Tha phương cầu thực trong cách nhìn của người ngoài cuộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 66)

- Tục ăn tết lại và yếu tố hướng đình:

31 Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Thái, (2005), tr 43.

2.4. Tha phương cầu thực trong cách nhìn của người ngoài cuộc

Trong các phương thức đi làm ăn kiếm sống nơi xa lạ, lại có muôn hình, muôn vẻ khác nhau từ mục tiêu đến phương pháp, cách thức. Xét trên nhiều phương diện, tình trạng lang thang kiếm sống dù diễn ra ở dưới hình thức nào cũng gây ra nhiều phiền toái và chịu nhiều mặc cảm, định kiến của xã hội.

Riêng đối với người đi ăn xin luôn phải hứng chịu những ánh mắt, những lời dè bỉu không chút ngại ngần, thương cảm. Những người đi lang thang kiếm sống, đặc biệt là đi ăn xin, lúc đầu do hoàn cảnh khốn khó, ra đi để duy trì cuộc sinh tồn thì còn lay động được lòng tốt của người xung quanh.

Dần dần theo thời gian, cùng với sự biến đổi của kinh tế, đời sống, lượng người khất thực chẳng những không hề giảm đi mà ngược lại đội quân ấy ngày càng đông đảo. Họ có mặt dường như mọi nơi, mọi lúc với những trạng thái, hoàn cảnh khác nhau. Cái hình ảnh tay bị tay gậy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Người đi xin bạn có thể bắt gặp họ trong bộ dạng của những người tàn tật bò lê bò lệt, kêu khóc trên đường, người bị ốm, người bị người thân ruồng bỏ hay gặp cảnh éo le… Họ tìm mọi cách cho phù hợp với từng tình huống, miễn sao khai thác được nhiều lòng tốt.

Người ta có thể động lòng thương cảm nhiều lần khi thấy các cảnh đời đáng thương, nhưng cái “thực cảnh” ấy, cứ diễn đi, diễn lại theo một môtíp quen thuộc, không hề thay kết cấu, chi tiết nào. Lúc ấy người đời đã nhận ra là mình quá tốt đối với những con người “xấu số” kia, nhưng lòng tốt của mình đã bị lợi dụng một cách triệt để, từ đấy dù có thấy đáng thương, đáng tội đến đâu họ cũng cố kìm nén chút tình thương của mình lại.

Nhiều người ở các vùng lân cận đã nói lên cảm nghĩ của mình rằng: khi thấy một vài người đi xin, nhất là những người già cả, ốm yếu vẫn cứ phải lang thang kiếm sống qua ngày, mình có điều kiện hơn thì cho họ bát gạo, đồng tiền cũng chẳng tiếc. Nhưng có lúc rất nhiều người đi xin, có ngày đến hai, ba người vào xin, nhiều người khỏe mạnh vẫn đi xin, khi ấy chúng tôi chỉ cho những

người già cả, còn người trẻ chúng tôi chẳng những không cho mà còn trách họ khỏe như vậy sao không chịu khó làm ăn mà lại đi xin”.

Những đứa trẻ ở Quảng Thái khi được hỏi, em nghĩ thế nào về những người đi ăn xin, các em đều trả lời rằng “Chúng em không thích những người đó

tý nào, họ đi xin, làm chúng em đi đâu cũng bị người ta bảo là ở cái làng ăn xin, bạn bè chế giễu là dân ăn xin, nhiều khi bọn em thấy tự ty về nơi mình đang sống lắm, nếu mình không phải sinh ra ở đấy thì tốt biết mấy”.

Ở vùng đấy mà những con người khất thực đang hành nghề, họ bị xem như những nhân tố gây mất ổn định, trước mặt thường không được tôn trọng, sau là hoài nghi, thiếu tin tưởng về lòng trung thực, nên thường bị quản lý rất chặt.

