2.2. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB
2.2.1. Quy định của SCB về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản
Sơ đồ 2.2: Mơ hình quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB
: quan hệ quản trị ------- : quan hệ kiểm sốt
Nguồn: Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản của SCB
Trách nhiệm và nhiệm vụ quản trị rủi ro thanh khoản
- Hội đồng quản trị có các trách nhiệm và nhiệm vụ sau:
+ Phê duyệt việc rà soát, chỉnh sửa chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản, chính sách quản trị rủi ro thanh khoản và các giới hạn rủi ro thanh khoản; đảm bảo sự đồng bộ và phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng
+ Có biện pháp chỉ đạo xử lý kịp thời những yếu kém, khuyến nghị phát hiện qua các báo cáo của Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát, Kiểm toán nội bộ, các bộ phận có liên quan đến quản trị rủi ro, cơng ty kiểm tốn và khuyến nghị của các cơ quan quản trị Nhà nƣớc.
HĐ QUẢNTRỊ ỦY BAN QLRR
TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG ALCO
BAN KIỂM SOÁT
KIỂM TOÁNNỘI BỘ
P. NGUỒN VỐN P. QLRRTT
QLRRTK Cấp đơn vị QLRRTK Cấp đơn vị QLRRTK Cấp đơn vị
- Rủi ro thanh khoản
- Cơ cấu nguồn vốn
- Các quy định về tỷ
- Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về việc triển khai chiến lƣợc, chính sách quản trị rủi ro đã đƣợc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phê duyệt. Tổng Giám Đốc có các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức xây dựng và triển khai các quy trình và phƣơng pháp nhận dạng, đo lƣờng, đánh giá, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng
+ Đảm bảo tất cả các CBNV ngân hàng tuân thủ các chiến lƣợc, chính sách, quy trình của ngân hàng trong các hoạt động hàng ngày.
+ Thiết lập và duy trì hệ thống thơng tin quản trị phù hợp với yêu cầu quản trị rủi ro của ngân hàng và yêu cầu thông tin, báo cáo cho Hội đồng quản trị và Ngân hàng nhà nƣớc.
- Hội đồng ALCO có trách nhiệm đề ra chiến lƣợc trong việc quản trị danh mục Tài sản Nợ - Tài sản Có dựa trên lợi nhuận mong đợi và các rủi ro về lãi suất, rủi ro về thanh khoản, rủi ro về tỷ giá, rủi ro tín dụng, tỷ lệ an tồn hoạt động ... và đảm bảo thích ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc.
- Ban kiểm soát thực hiện giám sát và đánh giá việc thực hiện các chiến lƣợc, chính sách, quy trình và giới hạn quản trị rủi ro đƣợc xây dựng tuân thủ theo các quy định của pháp luật, của ngân hàng và đảm bảo phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh ngân hàng; Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ về quản trị rủi ro.
- Kiểm tốn nội bộ có trách nhiệm rà sốt, đánh giá độc lập về tính thích hợp, và việc chấp hành các chính sách, quy định nội bộ, quy định của pháp luật và hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
- Phòng QLRRTT có trách nhiệm xây dựng và triển khai các quy trình và phƣơng pháp nhận dạng, đo lƣờng, đánh giá, theo dõi và kiểm sốt rủi ro thanh khoản; phân tích, đánh giá và dự báo rủi ro thanh khoản tiềm ẩn, cơ cấu nguồn vốn và tỷ lệ an toàn vốn trong điều hành thanh khoản của ngân hàng
- Phịng Nguồn vốn có trách nhiệm quản trị nguồn vốn, cơ cấu vốn và điều hành thanh khoản trong toàn hệ thống ngân hàng hiệu quả, tránh phát sinh rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Một số quy định của SCB để đảm bảo khả năng thanh khoản
Quy định Kiểm soát và xử lý sự cố rút tiền hàng loạt
Quy định này quy định rõ thành phần, chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo xử lý sự cố và Ban điều hành tác nghiệp xử lý sự cố.
Các biện pháp ngăn ngừa sự cố quy định rõ về các biện pháp tài chính, thanh khoản, biện pháp cập nhập, tiếp nhận và xử lý thơng tin, biện pháp đảm bảo an tồn, tổ chức công khai, minh bạch các thông tin về hoạt động ngân hàng, biện pháp chuẩn bị sẵn sàng đối phó sự thiếu hụt thanh khoản khi xảy ra sự cố, Biện pháp tăng cƣờng quan hệ hợp tác, Biện pháp đảm bảo nguồn nhân lực khi xảy ra sự cố.
Các biện pháp xử lý sự cố quy định chi tiết về các biện pháp tăng thanh khoản, biện pháp tổ chức chi trả, duy trì an ninh tạo niềm tin cho khách hàng, biện pháp ra thông báo trấn an công chúng và biện pháp pháp phối hợp triển khai với cơ quan chức năng.
