Các khoản quá hạn của SCB trên thị trƣờng liên ngân hàng Error! Bookmark

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 61 - 70)

2.3. Thực trạng thanh khoản của SCB qua các chỉ số

2.3.9. Các khoản quá hạn của SCB trên thị trƣờng liên ngân hàng Error! Bookmark

Bảng 2.14: Các khoản quá hạn của SCB trên thị trƣờng liên ngân hàng

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền

Tiền vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác quá hạn 2,084,314 Tiền vàng gửi và vay tại NHNN và các TCTD khác quá hạn 3,960,404

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB năm 2011

Lần đầu tiên trên thị trƣờng liên ngân hàng xảy ra tình trạng các ngân hàng vay mƣợn lẫn nhau khơng thanh tốn đúng hạn. Vào cuối năm 2011, SCB có các khoản tiền gửi và vay của các TCTD khác quá hạn lên đến 3,960,404 triệu đồng. Một phần SCB không chi trả đúng hạn các khoản trên là do SCB đang có các khoản gửi tại và cho vay các TCTD khác đã đến hạn nhƣng không đƣợc thanh toán đạt 2,084,314 triệu đồng. Tuy nhiên nếu thu hồi đầy đủ các khoản trên, SCB cũng khơng thể chi trả phần cịn lại đạt 1,876,090 triệu đồng. Qua đó ta thấy uy tín của SCB trên thị trƣờng liên ngân hàng đã giảm sút nghiêm trọng, SCB sẽ không thể tiếp tục vay trên thị trƣờng liên ngân hàng nếu khơng có tài sản đảm bảo, trong khi đây là một trong những nguồn bù đắp trong giải pháp của SCB khi xảy ra rủi ro thanh khoản.

Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy vào giai đoạn cuối năm 2011 SCB đã đối đầu với rủi ro thanh khoản rất cao. Nguồn vốn huy động giảm sút mạnh từ khoảng đầu tháng 9 đến cuối năm 2011. SCB liên tục hẹn khách hàng khi không thể chi trả các khoản tiền gửi đến hạn. Việc hẹn khách hàng càng làm tình hình trở lên

có nguồn chi trả và các khoản nợ quá hạn trên thị trƣờng liên ngân hàng. Theo đánh giá của NHNN, trong thời gian qua SCB đã có sự lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn nên đã gặp khó khăn về thanh khoản, đến khi nguồn vốn ngắn hạn khơng cịn dồi dào ngân hàng này đã mất khả năng thanh tốn tạm thời.Tình hình chỉ tạm thời ổn xuống khi NHNN thông báo về việc hợp nhất 3 ngân hàng NH TMCP Sài Gịn, NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, NH TMCP Đệ Nhất với sự tham gia của NH Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đại diện cho phần vốn của nhà nƣớc trong 3 ngân hàng.

2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc

SCB đã xây dựng đƣợc một quy trình quản trị rủi ro thanh khoản theo các khuyến nghị bởi Ủy ban Basel tập trung vào các vấn đề sau:

- SCB đã thống nhất về một chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản tập trung

tại hội sở và chiến lƣợc này đƣợc truyền đạt trong toàn ngân hàng, đảm bảo tất cả CBNV tn thủ các chiến lƣợc, chính sách, quy trình của ngân hàng trong hoạt động hàng ngày. Thơng qua mơ hình quản trị tập trung, Hội sở có thể nắm bắt đƣợc tình hình thanh khoản của từng chi nhánh để có thể điều chuyển vốn thích hợp đảm bảo khả năng chi trả cho toàn hệ thống. Nhờ vào q trình điều hịa vốn của hội sở đã giảm thiểu đƣợc vốn đƣa vào dự trữ thanh tốn. Từ đó tăng tối đa nguồn vốn khả dụng đƣa vào hoạt động kinh doanh.

- SCB đã xây dựng một cơ cấu để thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản. Hội đồng quản trị của SCB là cơ quan cao nhất duyệt chiến lƣợc và các chính sách cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Mơ hình bao gồm sự tham gia thƣờng xun của các thành viên thuộc nhóm cán bộ cấp cao bao gồm: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Hội đồng ALCO, Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ, Phòng Quản trị rủi ro thị trƣờng, Phòng Nguồn vốn. Mơ hình quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, mối quan hệ quản trị, mối quan hệ kiểm soát giữa các cấp, các bộ phận.

