Các chỉ tiêu tài chính của DongABank các năm 2008 – 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đông á đối với dịch vụ thanh toán quốc tế giai đoạn đến năm 2020 (Trang 37 - 42)

(Nguồn: BCTN của DogA Bank năm 2012)

Tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của DongA Bank đạt 61.691 tỷ đồng, tăng 13.570 tỷ đồng (tương ứng 28%) so với đầu năm. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững, nguồn vốn trung và dài hạn được cải thiện. Đây là một thành quả đáng kể của DongA Bank, xét trong bối cảnh NHNN đã liên tục giảm trần lãi

suất huy động từ 14% xuống chỉ còn 8% vào cuối năm nhằm hạ mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp. Đạt được kết quả trên là do DongA Bank đã có những sản phẩm

mới và thực hiện các chương trình khuyến mãi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2012, đến cuối

năm 2012 chỉ tăng 8,91%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của DongA Bank năm 2012 đạt 1.408 tỷ đồng. Trong năm, do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nợ quá hạn/nợ xấu tại các ngân hàng cũng tăng theo. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an tồn trong hoạt động của các ngân hàng, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro đầy đủ khi có phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu. Do đó, mặc dù lợi nhuận của ngân hàng đạt được khá cao nhưng phải trích chi phí dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định là 631 tỷ đồng

nên lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 777 tỷ đồng, giảm 38% so với năm 2011.

Ngồi ra, nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, DongA Bank đã chủ động giảm lãi suất cho vay và theo định hướng của NHNN nên biên độ lãi suất bị giảm sút so với năm 2011. Đây cũng là tình hình chung của hầu hết các ngân hàng thương mại trên cả nước. Theo báo cáo tổng kết của NHNN, năm 2012 tổng lợi nhuận của toàn ngành giảm

gần 50% so với năm 2011, trong đó một số ngân hàng lớn có mức giảm lợi nhuận hơn 50% so với năm trước

Hình 2.1: Biểu đồ các chỉ số tài chính của DongA Bank các năm 2008 - 2012 (Nguồn: BCTN của DongA Bank năm 2012) (Nguồn: BCTN của DongA Bank năm 2012)

2.1.2 Thực trạng chung về tình hình kinh doanh, thị phần, cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đông Á đối với dịch vụ TTQT

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Đông Á

1992-1996, đây là giai đoạn hình thành DongA Bank. Những người sáng lập DongA Bank, với năng lực tài chính, kiến thức và kinh nghiệm thương trường, đã tập trung vào mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung xây dựng nền tảng để đột phá thị trường bằng những sản phẩm mới mẻ như dịch vụ TTQT, chuyển tiền nhanh và chi lương hộ. Cũng trong giai đoạn này, DongA Bank đã ký kết và cũng là đối tác duy nhất đến nay nhận vốn ủy thác từ tổ chức Hợp tác Quốc tế của Thụy Điển (SIDA), tài trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ.

1997, DongA Bank trở thành thành viên chính thức của Mạng thanh tốn toàn cầu (SWIFT), hệ thống thanh tốn viễn thơng liên ngân hàng quốc tế (Society for Worldwide

Interbank Financial Telecommunication). SWIFT là một mạng thanh toán xử lý các giao dịch quốc tế phục vụ các tổ chức tài chính trên khắp thế giới, đến nay đã có hơn 1000 thành viên tham gia ở hơn 90 nước trên toàn cầu với khối lượng trên 2 triệu bức điện SWIFT được xử lý hàng ngày. Với các công cụ sử dụng trong TTQT, DongA Bank đã vận hành chúng vào thực tiễn để mang lại những hiệu quả thiết thực cho hoạt động TTQT.

Từ năm 2011 đến nay, DongABank tiếp tục phát triển công nghệ thông tin đối với hoạt động TTQT, mơ hình xử lý hồ sơ thanh toán tập trung tại Hội sở. Các chi nhánh có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp về hồ sơ, sau đó gửi về Trung tâm TTQT tại Hội sở để thực hiện các nghiệp vụ chun sâu. Mơ hình này đã giúp cho DongA Bank chuyên mơn hóa hơn trong lĩnh vực TTQT cũng như tránh được các sai sót thường gặp.

2.1.2.2 Mơ hình tổ chức hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Đông Á

Cơ cấu tổ chức và phân công thực hiện nghiệp vụ TTQT trong hệ thống DongA Bank được chun mơn hóa, thống nhất trên tồn hệ thống từ năm 2011. Cơ cấu được chi

làm 2 phần chính: thứ nhất là bộ phận thanh tốn viên tại chi nhánh và thứ hai là Trung tâm TTQT trực thuộc Hội sở.

Mỗi chi nhánh, tùy theo quy mơ và khối lượng TTQT xử lý, sẽ có từ 1-5 thanh toán viên, chịu trách nhiệm tư vấn cho khách hàng, kiểm tra hồ sơ trước khi chuyển cho Trung tâm thanh toán xử lý. Tiếp đến sẽ quản lý, theo dõi hồ sơ sau khi hoàn tất từng giai đoạn thanh toán.

Trung tâm thanh toán trực thuộc Hội sở được tổ chức chun mơn hóa theo từng mảng nghiệp vụ, mỗi mảng nghiệp vụ là một bộ phận độc lập như: bộ phận Xử lý chứng từ, bộ phận Xử lý thanh toán, bộ phận Quan hệ ngân hàng đại lý … Trung tâm thanh toán thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ chuyên sâu về TTQT: quan hệ đại lý, thanh toán xuất, thanh toán nhập, thanh toán phi mậu dịch. Với cơ cấu tổ chức như vậy, từ Hội sở chính đến các chi nhánh khi thực hiện nghiệp vụ TTQT phải tuân thủ theo quy trình thống nhất mà ban lãnh đạo DongA Bank đã ban hành.

2.1.2.3 Thực trạng chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT của Ngân

hàng TMCP Đông Á

Hoạt động TTQT được coi là nghiệp vụ ngân hàng truyền thống của DongA Bank. Là một trong những nguồn thu chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động dịch vụ và là điểm sáng tiêu biểu trong hoạt động của ngân hàng từ khi thành lập đến nay.

Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2012 đạt 528 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng (tương ứng 13,3%) so với năm 2011. Trong đó, thu nhập từ dịch vụ thanh tốn chiếm 63%, dịch vụ mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn chiếm 11,4% và dịch vụ chi trả kiều hối chiếm 11%. Trong đó, thu nhập từ dịch vụ TTQT chiếm hơn 30% so với thu nhập dịch vụ thanh toán, và chiếm gần 20% so với hoạt động dịch vụ nói chung. Đây cũng là một kết quả đáng kể của DongA Bank khi nhiều ngân hàng TMCP Top 10 bị giảm mạnh thu nhập từ hoạt động dịch vụ so với năm 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đông á đối với dịch vụ thanh toán quốc tế giai đoạn đến năm 2020 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)