Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 48 - 50)

2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của BIDV

2.1.2.3 Hoạt động tín dụng

Về tăng trƣởng tín dụng:

Ngân hàng BIDV nằm trong 3 Ngân hàng đứng đầu về cho vay. Hoạt động truyền thống của BIDV là tài trợ cho các dự án quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cung ứng tín dụng vào hỗ trợ xuất khẩu, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ nông nghiệp. Một số khách hàng lớn của BIDV như Tập đồn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đồn Viễn thơng Quân đội (Viettel),… Cùng với mở rộng quy mơ, tăng trưởng tín dụng của BIDV tăng dần qua các năm, cụ thể tổng dư nợ cho vay khách hàng trước DPRR từ năm 2008 là 160.983 tỷ đồng tăng 37.996 tỷ đồng (tương đương

với 23%) đạt 198.979 tỷ đồng vào năm 2009, năm 2010 đạt 254.192 tỷ đồng tăng 55.213 tỷ đồng (tương đương với 28%) so với năm 2009, và đến năm 2012 đạt 339.924 tỷ đồng tăng 15,6% so với năm 2011. Đây là mức tăng trưởng nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN và phù hợp với nền khách hàng cũng như điều kiện môi trường kinh doanh. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/ huy động vốn (LTD) của BIDV giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 lần lượt là 0,97; 1,05; 1; 1,2; 1,03. Nếu tỷ lệ LTD quá cao, ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản, ngược lại tỷ lệ quá thấp có thể làm ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn, hiệu quả khơng cao. Nhìn chung, ta có thể thấy việc sử dụng nguồn vốn của BIDV đạt hiệu quả tương đối tốt.

Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV với dư nợ ngắn hạn chiếm ưu thế hơn so với trung dài hạn. Năm 2012, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn là 67,9%, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn là 32,1%. Điều này có thể lý giải được Ngân hàng ln ưu tiên cấp tín dụng chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, khách hàng có sử dụng dịch vụ nhiều, đảm bảo mục tiêu đòn bẩy phát triển dịch vụ của ngân hàng.

Về chất lƣợng tín dụng:

Với chính sách phát triển thận trọng của BIDV, BIDV ln kiểm sốt chặt chẻ chất lượng tín dụng với các biện pháp giảm nợ xấu được tăng cường sát sao và khoa học.

Hình 2.4: Biểu đồ chất lƣợng tín dụng BIDV giai đoạn năm 2010 – 2012

2.75% 2.82% 2.72% 2.96% 2.90% 20.70% 16.00% 11.85% 11.82% 9.99% 76.55% 81.18% 85.43% 85.22% 87.11% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ nhóm 2 Tỷ lệ nợ nhóm 1

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của BIDV ln được kiểm sốt dưới mức 3%. Tỷ lệ nợ xấu 3 năm liên tiếp từ 2010 đến 2012 lần lượt là 2,72%; 2,96%; 2,90 %. Do nền khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngắn hạn, làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Mặc dù không tránh khỏi những bất lợi từ môi trường kinh doanh, song BIDV đã chỉ đạo các chi nhánh chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như thành lập các tổ kiêm tra, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu linh hoạt, rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính, có tình hình đột biến và nguy cơ khơng trả được nợ để lên ngay kế hoạch xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)