- SCB cũng quy định rõ chê độ báo cáo hàng ngày, hàng tuần, đột xuất đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cho Hội đồng quản trị và các cán bộ quản trị cấp cao.

- SCB đã chú trọng đến công tác đo lƣờng và theo dõi các yêu cầu cấp vốn rịng đƣợc tập hợp thơng qua Phòng nguồn vốn. SCB đã ban hành các quy định để dự báo và cân đối nguồn nhƣ: Các phòng ban chức năng phải báo cáo kế hoạch giải ngân, kế hoạch thu hồi nợ, các khoản tiền gửi đến hạn hàng ngày, hàng tuần..., các chi nhánh báo cáo các khoản rút vốn trƣớc hạn đột xuất, quy định về việc rút vốn trƣớc hạn của khách hàng, quy định về hạn mức tồn quỹ tại các chi nhánh...

- Bên cạnh đó, trong quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, SCB đã xây dựng báo cáo đo lƣờng rủi ro thanh khoản, trong đó xây dựng các kịch bản thanh khoản trong điều kiện tốt, điều kiện trung bình, điều kiện xấu và xây dựng mơ hình độ lệch thanh khoản giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản. Trên cơ sở tính tốn độ lệch thanh khoản và các giả định kịch bản xảy ra, các đơn vị liên quan phải chuẩn bị lƣợng tài sản động có đủ tính thanh khoản cần thiết để đáp ứng khả năng chi trả. Các giả định các kịch bản có thể xảy ra nhƣ: Thay đổi tỷ giá, Thay đổi lãi suất, Lạm phát cao, Ảnh hƣởng của chính sách tiền tệ....

- Trong quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, SCB đã đƣa ra các biện pháp dự phòng trong các trƣờng hợp: rủi ro thanh khoản trong điều kiện bình thƣờng, khủng hoảng thanh khoản cục bộ tại ngân hàng ở mức trung bình, khủng hoảng thanh khoản cục bộ tại ngân hàng ở mức nghiêm trọng. Cơng tác lập kế hoạch dự phịng bao gồm các chiến lƣợc và quy trình xử lý vấn đề sẽ giúp SCB chủ động hơn khi một trong các tình huống xảy ra.

- Về quản trị rủi ro thanh khoản bằng ngoại tệ, SCB tính tốn các giới hạn về rủi ro hay độ lệch thanh khoản đều đƣợc tính riêng cho các loại tiền VND, EUR, vàng, USD và các ngoại tệ khác quy đổi ra USD là các loại ngoại tệ mạnh mà ngân hàng có hoạt động. Chiến lƣợc của SCB đối với từng loại tiền cũng đƣợc quy định trong từng thời kỳ.

- Trong mơ hình quản trị rủi ro thanh khoản, SCB chú trọng đến vai trị của ban kiểm sốt và kiểm tốn nội bộ. Kiểm tốn nội bộ có trách nhiệm rà sốt, đánh giá độc lập về tính thích hợp và việc chấp hành các chính sách, quy định nội bộ, quy định của pháp luật và hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

- SCB đã ban hành các quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc, trong đó đƣa ra các ngƣỡng cảnh báo cách mức quy định của từng tỷ lệ là 5%. Khi một trong các tỷ lệ này đạt đến ngƣỡng cảnh báo, Hội đồng ALCO sẽ triệu tập cuộc họp bất thƣờng để đƣa ra các giải pháp điều chỉnh các tỷ lệ về mức an tồn.

- Trong cơng tác quản trị khả năng tiếp cận thị trƣờng, SCB đã nỗ lực trong việc xây dựng và duy trì quan hệ đối với khách hàng gửi tiền thông qua việc tổ chức Hội nghị khách hàng hàng năm, thơng qua các hình thức tặng q tri ân khách hàng trong những dịp lễ tết. Từ đó ngân hàng cũng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đƣa ra các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng tốt hơn để gắn kết khách hàng với SCB lâu dài.

