Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43)

2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của BIDV

2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Sau ngày thành lập với cơ cấu tổ chức chỉ gồm 8 chi nhánh với hơn hai 200 cán bộ nhân viên, đến nay một mơ hình Tổng cơng ty của BIDV được thành lập với năm đơn vị cụ thể là : khối liên doanh, trụ sở chính, chi nhánh và sở giao dịch, khối đơn vị sự nghiệp và văn phịng đại diện, các cơng ty con.

Khối liên doanh:

Tại ngày 31/12/2012, Ngân hàng có năm cơng ty liên doanh bao gồm: ngân hàng liên doanh VID Public (VID), ngân hàng liên doanh Lào Việt (LVB), ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB), công ty liên doanh Tháp BIDV (BIDV Tower), công ty liên doanh Quản lý Đầu tư BIDV Việt Nam Partners (BVIM).

Trụ sở chính:

Các ban/ Trung tâm: Trung tâm thanh toán, trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại, ban kiểm soát, ban kiểm tra và giám sát, ban công nghệ thông tin, ban quản lý rủi ro, ban đầu tư...

Chi nhánh và Sở giao dịch

Ngân hàng đã phát triển mạng lưới phủ kín 63 tỉnh thành trong cả nước, nâng tổng số điểm mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng đến 31/12/2012 lên 117 chi nhánh và sở giao dịch, 432 phòng giao dịch và 113 quỹ tiết kiệm.

Khối đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện bao gồm: trung tâm công nghệ

thông tin BIDV; trường đào tạo cán bộ BIDV (BTC); văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng, Hồ Chí Minh; văn phịng đại diện tại Campuchia, Myanmar, Séc.

Các công ty con:

Tại ngày 31/12/2012, Ngân hàng có năm cơng ty con bao gồm: công ty cho th tài chính TNHH MTV BIDV (BLC), cơng ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC), công ty CP chứng khốn BIDV (BSC), tổng cơng ty CP bảo hiểm BIDV (BIC), công ty TNHH BIDV Quốc tế tại HongKong (BIDVI).

Công ty liên kết:

Tại ngày 31/12/2012, Ngân hàng có hai cơng ty liên kết gồm: cơng ty CP cho thuê máy bay Việt Nam (VALC), công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC).

2.1.2 Kết quả hoạt động trong thời gian vừa qua:

Bảng 2.1: Số liệu hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn năm 2008 đến 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ Tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Chỉ tiêu quy mô

Tổng tài sản 242.316 292.198 366.268 405.755 484.785 Vốn chủ sở hữu 9.969 13.977 24.220 24.390 26.494 Tổng dư nợ cho vay

khách hàng trước DPRR 160.983 198.979 254.192 293.937 339.924 Tiền gửi và phát hành

Chỉ tiêu chất lƣợng

Tỷ lệ nợ xấu 2,75% 2,82% 2,72% 2,96% 2,90%

Tỷ lệ nợ nhóm ii 20,70% 16% 11,85% 11,82% 9,99%

Chỉ tiêu hiệu quả

Tổng thu nhập từ các hoạt

động 8.520 9.983 11.488 15.414 16.677

Chi phí hoạt động -3.292 -5.248 -5.546 -6.652 -6.765 Chi dự phòng rủi ro -3.087 -1.539 -1.317 -4.542 -5.587 Lợi nhuận trước thuế 2.142 3.196 4.626 4.220 4.325 Lợi nhuận thuần của chủ

sở hữu 1.708 2.520 3.758 3.209 3.265

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2008 đến 2012)

2.1.2.1 Tổng tài sản

Hình 2.1 : Tổng tài sản của BIDV giai đoạn năm 2008 đến 2012

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2008 đến 2012)

Trải qua năm mươi lăm năm hoạt động BIDV đã từng bước khẳng định được thương hiệu của mình trong hoạt động lĩnh vực ngân hàng và trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Điều đó được thể hiện thơng qua tổng tài sản

242.316 292.198 366.268 405.755 484.785 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản

2012 tổng tài sản tăng gấp 2 lần từ 242.316 tỷ đồng lên đến 484.785 tỷ đồng. Với tốc độ bình quân tăng mỗi năm là 20%, tuy nhiên riêng năm 2011 tốc độ chỉ đạt 10%. Đến năm 2012 tổng tài sản đạt 484.785 đạt mức tăng trưởng cao 19,5% so với năm trước, giữ vững vị trí thứ 3 về quy mô tổng tài sản trên thị trường sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền nông thôn và Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

2.1.2.2 Huy động vốn:

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn giai đoạn 2008-2012

Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn vốn huy động 128.816 166.291 188.828 251.924 244.838 331.116 % Tăng trưởng so với

năm trước 29% 14% 33% -3% 35%

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2008 đến 2012)

Hoạt động huy động vốn của BIDV được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Theo bảng số liệu 2.1 và 2.2, năm 2008 nguồn huy động chỉ đạt 166.921 tỷ đồng thì vào cuối năm 2009 là 188.828 tỷ đồng (tăng 22.527 tỷ đồng tương đương 14%). Với tốc độ tăng trưởng 33% so với năm 2009 thì đến năm 2010 nguồn huy động đạt 251.924 tỷ đồng. Riêng đến năm 2011, do bất ổn của nền kinh tế hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức con số huy động giảm mạnh xuống âm 3% so với năm trước đạt 244.828 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2012, huy động vốn từ tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá của BIDV tăng mạnh, đạt 331.116 tỷ đồng, tăng 35% tương đương 86.278 tỷ đồng so với năm 2011, cao hơn tăng trưởng bình qn tồn hệ thống và là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây.

Hình 2.2: Biểu đồ huy động vốn của BIDV giai đoạn năm 2008 - 2012

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2008 đến 2012)

Cơ cấu huy động vốn của BIDV đang chuyển dịch theo hướng bền vững, ổn định theo hướng tăng dần tiền gửi của khách hàng cá nhân. Năm 2011, cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tăng nhanh và vươn lên dẫn đầu, thay thế vị trí trước đây của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế. Cuối năm 2011, tỷ trọng tiền gửi dân cư đạt 45% tăng 8% so với năm 2010, tỷ trọng tiền gửi định chế tài chính đạt 24%, giảm 17% so với năm 2010, và tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế là 31%, tăng 9% so với năm 2010.

Hình 2.3: Cơ cấu huy động vốn của BIDV giai đoạn năm 2010 đến 2012

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2010 đến 2012)

166.291 188.828 251.924 244.838 331.116 29% 14% 33% -3% 35% 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 -10% 0% 10% 20% 30% 40% 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn vốn huy động

%tăng trưởng so với năm trước

37% 45% 58% 41% 24% 18% 22% 31% 24% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2010 2011 2012 Tổ chức kinh tế Định chế tài chính Dân cư

Việc cơ cấu nguồn vốn khơng cân đối, ngân hàng có thể sẽ gặp phải những khó khăn về thanh khoản khi các tổ chức kinh tế quyết tốn cơng nợ lẫn nhau. Để đạt được tính ổn định của nền vốn, ngay từ đầu năm 2012 toàn hệ thống đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh huy động vốn với các biện pháp cụ thể như: ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tích chất đặc thù của từng khách hàng, đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ tiệm cận dần với thông lệ chung, phù hợp với điều kiện kinh doanh; thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thưởng. Kết quả của sự nổ lực cố gắng đó, vào cuối năm 2012 tỷ trọng huy động vốn dân cư tiếp tục tăng từ 45% vào năm 2011 lên 58% vào năm 2012, tỷ trọng huy động vốn của định chế tài chính là 18% giảm 6% so với năm trước và tỷ trọng huy động vốn của tổ chức kinh tế cũng giảm 7% từ 31% vào năm 2011 xuống còn 24% vào năm 2012.

Với định hướng ổn định và tăng trưởng nguồn vốn, việc tái cấu trúc nền vốn thông qua huy động từ khách hàng cá nhân là bước đi đúng đắn và cần thiết trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên việc tăng trưởng huy động từ tổ chức kinh tế không ổn định đã phản ánh công tác bán chéo sản phẩm, bán đa sản phẩm còn hạn chế, việc quan tâm tiếp thị các tổ chức gửi tiền chưa được đầu tư nhân lực, vật lực đúng mức.

