Theo lộ trình tập trung hóa bắt từ năm 2008, các hoạt động TTQT được thực hiện tại TFC và cho đến cuối năm 2009 thì việc tập trung hóa mới được thực hiện hồn tồn. Do vậy số liệu tác giả thu thập dưới đây lấy cột mốc tại thời điểm đầu năm 2010 cho đến nay.
Bảng 2.5: Hoạt động TTQT của BIDV giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị : triệu USD
Giao dịch Doanh số 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 1. L/C nhập khẩu 4.863 7.483 6.755 3.219 1.1. Mở L/C 2.157 3.919 3.504 1.675
1.2. Các BCT trả ngay đã thanh toán 1.054 1.58 1.224 662 1.3. Các BCT trả chậm đã chấp nhận 1.652 1.984 2.027 882
2. L/C xuất khẩu 1.055 1.551 1.774 789
2.1. Thông báo/ Thông báo sửa đổi 957 1.416 1.366 619
2.2. Chiết khấu 98 135 408 170
3. Nhờ thu nhập khẩu 288 370 347 195
3.1. Thông báo 156 191 181 100
3.2. Thanh toán 132 179 166 95
4. Nhờ thu xuất khẩu 1.207 1.529 1.605 745
4.1 Theo L/C 1.003 1.309 1.334 598 4.2 Không theo L/C 204 229 271 147 5. Chuyển tiền 1.856 2.162 1.998 951 5.1 TTR đi 726 793 538 326 1.1.1 Mậu dịch 662 688 477 257 1.1.2 Phi mậu dịch 64 105 61 69 5.2 TTR đến 1.13 1.369 1.461 625 1.2.1 Mậu dịch 1.072 1.286 1.386 590 1.2.2 Phi mậu dịch 58 83 75 36
Nhìn vào bảng số liệu 2.5 ta thấy rằng hoạt động TTQT của BIDV giai đoạn này rõ ràng có sự khơng ổn định. Nhận xét cụ thể cho từng phương thức thanh toán quốc tế như sau:
Hoạt động L/C nhập khẩu:
Doanh số mở L/C nhập khẩu năm 2011 tăng 1.762 triệu USD (tương đương 81,68%) so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 thì doanh số này giảm 415 triệu USD(tương đương 10,29%) đạt 3.504 triệu USD. Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 doanh số mở LC đạt 1.675 triệu USD (gần bằng 1/2 so với năm 2012).
Doanh số thanh toán L/C trả ngay năm 2011 cũng tăng 49,9% so với năm 2010 đạt 1.580 triệu USD và giảm còn 1.224 triệu USD vào năm 2012, cho đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thanh toán L/C trả ngay đạt 662 (bằng 54% so với năm 2012). Đối với doanh số chấp nhận thanh tốn/ thanh tốn LC trả chậm thì ln tăng từ năm 2010 đến năm 2012 cụ thể năm 2010 đạt 1.652 triệu USD, đến năm 2012 đạt 2.027 triệu USD,tính trong 6 tháng đầu năm thì doanh số này đạt 882 triệu USD(gần bằng ½ so với năm 2012). Ngồi ra ta nhận thấy rằng, doanh số chấp nhận thanh toán/thanh toán L/C trả chậm lớn hơn doanh số thanh toán L/C trả ngay và sự chênh lệch trong giai đoạn này cao nhất vào năm 2012 đạt 803 triệu USD.
Hoạt động L/C xuất khẩu
Doanh số thông báo và thông báo sửa đổi L/C xuất khẩu vào năm 2011 tăng 459 triệu USD (tương đương 47,96%) so với năm 2010 và đạt 1.416 triệu USD. Từ năm 2011 đến năm 2012 doanh số này cũng giảm nhẹ 50 triệu USD, đạt 1.366 triệu USD, tính đến hết 6 tháng năm 2013 doanh số này đạt 619 triệu đồng (gần bằng 1/2 so với năm 2012).
