng hợp Bảng câu hỏi”)

Một lần nữa cho thấy việc xác định đối tượng để được đào tạo tại SRPT thực hiện chưa tốt, vì có đến 18% cho rằng khơng phù hợp hay rất ít phù hợp, 42% cho rằng là phù hợp, trong khi với 40% cho rằng bình thường.

Nhận xét:

Việc xác định đối tượng đào tạo thực hiện chưa tốt, làm chưa đúng quy trình, làm cho có, vì nể nang hay lý do nào đó,…dẫn đến người đào tạo chưa được sàn lọc kỹ, nên nhiều trường hợp đi học chỉ mang hình thức, để có bằng cấp, có chứng chỉ nhằm để lên lương, lên chức, hưởng các chế độ chính sách,…

- Tổ chức thực hiện đào tạo

Với câu hỏi “Công việc thực hiện đào tạo tại doanh nghiệp của anh chị như thế nào?” đối với nhóm phụ trách nguồn nhân lực, có kết quả như sau:

Bảng 2.12: Tổ chức thực hiện đào tạo

13 Tổ chức thực hiện đào tạo tại doanh nghiệp của anh chị như thế nào?

1 2 7,69% 3 30,77% 4 46,15% 5 15,38%

(Nguồn: Trích từ Phụ lục 1 “Kết quả tổng hợp Bảng câu hỏi”) 1: Hồn tồn khơng tốt

2: Khơng tốt 3: Bình thường 4: Tốt

5:Rất tốt

Theo kết quả khảo sát việc tổ chức thực hiện đào tạo tại SRPT nhìn chung tương đối, cần tiếp tục chỉnh đốn và làm tốt hơn trong thời gian tới.

Nhận xét:

SRPT bên cạnh việc xác định đối tượng để đào tạo chưa thực hiện tốt thì vấn đề tổ chức thực hiện đào tạo cịn mang nặng tính hành chính. Cụ thể việc phối kết hợp với các trường, các đơn vị trong việc đào tạo chưa đồng bộ, thiếu sự linh động trong trao đổi, chính

mối liên kết chưa chặt chẽ này dẫn đến việc có những khóa đào tạo khơng đáp ứng được u cầu thực tế của doanh nghiệp, nếu có thì hiệu quả cũng thấp. Việc giao hẳn cho đơn vị đào tạo trong việc xây dựng chương trình, giảng dạy, quản lý học viên,… bên cạnh những thuận lợi thì cần phải xây dựng quy chế phối hợp để việc hợp tác này mang lại hiệu quả cao hơn.

Mặc khác, nguyên nhân của việc tổ chức thực hiện đào tạo còn bất cập là do thiếu kinh phí để thực hiện, việc bố trí lao động thay thế cịn gặp những khó khăn nhất định.

- Đánh giá kết quả sau đào tạo.

Với nội dung “Việc tổ chức đánh giá ngay khi kết thúc khóa đào tạo tại doanh nghiệp của anh chị được thực hiện tốt”, đối với nhóm phụ trách nguồn nhân lực:

Bảng 2.13: Đánh giá ngay sau đào tạo với nhóm phụ trách NNL

14

Việc tổ chức đánh giá ngay khi kết thúc

đào tạo tại doanh nghiệp của anh chị được thực hiện tốt 1 2 38,46% 3 38,46% 4 7,69% 5 15,38%

(Nguồn: Trích từ Phụ lục 1 “Kết quả tổng hợp Bảng câu hỏi”)

Việc đánh giá ngay khi kết thúc đào tạo tại SRPT hiện nay rất yếu. Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty vận tải hành khách đường sắt sài gòn đến năm 2020 (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)