Huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 46 - 48)

2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của BIDV

2.1.2.2 Huy động vốn

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn giai đoạn 2008-2012

Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn vốn huy động 128.816 166.291 188.828 251.924 244.838 331.116 % Tăng trưởng so với

năm trước 29% 14% 33% -3% 35%

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2008 đến 2012)

Hoạt động huy động vốn của BIDV được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Theo bảng số liệu 2.1 và 2.2, năm 2008 nguồn huy động chỉ đạt 166.921 tỷ đồng thì vào cuối năm 2009 là 188.828 tỷ đồng (tăng 22.527 tỷ đồng tương đương 14%). Với tốc độ tăng trưởng 33% so với năm 2009 thì đến năm 2010 nguồn huy động đạt 251.924 tỷ đồng. Riêng đến năm 2011, do bất ổn của nền kinh tế hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức con số huy động giảm mạnh xuống âm 3% so với năm trước đạt 244.828 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2012, huy động vốn từ tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá của BIDV tăng mạnh, đạt 331.116 tỷ đồng, tăng 35% tương đương 86.278 tỷ đồng so với năm 2011, cao hơn tăng trưởng bình qn tồn hệ thống và là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây.

Hình 2.2: Biểu đồ huy động vốn của BIDV giai đoạn năm 2008 - 2012

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2008 đến 2012)

Cơ cấu huy động vốn của BIDV đang chuyển dịch theo hướng bền vững, ổn định theo hướng tăng dần tiền gửi của khách hàng cá nhân. Năm 2011, cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tăng nhanh và vươn lên dẫn đầu, thay thế vị trí trước đây của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế. Cuối năm 2011, tỷ trọng tiền gửi dân cư đạt 45% tăng 8% so với năm 2010, tỷ trọng tiền gửi định chế tài chính đạt 24%, giảm 17% so với năm 2010, và tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế là 31%, tăng 9% so với năm 2010.

Hình 2.3: Cơ cấu huy động vốn của BIDV giai đoạn năm 2010 đến 2012

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2010 đến 2012)

166.291 188.828 251.924 244.838 331.116 29% 14% 33% -3% 35% 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 -10% 0% 10% 20% 30% 40% 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn vốn huy động

%tăng trưởng so với năm trước

37% 45% 58% 41% 24% 18% 22% 31% 24% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2010 2011 2012 Tổ chức kinh tế Định chế tài chính Dân cư

Việc cơ cấu nguồn vốn không cân đối, ngân hàng có thể sẽ gặp phải những khó khăn về thanh khoản khi các tổ chức kinh tế quyết tốn cơng nợ lẫn nhau. Để đạt được tính ổn định của nền vốn, ngay từ đầu năm 2012 toàn hệ thống đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh huy động vốn với các biện pháp cụ thể như: ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tích chất đặc thù của từng khách hàng, đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ tiệm cận dần với thông lệ chung, phù hợp với điều kiện kinh doanh; thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thưởng. Kết quả của sự nổ lực cố gắng đó, vào cuối năm 2012 tỷ trọng huy động vốn dân cư tiếp tục tăng từ 45% vào năm 2011 lên 58% vào năm 2012, tỷ trọng huy động vốn của định chế tài chính là 18% giảm 6% so với năm trước và tỷ trọng huy động vốn của tổ chức kinh tế cũng giảm 7% từ 31% vào năm 2011 xuống còn 24% vào năm 2012.

Với định hướng ổn định và tăng trưởng nguồn vốn, việc tái cấu trúc nền vốn thông qua huy động từ khách hàng cá nhân là bước đi đúng đắn và cần thiết trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên việc tăng trưởng huy động từ tổ chức kinh tế không ổn định đã phản ánh công tác bán chéo sản phẩm, bán đa sản phẩm còn hạn chế, việc quan tâm tiếp thị các tổ chức gửi tiền chưa được đầu tư nhân lực, vật lực đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)