Trong khi những hoạt động khác có dấu hiệu giảm vào năm 2012 nhưng riêng doanh số hoạt động chiết khấu L/C xuất luôn tăng từ giai đoạn 2010 đến 2012, từ 98 triệu USD vào năm 2010 doanh số này tăng gấp 4 lần đạt 408 triệu USD vào năm
2012. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số này đạt 170 triệu USD (bằng 41,67% so với năm 2012)
Hoạt động nhờ thu nhập khẩu
Hoạt động thơng báo và thanh tốn nhờ thu nhập khẩu của BIDV cũng giống như đa số các hoạt động TTQT khác tăng vào năm 2011 và giảm nhẹ vào năm 2012. Doanh số thông báo năm 2010 đạt 156 triệu USD và tăng 22,44% (tương đương 35 triệu USD) vào năm 2011 đạt 191 triệu USD. Đến năm 2012 doanh số này đạt 181 triệu USD giảm 10 triệu USD so với năm 2011, tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số này đã đạt 100 triệu (bằng 55,25% so với năm 2012).
Đối với doanh số thanh toán nhờ thu nhập khẩu với tốc độ tăng 36% so với năm 2010, doanh số thanh toán nhờ thu năm 2011 đạt 179 triệu USD, đến năm 2012 doanh số này cũng giảm cịn 166 triệu USD, tính đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này đạt 95 triệu USD (bằng 57,23% so với năm 2012)
Hoạt động nhờ thu xuất khẩu (bao gồm LC và không theo LC)
Đối với hoạt động này, doanh số luôn tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Doanh số nhờ thu năm 2010 đạt 1.207 triệu USD, đến năm 2011 tăng 322 triệu USD ( tương đương 27%) đạt 1.529 triệu USD. Tăng trưởng chậm với mức tăng trưởng 5% so với năm 2011, năm 2012 doanh số đạt 1.605 triệu USD. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số đạt 745 triệu USD (gần bằng 1/2 so với năm 2012)
Hoạt động chuyển tiền quốc tế
Hoạt động chuyển tiền quốc tế được chia làm 2 mảng là chuyển tiền quốc tế đi và chuyển tiền quốc tế đến. Hoạt động chuyển tiền đến trong giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 luôn chiếm tỷ trọng cao gấp 2 lần so với với hoạt động chuyển tiền đi. Riêng năm 2012, tỷ trọng này tăng đột biến gần gấp 3 lần.
Doanh số hoạt động chuyển tiền đi năm 2010 đạt 726 triệu USD, đến năm 2011 với tốc độ tăng 9,3% (tương đương 67 triệu USD) so với năm 2010 và đạt 793 triệu USD, tuy nhiên đến năm 2012 thì giảm mạnh chỉ cịn 538 triệu (giảm tương
đương 32%) so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số này đã có dấu hiệu tăng dần trở lại đạt 326 triệu USD (hơn 1/2 so với năm 2012).
Đối với hoạt động chuyển tiền đến thì doanh số ln tăng từ năm 2010 đến năm 2012, doanh số TTR đến năm 2011 đạt 1.369 triệu USD, tăng 238.7 triệu USD so với năm 2010. Tiếp tục tăng cho đến năm 2012 doanh số này đạt 1.461 triệu USD. Tuy nhiên doanh số này tính đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 625 triệu USD thì nếu 6 tháng cuối năm khơng có sự tăng trưởng mạnh thì có khả năng trong năm 2013 doanh số này sẽ khơng tiếp tục tăng như những năm trước đó.
Nhận xét chung về tổng thể các hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013:
Nhìn chung sau khi thực hiện tập trung hóa hồn tồn từ đầu năm 2010 đến nay, hoạt động TTQT của BIDV ở giai đoạn này cũng đã đạt được những mặt tích cực như sau: có đạt sự tăng trưởng mạnh vào năm 2011 và do tình hình kinh tế khó khăn nên giảm nhẹ vào năm 2012 (ngoại trừ doanh số thanh toán/chấp nhận thanh toán bộ chứng từ trả chậm, chiết khấu hàng xuất, TTR đến và nhờ thu xuất khẩu đều tăng liên tục từ 2010 đến 2012). Tuy nhiên, sự tăng trưởng không ổn định nguyên nhân ảnh hưởng bất ổn của nền kinh tế từ năm 2010 cho đến nay. Đối mặt với những khó khăn của doanh nghiệp trong nước như lãi suất vay cao, hoạt động kinh doanh giảm, chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng nhà nước… do vậy hoạt động TTQT đối với mãng hàng nhập nói riêng cũng như hoạt động TTQT nói chung tại ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Năm 2011, sự gia tăng trong doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như vậy là kết quả của sự nổ lực rất lớn của ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên. Ngân hàng luôn phát triển những dòng sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp, đồng thời chính sách hổ trợ tối đa cho doanh nghiệp như cho vay lãi suất thấp, tài trợ vốn bằng hình thức đảm bảo bằng chính lơ hàng nhập… để doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay vượt qua giai đoạn kinh tế suy thoái. Tuy nhiên mặc dù với sự nổ lực cố gắng của