Quy định về cơ chế điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống SCB
SCB thực hiện điều chuyển vốn nội bộ dựa trên cơ chế quản trị vốn tập trung. Cơ chế này giúp các đơn vị tập trung vào cơng việc kinh doanh để tối đa hóa khả năng sinh lời của nguồn vốn và chuyển công tác quản trị thanh khoản của toàn hệ thống về hội sở.
Tùy từng điều kiệ cụ thể, Tổng Giám Đốc có thể quy định một số hạn mức sử dụng vốn và thẩm quyền phê duyệt tƣơng ứng nhằm đảm bảo thanh khoản cho hệ thống.
Việc sử dụng vốn tại các đơn vị phải ƣu tiên dự trữ thanh khoản sơ cấp, theo đó:
- Hội sở sẽ quy định hạn mức tồn quỹ cho từng chi nhánh để các chi nhánh làm cơ sở duy trì lƣợng tiền mặt tại quỹ cuối ngày làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả cho ngày làm việc tiếp theo.
- Đối với các chi nhánh không cùng địa bàn tỉnh, thành phố với hội sở, hội sở có thể cho phép các đơn vị duy trì tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân Hàng Nhà Nƣớc và các TCTD khác.
- Hội sở sẽ hỗ trợ các đơn vị đảm bảo khả năng chi trả và duy trì hạn mức tồn quỹ hàng ngày thông qua nghiệp vụ điều/tiếp vốn giữa hội sở và các chi nhánh.
- Trong trƣờng hợp cần thiết để đảm bảo thanh khoản trong toàn hệ thống, hội sở sẽ yêu cầu đơn vị điều vốn về hội sở. Các đơn vị phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc theo lệnh điều vốn của hội sở.
Các quy định khác để dự báo và cân đối nguồn
- Quy định về báo cáo kế hoạch giải ngân trong tháng, tuần và ngày hôm sau. Báo cáo thực hiện giải ngân theo kế hoạch.
- Quy định mỗi sản phẩm huy động vốn mới đƣa phải dự kiến đƣợc nguồn vốn có thể huy động đƣợc trong khoảng thời gian cụ thể đối với từng loại tiền, phân bổ kế hoạch cho từng đơn vị.
- Quy định lập kế hoạch thu nợ, lãi cho từng khách hàng, thông báo cho khách hàng trƣớc 1 ngày để dự kiến nguồn thu.
- Mỗi đơn vị phải theo dõi các khoản tiền sắp đến hạn. Đối với các khách hàng có số tiền gửi lớn sắp đến hạn phải gọi điện hỏi nhu cầu của khách hàng để chủ động dự trữ tiền mặt và điều chuyển vốn.
- SCB quy định điều kiện đối với nhu cầu rút trƣớc hạn của khách hàng: đối với khoản tiền 1 tỷ trở lên phải báo trƣớc ngân hàng 4 tiếng, khoản tiền từ 5 tỷ trở lên phải báo trƣớc 1 ngày để chủ động dự trữ tiền mặt và điều chuyển vốn.
- Quy định về thông báo lƣợng tiền thanh tốn lớn: Các Chi nhánh/Phịng giao dịch thông báo cho Hội sở nhƣ sau:
+ Đối với các món sử dụng nguồn lý giá từ 5 tỷ đồng trở lên, các đơn vị đăng ký về Hội sở. Ngoài ra, chậm nhất 11h sáng của ngày sử dụng vốn, đơn vị phải xác nhận lại với Phòng nguồn vốn về việc có sử dụng nguồn hay khơng.
+ Đối với các khoản tiền về lý giá từ 5 tỷ đồng trở lên, ngay khi nhận đƣợc thơng tin có tiền về, các đơn vị phải thông báo ngay cho Phịng nguồn vốn. Việc thơng báo cần thực hiện chậm nhất 14h30 để Phòng nguồn vốn kịp thời cân đối gửi vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng. Cuối tháng, Phòng nguồn vốn phối hợp với Trung tâm thanh toán để xác nhận lại thời gian nhận tiền về của các đơn vị
- SCB quy định hạn mức tồn quỹ cho từng đơn vị căn cứ vào nhu cầu và tình hình hoạt động kinh doanh mỗi đơn vị. Khuyến khích đơn vị để tồn quỹ với mức thấp nhất trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thu chi tại đơn vị, tránh để tình trạng tồn quỹ quá nhiều gây lãng phí vốn hoặc để tồn quỹ q ít khơng đủ đáp ứng nhu cầu chi tiền tại đơn vị dẫn đến hội sở phải điều chuyền vốn nhiều lần trong ngày, làm tăng chi phí hoạt động của SCB.