Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 70 - 72)

Ngồi ngun nhân chủ quan, chính yếu trên, thì việc SCB rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản có một phần do nguyên nhân từ bên ngoài.

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan do thế giới.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra tại Mỹ đã kéo cả thế giới rơi vào vịng xốy suy thối, trì trệ suốt 5 năm qua. Tiếp đó, cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu nổ ra năm 2010 lại giáng thêm một đòn mạnh mẽ vào nỗ lực phục hồi của kinh tế thế giới.

Nền kinh tế Việt Nam chính thức hội nhập vào kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2007, sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng Mại Thế Giới (WTO). Khơng lâu sau sự gia nhập đó, Việt Nam đã phải gánh chịu những cú sốc do cuộc khủng hoảng tài chính từ bên kia nửa vòng trái đất. Kinh tế trong nƣớc rơi vào suy thoái, bất ổn. Lạm phát cao, lãi suất cao, nhu cầu thị trƣờng giảm sút. Doanh nghiệp trong nƣớc buộc phải thu hẹp, đình đốn sản xuất, hoặc buộc phải đóng cửa, giải thể. Do vậy, chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp, cá nhân sụt giảm, nợ xấu gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu/vốn điều lệ tại SCB từ 11% năm 2009 đã tăng lên 93% vào năm 2011. Điều này làm cho SCB đối mặt với rủi ro thanh khoản do không thể thu hồi các khoản nợ đến hạn.

Thứ hai, nguyên nhân khách quan từ trong nƣớc.

Việc khó khăn thanh khoản của SCB có thể sẽ đƣợc xử lý nhanh gọn nếu nhƣ vấn đề mất thanh khoản không xảy ra ở hầu hết các NHTM vừa và nhỏ. SCB không

phải là ngân hàng đầu tiên châm ngịi cho cuộc đua lãi suất. Chính việc các NHTM khác mất thanh khoản dẫn đến chạy đua lãi suất đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Giống nhƣ việc lật thuyền mà ai cũng níu nhau để sống, thì kết quả là các NHTM tự nhấn chìm nhau.

Chính sách tiền tệ của NHNN còn thiếu nhất quán và còn quá nhiều mục tiêu đã làm cho NHNN trong một số trƣờng hợp trở nên khó khăn hơn khi lựa chọn công cụ tác động, nhất là trong điều kiện kinh tế Việt Nam, các công cụ điều tiết vĩ mô cịn chƣa hồn thiện và chƣa nhiều. Cùng một lúc, NHNN vừa đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, trong khi vẫn mong muốn tăng trƣởng tín dụng phải đạt một mức cao. Dẫn đến NHNN chậm trễ trong việc hỗ trợ thanh khoản cho NHTM.

Các thơng tin chính xác về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa minh bạch. Ở Việt Nam hiện nay, ngồi trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN CIC cũng chƣa có một cơng ty định mức tín dụng chun nghiệp nào cung cấp dịch vụ điều tra, phân tích luồng thơng tin tài chính, định mức tín nhiệm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ NHTM trong cơng tác thẩm định khách hàng để cho vay. Chính việc thiếu hụt những thơng tin đa dạng, chuẩn xác đó đã khiến cho chất lƣợng tín dụng của các NHTM khơng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn trong việc thu hồi khoản tín dụng, do đó cũng dễ dàng đẩy NHTM vào trạng thái rủi ro thanh khoản.

Kết luận Chƣơng 2:

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của SCB cũng nhƣ nhận thấy đƣợc một số thuận lợi, khó khăn tồn tại của SCB và đã phân tích những nguyên nhân của những khó khăn tồn tại đó cả về mặt khách quan lẫn chủ quan, chúng ta đã có cái nhìn khá tồn diện về thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của SCB. Bên cạnh những ƣu điểm, thế mạnh đã đƣợc vận dụng và phát huy, SCB vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cần khắc phục. Vì vậy, một số giải pháp, kiến nghị trong chƣơng 3 đề tài hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)