VII. Kết cấu đề tài
2.5 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.5.1 Những tồn tại hạn chế
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của BIDV thấp so với các ngân hàng khác, là
một chỉ tiêu cần được chú ý khắc phục. Theo phân tích ở chương 2, có thể nhận thấy rằng tỷ CAR của BIDV mặc dù đạt tiêu chuẩn Basel, nhưng ln nằm ở nhóm ngân hàng có tỷ lệ thấp. Khi tỷ lệ CAR này xuống mức thấp, đây là một điều phải báo động khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, thì BIDV khơng thể đối phó với nhiều cú
sốc tài chính, đồng thời khơng bảo vệ được bản thân mình và ngay cả người gửi tiền.
- Tỷ lệ nợ xấu cao là một hạn chế rất lớn cho BIDV trong việc nâng cao
NLCT. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV luôn ở mức cao so với nhiều ngân hàng khác trong
nhiều năm qua. BIDV đang phải gánh trên lưng 2 loại chi phí: thứ nhất đó là lãi vay
vẫn phải trả đều đặn cho người gửi tiền, thứ hai ngân hàng phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để trích lập dự phịng rủi ro. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu cao làm cho khách hàng và đối tác đánh giá thấp về uy tín và trình độ quản lý của BIDV. Nên năng lực cạnh tranh của BIDV so với các ngân hàng khác bị giảm sút.
- Hệ thống thẻ BIDV vẫn còn xuất hiện những hạn chế: hệ thống máy ATM
không đủ nhu cầu sử dụng do nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng cao, hệ thống các đại lý chấp nhận thẻ chỉ có tại các siêu thị hoặc nhà hàng lớn và một số cửa hàng phục vụ khách du lịch, còn lại các điểm bán lẻ khác chưa có. Việc phát hành thẻ tín dụng ở BIDV chưa thực sự cuốn hút và thúc đẩy sử dụng thẻ tín dụng như một phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Các sản phẩm đính kèm với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ chưa được ngân hàng chú trọng, trong khi rất nhiều NHTM CP khác và NHNNg luôn đẩy mạnh và phát triển các sản phẩm thẻ kết hợp với những sản phẩm dịch vụ đính kèm của các cơng ty khác như: kết hợp với các công ty du lịch thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi ở các khách sạn, đi du lịch nước ngoài, mua hoa, mua các sản phẩm thời trang…
- Quyết sách kinh doanh ngoại tệ trong và ngồi nước cịn hạn chế, dự báo không thể lường hết diễn biến bất thường của thị trường tài chính, tỷ giá ngoại tệ niêm yết chưa linh hoạt, tỷ giá mua lại ngoại tệ thường thấp hơn các NHTM CP trên cùng địa bàn. Hoạt động kinh doanh ngoại hối chưa được năng động, các sản phẩm phái sinh chưa được ứng dụng nhiều do kiến thức và kinh nghiệm ở các chi nhánh còn hạn chế.
- Việc triển khai ứng dụng các công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại vào thực tế cịn nhiều khó khăn, vướng mắc: BIDV chưa thiết lập được hệ thống quản
trình quản trị rủi ro, các mơ hình và các cơng cụ đo lường rủi ro để đáp ứng các yêu cầu dự báo, cảnh báo cũng như đảm bảo cho các hoạt động ngân hàng được thực hiện một cách có định hướng trong một khuôn khổ chấp nhận được.
- Trình độ quản lý kinh doanh thấp và quản trị rủi ro còn non yếu: cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, năng lực thẩm định tín dụng yếu, hiện tượng tiêu cực trong cho vay còn phổ biến, rủi ro đạo đức không được phát hiện kịp thời, nguyên tắc kiểm tra, kiểm sốt thiếu chặt chẽ dẫn đến việc khơng kịp thời phát hiện rủi ro trong các nghiệp vụ. Hiện tượng cho vay theo quan hệ với lãnh đạo cao cấp vẫn xảy ra. Điều này đã gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh của BIDV trong thời gian qua.
- Các chỉ số lợi nhuận của BIDV thấp là một vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù
các chỉ số khác có sự tăng trưởng, nhưng các chỉ số lợi nhuận ròng, ROA, ROE đều giảm. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh chưa có sự tăng trưởng tốt.
- Một số chi nhánh BIDV hoạt động không hiệu quả, và chất lượng CBCNV cần phải được sàng lọc, đào tạo và nâng cấp: số lượng nhân viên, chi nhánh lớn là
một áp lực chi phí lớn cho BIDV. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của BIDV