Năng lực tài chính của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 42 - 47)

VII. Kết cấu đề tài

2.1 Tổng quan về BIDV

2.1.2.1 Năng lực tài chính của BIDV

Vốn chủ sở hữu: BIDV tích cực tăng vốn chủ sở hữu của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng họat động kinh doanh của mình. Vốn chủ sở hữu của BIDV tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2012 với tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2006 chỉ đạt 6551 tỷ đồng, năm 2011 đạt 24,390 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với năm 2006, và cuối năm 2012, con số này là 26,494 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.1: Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2007-2012 (tỷ đồng)

2007 2008 2009 2010 2011 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của BIDV)

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 11,635 13,484 17,639 24,220 24,390 26,494

Hệ số an toàn vốn (CAR): sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn giúp BIDV cải

thiện đáng kể năng lực tài chính. Hệ số an tồn vốn của BIDV có nhiều biến động trong giai đoạn 2007-2012. Năm 2006, do quy mơ vốn cịn hạn chế nên hệ số an tồn vốn cịn thấp. Những năm sau được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên hệ số an toàn vốn CAR năm 2009 giảm đáng kể do dư nợ xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Mặc dù đạt yêu cầu về an toàn vốn nhưng chưa cao so với các NHTM khác, tỷ lệ của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 13.1%, của khu vực Đơng Á là 12.3%

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ CAR của BIDV giai đoạn 2007-2012

2007 2008 2009 2010 2011 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của BIDV)

Mặc dù, hệ số CAR của BIDV trong năm 2009 giảm đáng kể, không đạt như yêu cầu của Basel về hệ số an toàn, tuy nhiên, liên tiếp 3 năm tiếp theo tỷ lệ này được cải thiện đáng kể, cao hơn 8% theo quy định của Basel. Điều này có tác động khá tích cực đến việc tăng uy tín của BIDV, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng nhất là trong giao thương quốc tế với các cam kết bảo lãnh bằng L/C được dễ dàng chấp nhận bởi các nhà cung cấp ở các thị trường vốn được xem là khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật bản…

Cơ cấu tài sản có: Tài sản có của BIDV bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại

NHNN, tiền gửi tại và cho vay TCTD khác; đầu tư chứng khốn, góp vốn liên doanh liên kết, cho vay khách hàng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vơ hình, tài sản Có khác: các cơng cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác.Đồ thị biểu diễn cơ cấu tài sản có của BIDV cho thấy:

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 6.70% 8.94% 7.55% 9.32% 11.07% 9%

Tiền mặt và tiền gửi: chiếm tỷ trọng khá lớn chiếm 18% trong năm 2007 (trong

đó tiền mặt, kim loại và ngoại tệ chiếm 1%, tiền gởi NHNN 4.3% và tiền gởi và cho vay các TCTD khác là 12.7%), và giảm xuống cịn 15.2% trong năm 2012 (trong đó tiền mặt, kim loại và ngoại tệ chiếm 0.7%, tiền gởi NHNN 3.4% và tiền gởi và cho vay các TCTD khác là 11.1%).Đây là loại tài sản ít rủi ro tuy nhiên lại tạo ra thu nhập và lợi nhuận thấp.

Đầu tư trực tiếp: chủ yếu là đầu tư chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu

tư, góp vốn liên doanh và mua cổ phần. Do BIDV lựa chọn được những doanh nghiệp, dự án tốt để đầu tư nên các khoản đầu tư này đạt hiệu quả khá tốt, ít rủi ro.

