(Nguồn: Báo cáo tổng hợp TTQT của DongA Bank các năm 2010, 2011, 2012)
Lợi nhuận TTQT 2010 2011 2012 0 20,000,000,000,000 40,000,000,000,000 60,000,000,000,000 80,000,000,000,000 100,000,000,000,000 120,000,000,000,000 Lợi nhuận 2010 2011 2012
Hình 2.6: Biểu đồ lợi nhuận TTQT của DongA Bank các năm 2010-2012
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp TTQT của DongA Bank các năm 2010, 2011, 2012)
Về mức chuẩn xác các điện SWIFT trong TTQT: Với hơn 60 mẫu điện sử dụng cho
các nghiệp vụ khác nhau, hoạt động thanh toán qua SWIFT của DongA Bank có chất lượng cao, theo thống kê của tổ chức SWIFT, số lượng giao dịch qua mạng SWIFT của DongA Bank có chất lượng giao dịch đạt hơn 99% độ chính xác.
Về ứng dụng cơng nghệ trong TTQT: DongA Bank đã có nhiều cải tiến trong việc áp
dụng cơng nghệ vào hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Xây
2010 2011 2012
Doanh thu quy
đổi VND 65,607,000,000,000 106,596,000,000,000 103,730,000,000,000 Tổng chi phí 7,819,400,000 11,555,370,000 10,352,780,000 Lợi nhuận 65,599,180,600,000 106,584,444,630,000 103,719,647,220,000
dựng được hệ thống ITFS (Internal Transfer Fund Systems) để chuyển tải hồ sơ, yêu cầu nội bộ giữa chi nhánh và Hội sở. Hệ thống này đã có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động TTQT nói riêng, đã giúp cho hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi và an toàn hơn.
2.1.2.4 Thị phần và tình hình cạnh tranh trong dịch vụ TTQT
Thị trường được định nghĩa là các ngân hàng thương mại cấp độ A (xếp hạng tín dụng theo phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, kết quả năm 2012) có vốn điều lệ nhỏ hơn 11,000 tỷ VND và nhóm khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng trong thị trường định nghĩa được xác định là: ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank), ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín (Sacombank), ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Phân tích tình hình cạnh tranh và thị phần dựa trên mơ hình 5 tác lực của Michael Porter.
Rào cản gia nhập thị trường
Rào cản gia nhập thị trường được xác định là những yếu tố gây ảnh hưởng đến một doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường TTQT của các ngân hàng trong thị trường định nghĩa. Vốn điều lệ tối thiểu để gia nhập thị trường là 5,000 tỷ đồng (BCTN DongA bank,2012). Tài sản cố định tối thiểu như trụ sở làm việc, thiết bị văn phòng, phương tiện vận chuyển, các tài sản cố định khác trị giá 1,271,647 triệu đồng (BCTN Techcombank,2012). Chi phí tiếp thị và quảng cáo thương hiệu tối thiểu 39,493 triệu đồng (BCTN DongA bank,2012). Bên cạnh đó đối thủ muốn gia nhập ngành cần xây dựng hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch với số lượng tối thiểu 240 chi nhánh và phòng giao dịch (BCTN DongA bank,2012). Số khách hàng tối thiểu cho đến thời điểm năm 2012 trong thị trường của các đối thủ cạnh tranh đã xây dựng thành công là 2,000,000 khách hàng (BCTN Sacombank,2012). Số ngân hàng đại lý thiết lập cho các
giao dịch TTQT tối thiểu là 22 ngân hàng (BCTN Techcombank,2012). Rào cản gia nhập thị trường được đánh giá là cao.
Sức mạnh của nhà cung cấp
Hiện tại giao dịch TTQT được thực hiện qua 3 hình thức phổ biến Swift (99.9%), gọi điện thoại và gửi thư (0.01%) (BCTN DongA bank, Techcombank, Sacombank, ACB, 2012). Có thể nói giao dịch chuyển tiền thơng qua mã Swift hiện tại phổ biến nhất trong hoạt động TTQT mà bất cứ ngân hàng nào cũng đăng ký thành viên của Swift và lệ thuộc hoàn toàn vào dịch vụ của Swift. Trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu TTQT của các ngân hàng trong thị trường. Bên cạnh tầm ảnh hưởng của hệ thống Swift, mối quan hệ với các ngân hàng đại lý cũng phần nào ảnh hưởng đến sự thành công và tốc độ giao dịch của các ngân hàng cạnh tranh trong thị trường. Nhưng do số lượng các ngân hàng đại lý rất nhiều. Ghi nhận số ngân hàng đại lý tối thiểu là của Techcombank với 22 ngân hàng đại lý và tối đa là Sacombank với 811 ngân hàng đại lý và khơng có ghi nhận ngân hàng đại lý nào quyết định quá 10% doanh thu của các ngân hàng nên tầm ảnh hưởng là không đáng kể (BCTN Sacombank; Techcombank, 2012). Sức mạnh của nhà cung cấp được đánh giá là cao.
Sức mạnh của người mua
Tổng doanh số TTQT năm 2012 trong thị trường là 15,673 triệu đô, giảm kép 8.64% so với tổng doanh thu toàn thị trường năm 2010 (BCTN 2010,2012). Số lượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân TTQT của từng ngân hàng là khá lớn. Khơng có dữ liệu ghi nhận các cá nhân hay doanh nghiệp nào thực hiện thanh toán chiếm 10% doanh thu của ngân hàng. Sức mạnh của người mua thấp.
Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế
Nguy cơ đến từ các đối thủ cạnh tranh khác như các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng nhóm A có vốn nhà nước hay các ngân hàng nhóm B. Theo Vietcombank, cạnh tranh trong phân khúc TTQT là rất khốc liệt từ các ngân hàng nước ngoài với nguồn ngoại tệ mạnh, chính sách linh hoạt, lãi suất và chi phí vay thấp (BCTN Vietcombank,2012).
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank và Vietinbank gộp lại tăng 50.8% so với doanh số năm 2010 của cả hai ngân hàng gộp lại, tăng từ 46,960 tỷ đô năm 2010 lên 70,834.92 tỷ đô năm 2012 (BCTN Vietcombank,2010,2012; BCTN Vietinbank, 2010,2012). Chi phí chuyển đổi sử dụng dịch vụ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác phụ thuộc hồn tồn vào hệ thống xét duyệt cho vay tín dụng của các ngân hàng. Những ngân hàng nhà nước hay ngân hàng nước ngồi có tỷ lệ an tồn vốn cao thường khắc khe hơn trong hoạt động xem xét cho vay tín dụng, mà đa phần các cơng ty sử dụng kèm với dịch vụ TTQT do nhu cầu mở tài khoản tiền trả ngay tại chính ngân hàng sử dụng dịch vụ thanh toán. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ thanh tốn của ngân hàng khác là chi phí thanh tốn, nhưng chi phí cho hoạt động TTQT của các ngân hàng là gần như giống nhau, hoặc không chêch lệch nhiều (Khảo sát DongA bank). Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế được đánh giá là cao.
Nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh
Những ngân hàng có kích cỡ giống nhau, doanh thu xấp xỉ, cạnh tranh trên cùng một phân khúc sẽ làm tăng tính cạnh tranh.
Doanh số TTQT năm 2012 của các ngân hàng trong thị trường là DongA bank 1,827 triệu đô, Sacombank 5,722 triệu đô, Techcombank 4,995 triệu đô, ACB 3,129 triệu đô. Thị phần theo doanh số lần lượt là DongA 12%, Sacombank 37%, Techcombank 32%, ACB 20%.