Còn ở địa phương nơi xuất phát điểm, nơi cư trú của những người đi khất thực họ thường bị xem là những người mang theo nhiều nhân tố, nhiều lối sống, tệ nạn về làm xáo trộn cuộc sống bình yên ở quê hương và họ chính là vấn đề đau đầu những người có trách nhiệm ở địa phương trong việc tìm giải pháp ổn định cuộc sống cho họ. “Họ đi khắp nơi về mang theo đủ loại thứ văn hóa về

làng, tốt có, xấu có, nhiều người lớn thì hay tụ tập nhậu nhẹt, đánh bài nhiều khi gây mất trật tự ở thôn, có những đứa trẻ trở nên khó bảo hơn vì chúng quen sống không bị sự quản lý, chúng tôi có cố gắng lao động bao nhiêu đi ra ngoài cũng nhận được những câu nói dân làng ăn xin, đi xin nên họ giàu lắm, nhưng đâu phải người nào ở đây cũng đi ăn xin đâu nên chúng tôi cũng giận lắm chứ”. (ông LĐK, thợ mộc, 50 tuổi, tâm sự).

Có thể nói dưới con mắt của người đời, những người đi xin lúc đầu được người ta thương hại, cảm thông nhiều hơn là miệt thị. Nhưng dần dần việc đi xin không những không chấm dứt mà ngày càng trở nên phổ biến, đâu đâu cũng bắt gặp người đi ăn xin trong những “mánh khóe” rất tinh vi nhằm khai thác tối đa lòng hảo tâm của người đời. Do bị mắc bẫy nhiều lần nên những con người hảo tâm đã thay đổi cách nhìn về những con người “xấu số”, họ không những đã khép chặt lòng thương người của mình lại mà đã thay đổi lại cách nhìn về những con người họ đã từng thương cảm. Từ chỗ cảm thông, họ dần dần có một cái

nhìn kỳ thị, dè chừng hơn đối với những người ăn xin. Họ luôn mang trong mình một ấn tượng không đẹp về những hành vi của những người ăn xin họ từng gặp, không hề đáng thương, đói rách mà có chăng là đáng trách vì đã lạm dụng lòng tốt của họ. Và những người đi tha phương cầu thực này luôn được xem là những nguyên nhân đã góp phần gây nên những xáo trộn về mặt xã hội ở nơi đến cũng như nơi đi, là một vấn đề nhức nhối cần phải giải quyết trong công cuộc hiện đại hóa nông thôn đang được đẩy mạnh ngày nay.

Tóm lại, có thể thấy vào đầu thời kỳ đổi mới, nhất là vào thời gian từ năm 2000 trở về trước do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhiều người dân ở Đồn Điền, đặc biệt người già, trẻ em, phụ nữ trẻ em đã rời làng đi xin. Lúc đầu chỉ có một bộ phận nhỏ người đi xin, họ chủ yếu đi sang các vùng lân cận xin ăn và xin thêm nguồn lương thực trong đó gạo là chính, sau trận bão số 6 và sự sụp đổ của thị trường Đông Âu vào đầu năm 90 đã làm cho một vùng chao đảo, lúc này tình trạng người rời làng đi xin tăng lên về số lượng và mở rộng phạm vi hoạt động, người đi xin không đơn thuần là đi khất thực mà họ còn xin nhiều thứ không phải là thực phẩm, đặc biệt xin tiền lúc này trở thành mục tiêu chính. Nguồn “nhu nhập” thu được đã làm cho nhiều gia đình thoát khỏi cảnh “đói cơm, rách áo”, có cuộc sống “sung túc” hơn trước khi đi nên điều này đã tạo nên sức hút thúc đẩy lượng người gia nhập ngày càng đông. Người ta đi xin xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, có người đi do khó khăn đây được xem như con đường cực chẳng đã để duy trì sự sống, có người đi do không có công việc đi xin được xem như một nghề trong lúc thất nghiệp có thể mang lại nguồn thu nhập cao, một bộ phận ra đi vì “thấy người ta đi nhiều thì mình cũng đi” hay đi cho rộng chân, rộng tay… dù đi xin do hoàn cảnh nào thúc đẩy những người này cũng luôn bị người đời nhìn với những ánh mắt hoài nghi, thiếu tôn trọng, nhiều khi là đề phòng với những mánh khóe tinh vi của những con người “ khốn khó”, luôn bị xem như những nhân tố góp phần gây mất ổn định xã hội nên bị quản lý một cách chặt chẽ. Trước thực trạng người dân rời làng đi xin một cách mạnh mẽ chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ, chính vì thế từ năm 2000 trở lại đây tình trạng người dân rời làng đi xin hầu như đã “thưa dần” trên

các nẻo đường, họ đã có sự chuyển hướng nghề nghiệp sang những công việc làm giàu chân chính trên sức lực của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w