- Trong chính sách quản trị thanh khoản, ngân hàng đã coi việc tạo dựng niềm tin, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng là một điều hết sức quan trọng. Chú trọng đến vấn đề này ngân hàng khơng ngừng nâng cao năng lực tài chính của mình bằng việc mở rộng mạng lƣới hoạt động khắp 3 miền đất nƣớc, vốn điều lệ, tổng tài sản tăng liên tục qua các năm. Bên cạnh đó thái độ phục vụ khách hàng luôn đƣợc SCB đặt lên hàng đầu với phƣơng châm hoạt động của ngân hàng: ”SCB luôn hƣớng đến sự hồn thiện về khách hàng”. Ngồi ra, ngân hàng cịn là một đơn vị luôn tham gia tích cực các hoạt động xã hội vì ngƣời nghèo, xây nhà tình thƣơng, chủ động tham gia và tổ chức các đợt tài trợ, qun góp thể hiện thơng điệp: ”SCB ln mở rộng vịng tay để kết nối cộng đồng”. Công tác truyền thông, công khai thông tin cũng luôn đƣợc ngân hàng chú trọng. Trên website của ngân hàng có đầy đủ thơng tin về báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên đến năm 2010, thơng tin về các chính sách dịch vụ khách hàng và hoạt động của ngân hàng. Điều này giúp ngân

hàng đảm bảo đƣợc uy tín trong con mắt cơng chúng, giảm thiểu đƣợc các rủi ro khi xảy ra các tin đồn thất thiệt về ngân hàng.

2.4.2. Những mặt tồn tại

Bên cạnh những điểm mạnh trong việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng vẫn còn một số mặt tồn tại nhƣ sau:

- Về phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản:

Trong quy định quản trị rủi ro thanh khoản, SCB áp dụng 2 phƣơng pháp: phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản tĩnh qua xác định các giới hạn rủi ro, phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản động qua đo lƣờng và theo dõi độ lệch thanh khoản. Tuy nhiên thực tế phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản tĩnh đƣợc ngân hàng áp dụng chủ yếu. Căn cứ để xác định mức độ rủi ro thanh khoản xảy ra cho việc xây dựng các quy trình giải quyết dự phòng chỉ dựa trên giới hạn chỉ số tiền mặt tại quỹ, chỉ số dự trữ thứ cấp, và các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động. Trong khi các giới hạn chỉ số đƣợc quy định một con số cụ thể mà khơng tính đến các yếu tố chu kỳ, thời vụ, hay một biến cố nào xảy ra trong hoạt động ngân hàng đầy yếu tố ảnh hƣởng nhạy cảm.

Phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản động chỉ đƣợc lập hàng tháng, lấy số liệu vào ngày cuối tháng. Dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các phòng ban và phân tích diễn biến thị trƣờng tháng trƣớc để đƣa ra các giả định tính tốn dự báo cung cầu thanh khoản cho tháng sau mà khơng có sự cập nhập số liệu hàng ngày. Để có thể quản trị rủi ro thanh khoản tốt, hai phƣơng pháp này phải hỗ trợ cho nhau. Nhƣ vậy, SCB phải xây dựng đƣợc một quy trình cho việc theo dõi và đo lƣờng liên tục độ lệch thanh khoản hàng ngày.

- Về các quy định để dự báo và cân đối nguồn:

Theo quy định mỗi sản phẩm huy động vốn mới đƣa ra phải dự kiến đƣợc nguồn vốn mới có thể huy động đƣợc đƣợc trong khoảng thời gian cụ thể đối với từng loại tiền, từ đó phân bổ kế hoạch cho từng đơn vị. Tuy nhiên công tác dự báo

và phân bổ nguồn vốn còn chƣa khoa học, thiếu thực tiễn và khơng mang tính khả thi. Hiện tại, kế hoạch huy động vốn của các chi nhánh đƣợc hội sở giao xuống không xét đến quy mô hiện tại của chi nhánh, tiềm năng, khả năng huy động, thời gian hoạt động trên địa bàn chi nhánh đặt trụ sở, tình hình kinh tế vĩ mơ...Mà trái lại kế hoạch huy động của hội sở phân bổ chỉ dựa trên một mức tỷ lệ tăng trƣởng nhân với số dƣ hiện tại của tất cả các chi nhánh. Cách phân bổ nhƣ vậy dẫn đến hiện tƣợng chi nhánh có số dƣ huy động càng lớn thì kế hoạch huy động càng cao và khả năng đạt kế hoạch thấp hơn so với các chi nhánh có số dƣ huy động thấp hoạt động tại địa bàn chƣa khai thác hết tiềm năng. Nhƣ vậy dựa trên kế hoạch nguồn vốn phân bổ để các phòng ban chức năng lấy số liệu cho cơng tác dự báo sẽ khơng chính xác.