Cho vay khách hàng: chiếm tỷ trọng lớn nhất với mức 63.1% vào năm 2007 và

tăng lên đến gần 69% vào năm 2012. BIDV là một trong những NHTM có tỷ lệ cho vay khách hàng lớn nhất tại Việt Nam. Trong năm 2011, tỷ lệ cho vay khách hàng của Vietcombank chỉ đạt 55.7%, tuy nhiên tỷ lệ này của BIDV là 71%. Cho vay khách hàng là hoạt động tín dụng có rủi ro cao so với các hoạt động khác của ngân hàng, nhưng hoạt động cho vay mang lại cho ngân hàng thu nhập cao hơn các hoạt động khác. Rủi ro thường phát sinh ở hoạt động cho vay tín dụng, luận văn sẽ phân tích rỏ hơn chất lượng dư nợ cho vay của BIDV ở mục hoạt động tín dụng.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tài sản có của NHTM CP BIDV giai đoạn 2007-2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của BIDV)

Khả năng thanh khoản: BIDV là ngân hàng có khả năng thanh khoản khá tốt,

xây dựng được chính sách và quy trình rủi ro đầy đủ và thận trọng. Tuy nhiên chi phí cơ hội cho việc duy trì khả năng thanh khoản cao của ngân hàng này không nhỏ do việc sử dụng nguồn vốn chưa thực sự hiệu quả và hợp lý thể hiện rỏ nét là dư nợ tín dụng (đến 31/12/2012) là 339,942 tỷ đồng. Vì vậy, BIDV cần có phương pháp quản lý tính thanh khoản hiệu quả hơn để vừa đảm bảo khả năng thanh khoản vừa tăng lợi nhuận trong hoạt động.

Lợi nhuận ròng của ngân hàng: Lợi nhuận rịng phản ánh tính hiệu quả trong

họat động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Lợi nhuận ròng của BIDV qua các năm như sau:

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1.0% 0.9% 1.0% 0.9% 0.9% 0.7% 4.3% 5.1% 1.9% 2.2% 1.8% 3.4% 12.7% 12.0% 13.6% 15.8% 14.2% 11.1% 14.0% 13.6% 10.9% 8.8% 8.1% 11.0% 63.1% 63.6% 67.8% 68.0% 71.0% 68.9% 1.1% 1.1% 1.1% 0.7% 0.9% 0.8% 0.9% 0.8% 0.8% 1.0% 0.9% 0.9% 3.0% 2.8% 2.9% 2.7% 2.3% 3.3% Tài sản có khác Tài sản cố định

Góp vốn, đầu tư dài hạn Cho vay khách hàng Chứng khoán KD và Đầu tư Tiền gửi và cho vay TCTD khác Tiền gởi tại NHNN

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận ròng (tỷ đồng) của BIDV giai đoạn 2007-2012

2007 2008 2009 2010 2011 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của BIDV)

Lợi nhuận rịng của BIDV qua các năm ln đạt số tuyệt đối cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác ở Việt Nam. Điều này tạo điều kiện để BIDV trích lập dự phịng và xử lý thành cơng nợ xấu và các nợ tồn động trước đây. Đồng thời khoản lợi nhuận ròng còn là nguồn để BIDV tăng vốn điều lệ, tăng năng lực tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Hệ số ROA (tỷ suất lợi nhuận ròng sau thuế trên tổng tài sản): Hệ số ROA của BIDV bình quân trong 6 năm từ 2007-2012 là 0.904%, nhìn chung là thấp hơn mức trung bình của các NH trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (gồm 52 NHTM thuộc 10 nước) là 0.94%. Tuy nhiên nếu so với các NH thuộc các nước mới nổi, thì ROA của BIDV khá tốt. ROA của các nước mới nổi (gồm 14 NH của các nước Thailand, Indonesia, Malaysia, Philipine) là 0.77%

Biểu đồ 2.5: Chỉ tiêu ROA (%) của BIDV giai đoạn 2007-2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của BIDV)

- 1,000 2,000 3,000 4,000 1,605 1,780 2,520 3,758 3,209 3,265 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0.89% 0.80% 1.04% 1.13% 0.83% 0.74%

Hệ số ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn): Khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ số ROE của BIDV trong những năm gần đây. Chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2007 đến 2012. Tuy nhiên, vẫn duy trì ở mức cao so với các NHTM khác trong khu vực

Biểu đồ 2.6: Chỉ tiêu ROE (%) của BIDV giai đoạn 2007-2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của BIDV)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)