2.1.2.3 Hoạt động tín dụng:

Về tăng trƣởng tín dụng:

Ngân hàng BIDV nằm trong 3 Ngân hàng đứng đầu về cho vay. Hoạt động truyền thống của BIDV là tài trợ cho các dự án quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cung ứng tín dụng vào hỗ trợ xuất khẩu, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ nông nghiệp. Một số khách hàng lớn của BIDV như Tập đồn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đồn Viễn thơng Quân đội (Viettel),… Cùng với mở rộng quy mơ, tăng trưởng tín dụng của BIDV tăng dần qua các năm, cụ thể tổng dư nợ cho vay khách hàng trước DPRR từ năm 2008 là 160.983 tỷ đồng tăng 37.996 tỷ đồng (tương đương

với 23%) đạt 198.979 tỷ đồng vào năm 2009, năm 2010 đạt 254.192 tỷ đồng tăng 55.213 tỷ đồng (tương đương với 28%) so với năm 2009, và đến năm 2012 đạt 339.924 tỷ đồng tăng 15,6% so với năm 2011. Đây là mức tăng trưởng nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN và phù hợp với nền khách hàng cũng như điều kiện môi trường kinh doanh. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/ huy động vốn (LTD) của BIDV giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 lần lượt là 0,97; 1,05; 1; 1,2; 1,03. Nếu tỷ lệ LTD quá cao, ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản, ngược lại tỷ lệ quá thấp có thể làm ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn, hiệu quả khơng cao. Nhìn chung, ta có thể thấy việc sử dụng nguồn vốn của BIDV đạt hiệu quả tương đối tốt.

Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV với dư nợ ngắn hạn chiếm ưu thế hơn so với trung dài hạn. Năm 2012, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn là 67,9%, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn là 32,1%. Điều này có thể lý giải được Ngân hàng ln ưu tiên cấp tín dụng chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, khách hàng có sử dụng dịch vụ nhiều, đảm bảo mục tiêu đòn bẩy phát triển dịch vụ của ngân hàng.

Về chất lƣợng tín dụng:

Với chính sách phát triển thận trọng của BIDV, BIDV ln kiểm sốt chặt chẻ chất lượng tín dụng với các biện pháp giảm nợ xấu được tăng cường sát sao và khoa học.

Hình 2.4: Biểu đồ chất lƣợng tín dụng BIDV giai đoạn năm 2010 – 2012

2.75% 2.82% 2.72% 2.96% 2.90% 20.70% 16.00% 11.85% 11.82% 9.99% 76.55% 81.18% 85.43% 85.22% 87.11% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ nhóm 2 Tỷ lệ nợ nhóm 1

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của BIDV ln được kiểm sốt dưới mức 3%. Tỷ lệ nợ xấu 3 năm liên tiếp từ 2010 đến 2012 lần lượt là 2,72%; 2,96%; 2,90 %. Do nền khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngắn hạn, làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Mặc dù không tránh khỏi những bất lợi từ môi trường kinh doanh, song BIDV đã chỉ đạo các chi nhánh chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như thành lập các tổ kiêm tra, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu linh hoạt, rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính, có tình hình đột biến và nguy cơ khơng trả được nợ để lên ngay kế hoạch xử lý.

2.1.2.4 Thu dịch vụ ròng

Bảng 2.3 Thu dịch vụ ròng của BIDV giai đoạn 2008 đến 2012

Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Thu dịch vụ ròng Doanh thu (tỷ đồng) 1.003 1.350 1.777 2.157 2.136

Tốc độ tăng trưởng (%) 35% 32% 21% -1% Dịch vụ bảo lãnh Doanh thu (tỷ đồng) 467 560 632 817 787

Tốc độ tăng trưởng (%) 20% 13% 29% -4% Dịch vụ thanh toán Doanh thu (tỷ đồng) 422 607 731 873 787

Tốc độ tăng trưởng (%) 44% 20% 19% -10% Các dịch vụ khác bao gồm dịch vụ thẻ, phi tín dụng, BSMS, bảo hiểm… Doanh thu (tỷ đồng) 114 183 414 467 562 Tốc độ tăng trưởng (%) 61% 126% 13% 20%

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2008 đến 2012)

