Kinh nghiệm thực hiện chương trình nhãn sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch kiên giang (Trang 71 - 74)

a. Chương trình nhãn sinh thái của EU (Hoa mơi trường)

Nhãn sinh thái Châu Âu (EU Ecolabel) được cấp cho hàng hố hoặc dịch vụ (khơng gồm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm) có tác động đến mơi trường ít hơn sản phẩm cùng loại, đáp ứng tập hợp các tiêu chí mơi trường cơng bố bởi các quốc gia thành viên EU. Chương trình cấp nhãn sinh thái của Châu Âu bắt đầu có hiệu lực vào tháng 10/1992 và đã qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1996, 2000, 2005, mở rộng đối tượng đánh giá từ hàng hoá đến dịch vụ, cho phép cấp nhãn cho đại lý, đưa ra cách tính lệ phí mới với sự miễn giảm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng tính minh bạch và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình xây dựng tiêu chí kỹ thuật. Chương trình này hiện nay thu hút 18 nước tham gia, trong đó 15 nước là thành viên của EU và 3 nước Na-uy, Ai-xơ-len, Liechtenstein. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhãn sinh thái của EU được tổ chức như sau:

EUEB gồm các Cơ quan có thẩm quyền và các thành viên của Diễn đàn tư vấn, chịu trách nhiệm khảo sát, lập tiêu chí và các yêu cầu đánh giá, chứng nhận và các hoạt động khác. Uỷ ban Châu Âu có quyền quyết định cao nhất, có vai trị quản lý chương trình, hoạt động trong Ban thư ký của EUEB.

Mỗi quốc gia thành viên chỉ định ít nhất một Cơ quan có thẩm quyền, theo nguyên tắc là cơ quan độc lập, trung lập chịu trách nhiệm thực hiện chương trình ở cấp quốc gia, gồm soạn thảo tiêu chí, nhận và đánh giá đơn xin cấp nhãn, cấp nhãn, ký hợp đồng, quyết định

Ủy ban Châu Âu EC

Hội đồng Nhãn sinh thái Liên minh Châu Âu EUEB

mức phí, đóng vai trị trung tâm trong hoạt động của chương trình và là đầu mối liên lạc giải quyết mọi thắc mắc. Các cơ quan này phải đảm bảo sự minh bạch, thực hiện đúng theo các quy định của chương trình. Hiện nay, có 17 quốc gia có cơ quan thẩm quyền, 8 trong số đó có chương trình nhãn sinh thái của nước mình, các quốc gia khác phụ thuộc vào nhãn sinh thái EU.

Diễn đàn tư vấn EC đảm bảo trong quản lý, EUEB tham gia cân bằng trong mỗi nhóm sản phẩm của các bên quan tâm như các đại diện người tiêu dùng và NGOs môi trường, liên minh thương mại, công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các bên gặp nhau tại Diễn đàn tư vấn để soạn thảo tiêu chí nhãn sinh thái.

Nhãn sinh thái châu Âu (Ecolabel) cấp cho cơ sở lưu trú du lịch sử dụng biểu tượng Hoa môi trường được Uỷ ban châu Âu thông qua với mục tiêu hạn chế và giảm tiêu thụ năng lượng, nước, giảm rác thải và chất thải, khuyến khích sử dụng năng lượng thay thế và các chất liệu ít gây hại tới mơi trường, khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao nhận thức về mơi trường.

Nhãn chỉ có 1 cấp độ. Đơn vị muốn được cấp Nhãn phải đạt 29 tiêu chí bắt buộc, tối thiểu 20/116 điểm của 61 tiêu chí chấm điểm, trong 6 nhóm sau:

Nội dung Bắt buộc Khuyến khích lựa chọn

Năng lượng 10 20

Nước 5 13

Chất thải 4 4

Chất tẩy, hóa chất 1 7

Các dịch vụ 2 12

Quản lý môi trường 7 5

Tổng số 29 61

b. Chương trình nhãn sinh thái của Thái Lan (Lá Xanh)

Chương trình nhãn sinh thái của Thái Lan do Hội đồng doanh nghiệp bền vững Thái Lan khởi xướng. Đến tháng 4/1994 Viện Môi trường Thái Lan (TEI) hợp tác với Bộ Công nghệ thực hiện chương trình này. Nhãn xanh là chứng nhận về mơi trường, cấp cho sản phẩm hàng hóa (khơng bao gồm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm) giảm thiểu tác động đến môi trường so với các sản phẩm cùng chức năng và các sản phẩm dịch vụ đạt được tiêu chuẩn đề ra.

Cơ quan Lá xanh (Green Leaf Foundation) do Tổ chức xúc tiến môi trường các hoạt động du lịch (BEPTA) giám sát, chính thức hoạt động vào 17/03/1998, gồm 6 thành viên: Cơ quan du lịch Thái Lan, Hiệp hội Du lịch Thái Lan, Chương trình Mơi trường Liên hiệp quốc, Cơ quan Điện lực Thái Lan, Cơ quan cấp nước đô thị Thái Lan, Hiệp hội phát triển chất lượng môi trường (ADEQ).

Mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ mơi trường đối với tồn ngành du lịch Thái Lan, thành lập hệ thống cấp chứng chỉ khách sạn đạt tiêu chuẩn mơi trường trong cả nước từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch. Danh hiệu Lá xanh có hiệu lực trong vịng 2 năm từ ngày có quyết định cơng nhận.

Nhóm tiêu chí đánh giá:

1 Chính sách mơi trường của Khách sạn 2 Quản lý rác thải

3 Sử dụng hiệu quả năng lượng và nước cấp 4 Mua hàng xanh

5 Chất lượng khơng khí trong khách sạn 6 Ơ nhiễm khơng khí

7 Tiếng ồn

8 Chất lượng nước cấp

9 Quản lý dầu, gas, hóa chất và chất độc hại 10 Tác động môi trường

11 Phối hợp với chính quyền và cộng đồng địa phương

c. Tiêu chí du lịch bền vững tồn cầu GTSC (Global Tourism Sustainable Criterias)

GTSC là sáng kiến của chương trình Mơi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), UNWTO và Liên minh các vùng rừng mưa nhiệt đới từ tháng 10/2008. Hiện nay trên thế giới có khoảng 130 hệ thống cấp chứng chỉ GTSC. Chứng chỉ này có 37 tiêu chí tập trung vào 4 nội dung chính:

- Lập kế hoạch có hiệu quả về du lịch bền vững

- Tối đa lợi ích xã hội và kinh tế cho cộng đồng địa phương - Giảm thiểu tác động tiêu cực lên di sản văn hóa

GTSC tập trung vào 4 chủ đề: tuân thủ pháp luật; tiêu thụ tài nguyên nước, năng lượng; rác thải, ô nhiễm; bảo tồn đa dạng sinh học. Đối với cơ sở du lịch, khách sạn, tiêu chí xếp hạng GTSC bao gồm: tiêu thụ điện và năng lượng (kwh/m2

mặt bằng dịch vụ); tiêu thụ nước sạch (lít hoặc m3

/ ngày khách); rác thải (kg hoặc lít/ ngày khách); tiến trình giảm sử dụng tủ lạnh, máy điều hòa thải CFC; chất lượng nước xả thải của khách sạn đã xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch kiên giang (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)