toàn thể nhân viên, việc ảnh hưởng mạnh của nền kinh tế đến năm 2012 dẫn đến đa số doanh số của hoạt động thanh toán quốc đều giảm nhẹ so với năm 2011. Riêng đối với mãng hàng xuất như chiếu khấu bộ chứng từ xuất, nhờ thu xuất khẩu, TTR đến có doanh số vẫn tăng năm 2012 nguyên nhân được những chính sách hổ trợ xuất khẩu của Nhà nước cho các doanh nghiệp, đồng thời ngân hàng cũng hổ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách phát triển thêm phương thức chiết khấu lô hàng xuất cho cả phương thức TTR thay vì trước đây chỉ có phương thức L/C và nhờ thu.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy rằng nền kinh tế vẫn chưa có khởi sắc tốt và việc tăng trưởng doanh số TTQT trong năm nay cũng hết sức khó khăn cho đội ngũ nhân viên nói riêng cũng như ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, với những nổ lực trong việc phát triển sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp theo từng thời kỳ, đưa sản phẩm đến với doanh nghiệp, sự phục vụ nhiệt tình và hướng dẫn tốt nhất của nhân viên…doanh số của hoạt động TTQT tính đến 6 tháng đầu năm đã đạt gần 1/2 so với năm 2011, với hi vọng tăng trưởng 6 tháng cuối năm sẽ mạnh hơn 6 tháng đầu năm thì doanh số thanh tốn quốc tế năm 2012 sẽ duy trì hoặc tăng nhẹ so với năm 2011.
Cơ cấu hoạt động TTQT:
Nhận xét về tỷ trọng hoạt động tài trợ thương mại ở 2 mãng hàng nhập và hàng xuất trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay ta thấy rằng hàng nhập luôn chiếm tỷ trọng cao gấp 2 so với hàng xuất.(chi tiết thể hiện ở bảng 2.6)
Bảng 2.6: Cơ cấu hàng nhập và hàng xuất trong hoạt động tài trợ thƣơng mại của BIDV giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị : triệu USD Chỉ tiêu Năm Doanh số Tỷ trọng Nhập Xuất Nhập Xuất 2010 5.151 2.262 69% 31% 2011 7.853 3.080 72% 28%
2012 7.102 3.379 68% 32% 6 tháng đầu năm 2013 3.414 1.534 69% 31%
(Nguồn báo cáo HĐKD của BIDV từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013)
Bảng 2.7 thể hiện tỷ trọng từng phương thức thanh tốn thanh tốn quốc tế, ta có thể thấy rằng phương thức tín dụng chứng từ là phương thức chủ yếu, kế đến là phương thức chuyển tiền và cuối cùng là phương thức nhờ thu. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp hiện nay ưa chuộng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ nhất vì phương thức này đảm bảo an toàn cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu, kế đến là phương thức chuyển tiền vì sự đơn giản về thủ tục cũng như nhanh chóng, cuối cùng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là phương thức nhờ thu do sự đảm bảo an tồn của nó thấp hơn với thư tín dụng.
Bảng 2.7: Cơ cấu phƣơng thức thanh toán quốc tế đƣợc sử dụng tại BIDV giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị: triệu USD Phương thức TTQT Năm L/C Nhờ thu TTR Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Năm 2010 6.921 75% 492 5% 1.856 20% Năm 2011 10.343 79% 599 5% 2.162 16% Năm 2012 9.863 79% 618 5% 1.998 16% 6 tháng đầu năm 2013 4.606 78% 342 6% 951 16%
(Nguồn báo cáo HĐKD của BIDV từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013)
Nhận xét về tỷ trọng chuyển tiền mậu dịch và phi mậu dịch trong phương thức chuyển tiền, ta thấy rằng chuyển tiền mậu dịch luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điểm chú ý nhất là tỷ trọng chuyển tiền đi theo phi mậu dịch đang có xu hướng tăng dần (năm
tỷ trọng tăng đến 21%). Hoạt động chuyển tiền đi của BIDV đang có xu hướng tăng dần nguyên nhân hiện nay việc du học ngày càng trở nên phổ biến do vậy doanh số này tăng chủ yếu vì các khách hàng cá nhân chuyển tiền học phí, trợ cấp…cho du học sinh ngày càng tăng. Như vậy, việc phục vụ cho các đối tượng khách hàng cá nhân cũng phải được chú trọng để mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hang. Điều này khơng chỉ nhằm duy trì và phát triển đối tượng khách hàng này mà cịn góp phần tăng doanh số, tăng phí dịch vụ cho ngân hàng.