SCB quy định mỗi đơn vị phải theo dõi các khoản tiền đến hạn để chuẩn bị nguồn. Tuy nhiên trên thực tế SCB không thể xác định đƣợc kỳ hạn hồn trả của các món tiền gửi vì gần 90% các sản phẩm tiết kiệm tại SCB đều đƣợc rút vốn trƣớc hạn và đƣợc hƣởng lãi suất ƣu đãi theo thời gian duy trì thực tế, kỳ hạn danh nghĩa lên đến 999 ngày. Từ tháng 5/2012, theo quy định của NHNN về việc rút vốn trƣớc hạn chỉ đƣợc hƣởng lãi suất không kỳ hạn, quy định rõ trần lãi suất không kỳ hạn, SCB mới ngừng huy động các sản phẩm này. Tuy nhiên, một hình thức huy động khác cũng đƣợc thay thế, SCB ban hành sản phẩm tiền gửi dài hạn lãi suất cao, khi KH có nhu cầu rút vốn trƣớc hạn SCB sẽ thực hiện hợp đồng vay cầm cố sổ tiết kiệm lại cho khách hàng với lãi suất vay bằng lãi suất gửi. Nhƣ vậy KH vẫn có thể rút vốn trƣớc hạn hƣởng lãi suất có kỳ hạn. Chính các sản phẩm tiêt kiệm của SCB để thu hút nguồn tiền gửi của khách hàng đã gây rủi ro cho SCB khi không xác định đƣợc kỳ hạn hồn trả, bị động trong cơng tác quản trị nguồn vốn, số liệu để tính tốn các chỉ số khơng chính xác do nguồn vốn từ các sản phẩm này đầu đƣợc ghi nhận là nguồn vốn dài hạn.

- Về hạn mức tồn quỹ đƣợc quy định cho mỗi đơn vị:

Hội sở ban hành quy định hạn mức tồn quỹ dựa trên tổng số dƣ huy động của từng đơn vị nhân với một tỷ lệ cố định. Cách áp dụng một tỷ lệ cố định cho tất cả

các chi nhánh, PGD không phân biệt địa bàn hoạt động, cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu thành phần của nguồn vốn huy động cho ta thấy sự không hợp lý trong quy định. Điều này sẽ dẫn đến sự lãng phí nguồn vốn đối với các đơn vị có cơ cấu nguồn vốn ổn định, cũng nhƣ sự thiếu hụt nguồn vốn đối với các đơn vị có cơ cấu nguồn vốn linh hoạt hoạt động ở địa bàn đông dân cƣ, gần trung tâm thƣơng mại...Khi hạn mức tồn quỹ không đủ đáp ứng hoạt động hàng ngày sẽ phát sinh chi phí thực hiện điều tiền từ hội sở, quan trọng hơn là ảnh hƣởng tới nguồn chi trả cho khách hàng, không đáp ứng đƣợc nhu cầu kịp thời của khách hàng, ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng.

- Trong quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, SCB đã đƣa ra các biện pháp dự phòng trong các trƣờng hợp xảy ra rủi ro thanh khoản ở các cấp độ. Tuy nhiên, các biện pháp đƣa ra chỉ chung chung, khơng có quy định trách nhiệm cụ thể của từng phòng ban, đơn vị trong tồn hàng. Chính vì vậy, các phịng ban chƣa nhìn nhận đƣợc trách nhiệm của mình để có sự quan tâm, nghiên cứu các chính sách, đƣa ra các báo cáo cần thiết trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản.

- Qua đánh giá các chỉ số thanh khoản ta thấy mặc dù SCB đã ban hành quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, tuy nhiên vào cuối năm 2011 các chỉ số thanh khoản cũng không đạt đƣợc theo quy định. SCB đã khơng duy trì đủ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, chỉ số dự trữ sơ cấp, thứ cấp giảm qua các năm, cơ cấu dự trữ thứ cấp không hợp lý, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vƣợt quy định của NHNN, nợ xấu tăng mạnh qua các năm có nguy cơ mất vốn, uy tín trên thị trƣờng liên ngân hàng giảm sút mạnh. Vào cuối năm 2011, SCB đã rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản rất cao.

- Mặc dù công tác truyền thông, thông tin đến khách hàng đã đƣợc SCB chú ý quan tâm nhƣng khi xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt của khách hàng, SCB tạm thời mất khả năng chi trả từ tháng 11 năm 2011, SCB đã khơng có một thơng tin hay một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)