Năm 2008 thu dịch vụ rịng (khơng bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phát sinh) của toàn hệ thống ngân hàng BIDV đạt 1.003 tỷ đồng tăng trưởng gấp hơn 2 lần so với năm 2007 và đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với tốc độ tăng

trưởng 35% năm 2009 thu dịch vụ ròng đạt 1.350 tỷ đồng và vẫn tiếp tục đứng đầu hệ thống. Cùng với tăng trưởng của tín dụng, thu dịch vụ rịng tiếp tục tăng, từ 1.777 tỷ đồng vào năm 2010 tăng 380 tỷ đồng (tương đương 21%) đạt 2.157 tỷ đồng. Ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ rịng vào năm 2011 có dấu hiệu giảm dần do ảnh hưởng của nền kinh tế năm 2011 có nhiều bất ổn và khó khăn. Cho đến năm 2012, tình hình kinh tế càng trở nên khó khăn hơn, với sự nổ lực của tồn hệ thống, thu dịch vụ ròng đạt 2.136 tỷ đồng, xấp xỉ mức thực hiện của năm 2011.

Nhìn chung, về cơ cấu dịch vụ thanh toán và bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu dịch vụ của BIDV qua các năm từ 2008 đến 2012. Và cơ cấu này có xu hướng dần cân bằng hơn cho đến năm 2012. Tỷ trọng thu dịch vụ rịng (khơng bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phát sinh) được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.5: Tỷ trọng thu dịch vụ ròng giai đoạn năm 2008 đến 2012:

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2008 đến 2012)

Nhận xét riêng đối với dịch vụ thanh toán:

Doanh thu của dịch vụ thanh toán tăng liên tục từ năm 2008 đến năm 2011 từ 422 tỷ đồng tăng đến 873 tỷ đồng , tuy nhiên đến 31/12/2012 giảm còn 787 tỷ đồng, giảm 86 tỷ đồng so với năm 2011. Mức giảm sút thu phí dịch vụ thanh tốn chủ yếu từ dịch vụ chuyển tiền, các sản phẩm thanh toán trong nước như thanh toán song phương, đa phương, thanh toán lương, thu hộ,…đóng góp cịn thấp trong tổng dịch vụ thanh toán. 47% 41% 36% 38% 37% 42% 45% 41% 40% 37% 11% 14% 23% 22% 26% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Dịch vụ khác Dịch vụ thanh toán Dịch vụ bảo lãnh

Về cơ cấu phí dịch vụ thanh tốn, qua bảng 2.4 ta nhận thấy rằng phí thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng gấp 2 lần so với phí thu từ dịch vụ thanh toán trong nước và phí thu từ tài trợ thương mại có xu hướng giảm dần so với thu từ chuyển tiền quốc tế. Nguyên nhân của vấn đề này do hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do vậy hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên tổng phí dịch vụ TTQT luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong dịch vụ thanh toán. Điều này chứng tỏ hoạt động TTQT là hoạt động quan trọng và mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động dịch vụ thanh toán tại BIDV.

Bảng 2.4: Cơ cấu phí dịch vụ thanh tốn của BIDV giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Loại dịch vụ Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Dịch vụ

thanh tốn quốc tế

Phí tài trợ thương mại 153 230 197 269 241 Phí chuyển tiền quốc tế 132 192 290 323 303

Tổng 285 422 487 592 544 Tỷ trọng 68% 70% 67% 68% 69% Dịch vụ thanh tốn trong nước Phí 137 185 244 281 243 Tỷ trọng 32% 30% 33% 32% 31% Phí dịch vụ thanh tốn 422 607 731 873 787

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2008 đến 2012)

2.1.2.5 Các chỉ tiêu khác

Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất và rõ ràng nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Đối với BIDV, giai đoạn 2008 – 2012 chỉ tiêu này có lúc thăng, có lúc trầm, năm 2008 lợi nhuận trước thuế đạt 2.142 tỷ đồng, đến năm

2009 chỉ tiêu này đạt 3.196 tỷ đồng và tăng vượt bật vào năm 2010 là 4.626 tỷ đồng với mức tăng tuyệt đối 1.430 tỷ đồng, tương đương 45% so với năm 2009.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hết sức khó khăn, thách thức như lạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)