Bảng 2.8: Cơ cấu chuyển tiền mậu dịch và phi mậu dịch trong phƣơng thức chuyển tiền của BIDV giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Phương thức Năm TTQT
TTR đi TTR đến
Mậu dịch Phi mậu dịch Mậu dịch Phi Mậu dịch
2010 91% 9% 95% 5%
2011 87% 13% 94% 6%
2012 89% 11% 95% 5%
6 tháng đầu năm 2013 79% 21% 94% 6%
(Nguồn báo cáo HĐKD của BIDV từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013)
Tóm lại, từ khi tập trung hóa các hoạt động tài trợ thương mại tại TFC đã đạt được các mặt tích cực sau:
Việc tập trung xử lý hoạt động TTTM tại TFC thể hiện sự chun mơn hóa cao trong q trình hoạt động TTQT của BIDV.
Quy trình hoạt động rõ ràng, minh bạch, chia rõ trách nhiệm giữa các phòng ban, giữa chi nhánh và TFC.
Ngồi ra tập trung hóa cịn giảm được nhiều rủi ro tác nghiệp so với trước đây hơn do có sự quản lý của TFC, góp phần nâng cao uy tín của BIDV trên hệ thống ngân hàng trên thế giới.
Đối với hoạt động chuyển tiền quốc tế cũng còn xảy ra nhiều rủi ro tác nghiệp khi các chi nhánh trực tiếp đi điện như: sai cấu trúc điện, sai mã quy định, thu sai phí, chậm tra sốt điện đến…
Quy trình làm việc giữa TFC và các chi nhánh còn nhiều vấn đề như việc gửi thiếu hồ sơ cho TFC, đường truyền dữ liệu thường hay bị lỗi, chứng từ TFC nhận được là bản scan nên chứng từ mờ khó xử lý nhất là trong việc kiểm bộ chứng từ…do vậy hồ sơ xử lý chưa đạt hiệu quả nhanh nhất.
Các cán bộ làm việc tại TFC vẫn thường hay xảy ra lỗi trong quá trình tác nghiệp như phát hành sai sót nhỏ về nội dung L/C so với đơn đề nghị của khách hàng, bắt sai lỗi khi kiểm bộ chứng từ nhập, hoặc không nhất quán về quan điểm khi thực hiện kiểm chứng từ xuất dẫn đến cùng một bộ chứng từ mà bắt lỗi khác nhau nhiều lần…tất cả các vấn đề này đều làm cho khách hàng cảm thấy khơng hài lịng về phong cách làm việc cũng như sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên BIDV.
Việc xử lý hồ sơ chưa thật sự tốt thể hiện thông qua việc TFC thường hay xử lý hồ sơ giao dịch trễ vào cuối ngày dẫn đến việc gửi thông báo hay kết quả đến khách hàng chưa kịp thời.
Đồng thời, TFC không trực tiếp trao đổi với khách hàng mà thông qua chi nhánh do vậy đơi khi vẫn xảy ra tình trạng chi nhánh đã tiếp nhận yêu cầu của khách hàng nhưng khi TFC thực hiện lại khơng đúng u cầu đó. Ví dụ như khi chi nhánh phát hành L/C nháp cho khách hàng và khách hàng đã điều chỉnh lại khác so với đơn đề nghị, nhưng khi gửi hồ sơ ra TFC thì chi nhánh quên điều chỉnh những điểm này dẫn đến phát hành L/C gốc không đúng theo yêu cầu của khách hàng.
Đội ngũ các cán bộ giao dịch tại chi nhánh và TFC đa số cũng còn khá trẻ và còn thiếu kinh nghiệm nên vẫn chưa có thể hiểu rõ những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện hoạt động TTQT để tư vấn cụ thể cho khách hàng, việc giải đáp hết những vướng mắc của khách hàng cũng còn hạn chế, đồng thời khi xảy ra vấn đề thì chưa có hướng xử lý tốt.