Giới thiệu khái quát về BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

VII. Kết cấu đề tài

2.1 Tổng quan về BIDV

2.1.1 Giới thiệu khái quát về BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế Bank for Investment and Development for Vietnam, tên gọi tắt là: BIDV) được chính thức thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Đến nay, BIDV đã có hơn 55 năm xây dựng và trưởng thành đó là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Hồ mình trong dịng chảy của dân tộc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã góp phần vào việc khơi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957-1965); Thực hiên hai nhiệm cụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở niềm Bắc; Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ cơng nhiệp hố hiện đại hố đất nước (1990- nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình- là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước.

Theo dòng thời gian ngân hàng có những tên gọi khác với các thời kỳ khác nhau:

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

 Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

Ra đời trong hồn cảnh cả nước đang tích cực hồn thành thời kỳ khơi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những

đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành cơng trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những cơng trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế miền Bắc. Hàng trăm cơng trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên.

Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thư- ơng chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các cơng trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Hàng loạt cơng trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu cơng nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên,... các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,...

 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)

Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trị tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định cơng tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trị tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.

Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hồn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình

theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế.

Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những cơng trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: cơng trình thủy điện Sơng Đà, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,...

 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 27/04/2012)

Xu hướng phát triển kinh tế của đất nước và quốc tế, mục tiêu và đính hướng theo đường lối đổi mới, BIDV đã được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Kể từ ngày ra đời và hoạt động cho đến nay, BIDV đã có hơn 55 năm hoạt động và phát triển. Hơn 55 năm qua, BIDV có những đóng góp xuất sắc trên nhiều lĩnh

vực: Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển, Phục vụ đầu tư phát triển đất nước

theo đường lối phát triển và hội nhập của đất nước, hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt của Nhà nước và chính phủ, kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại, Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống; Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh

Năm 2012 là năm đánh dấu sự chuyển mình của BIDV thành một NHTMCP vào đúng thời điểm kỷ niệm 55 năm thành lập.BIDV thực hiện quyết liệt đổi mới công tác quản trị, điều hành phù hợp với yêu cầu hoạt động của một NHTMCP. Cùng với việc chuyển đổi thành NHTMCP, BIDV hiện tại đã và đang cơ cấu lại ngân hàng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng các yêu cầu của đất nước và quốc gia và nhà đầu tư.

Bảng 2.1 Cơ cấu cổ đông

STT Cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ

1 NHNN (đại diện phần vốn Nhà nước) 2.203.607.796 95,76%

2 Cán bộ công nhân viên 12.808.600 0,56%

3 Công chúng 84.754.146 3,68%

Tổng cộng 2.301.170.542 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)