Tha phương cầu thực trong quan niệm của người dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 60 - 63)

- Tục ăn tết lại và yếu tố hướng đình:

31 Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Thái, (2005), tr 43.

2.3. Tha phương cầu thực trong quan niệm của người dân

“Ai muốn đi xin chịu sự khinh bỉ của người đời làm gì đâu, chẳng qua trước đây đất sản xuất không có, biển thì chẳng được mấy, nghề gì làm thêm thì không có, nghèo quá, đói quá nên mới rời làng mà đi” (Bác THS, nam, 60 tuổi,

thôn 3, Đồn Điền). Đó là những lời tâm sự của một người đã từng rời bỏ quê hương đi xin một thời.

Chẳng ai muốn rời bỏ quê hương đi khất thực xứ người chịu lời đàm tiếu của xã hội. Lúc đầu họ đi tha phương cầu thực là do đói nghèo, không có tư liệu sản xuất, thất nghiệp “đói cơm, rách áo hóa ra ăn mày”.

“Cả nhà bao nhiêu miệng ăn chỉ trông chờ vào ít gạo từ ít ruộng sản xuất thì quanh năm hạn hán, lũ bão, lúc đầu họ chỉ đi xin để có cái duy trì cuộc sống không chỉ riêng cho bản thân họ mà góp phần thêm vào nguồn lương thực nuôi các thành viên khác trong gia đình, nhất là vào lúc tháng ba ngày tám” (bà TTR, 50 tuổi, thôn 2, bán hàng).

Sau này khi cuộc sống khấm khá hơn nhưng họ vẫn cứ ra đi, nhiều người vẫn đeo bám nghề ăn xin, từ số ít cứ tăng dần lên, cả làng, cả xã, đâu đâu cũng thấy người Quảng Thái làm “cái bang” vì đói nghèo, nhưng dần dần những người hảo tâm cũng “lạnh nhạt” dần.

Chính vì thế, để đối phó lại với thái độ lạnh nhạt của người đời, việc “tay bị tay gậy” thuyên giảm rất nhiều, thay vào đó những người đi xin tìm ra nhiều mánh khoé mới tinh vi hơn, đâu đâu ta cũng bắt gặp những người đi xin trong những hoàn cảnh, trạng thái khác nhau, những “màn kịch” được họ đạo diễn một cách rất bài bản, luôn trong tình trạng làm cho người ta không nỡ đứng nhìn.

Chính vì vậy, những phương thức này đã mang lại hiệu quả tốt, làm rung động được lòng thương cảm của người đời nhiều hơn dù trước đây họ là người khó tính.

Khi mới cất bước ra đi những người ra đi chỉ vì lý do muốn tìm được cái ăn, nguồn lương thực để duy trì cuộc sống nhưng rồi thấy cái nghề “không cần vốn đầu tư, không phải qua đào tạo, không mấy tốn công sức, lại có năng suất khá” nên nó đã tạo sức hấp dẫn với vùng đất nghèo.

Có nhiều lý do thúc đẩy những người dân Đồn Điền tay gậy, tay bị rời làng đi xin. Có người đi xin do hoàn cảnh khó khăn thật sự, họ mới tìm đến phương thức cuối cùng này như một con đường cực chẳng đã “mình không kiếm

đủ đồng tiền, để cho vợ con phải bồng bế nhau đi, không những không thể ngăn cản được họ mà có khi một ngày nào đó rồi cũng phải cất bước lên đường để khỏi chịu nỗi nhục vì phải làm người ăn bám” (Nam, 40 tuổi, có vợ, 3 con). Có

ngư dân tâm sự rằng “ Nhà tôi lớn nhỏ có tới trên 10 miệng ăn, tôi sức đã yếu, đi biển không xuể nữa, vào Nam hơn 10 năm bệnh hoạn quá nên đành nuốt nước mắt ở nhà tự lo than, đành để vợ con tha hương. Hơn nữa ở đây chúng biết làm gì mà sống” (Bác TKT, nam, 60 tuổi).

Mặt khác, có một số ít người, đặc biệt người già, dù cuộc sống gia đình no đủ nhưng do tâm lý không muốn phụ thuộc vào con cái, muốn thoát khỏi sự ràng buộc của mọi lễ nghi nên họ vẫn cứ ra đi. Có cụ tâm sự rằng “ở nhà buồn lắm, con cái mãi làm ăn, đi thế này cho rộng chân, rộng tay và đồng tiền kiếm được là của mình” (Cụ bà 65 tuổi, thôn 5, Đồn Điền).

Bên cạnh đó có một bộ phận đông đảo vẫn đi xin, có thể nói trong lúc đang trong tình cảnh gần như “thất nghiệp” ở quê, họ xem đi xin như một nghề mà thấy người khác làm nhiều nên họ cũng làm “thấy người ta đi thì mình cũng đi”. Vì họ nhìn thấy cái lợi từ nghề không mấy nhọc nhằn này mang lại, đó chính là những thứ rất khác so với cuộc sống nhọc nhằn hàng ngày cứ trầm trầm lặng lẽ trôi đi ở làng quê nghèo ven biển.

Có thể nói không ai giống ai trong hoàn cảnh dẫn tới việc đi xin, trước đây người dân làng Đồn Điền cất bước đi xin do không có tư liệu sản xuất, thất

nghiệp, nên đói nghèo triền miên họ đi xin là mong muốn tìm được cho mình “con đường” để sống, tìm được nguồn lương thực cho bản thân và gia đình.

Dần dần người nối tiếp người ra đi, do cái lợi từ một phương thức kiếm sống không phải đầu tư này mang lại cho những người đi xin một cuộc sống “khấm khá” hơn nhiều so với điều kiện từ quê nhà. Lúc này họ ra đi không với mục đích duy trì cuộc sống như trước đây, mà vì nhiều “động lực” mới thúc đẩy, họ không chỉ xin thêm nguồn lương thực mà còn xin thêm nhiều thứ khác, đặc biệt là tiền chứ không phải là gạo.

Một khi xã hội đã lên tiếng, khi nhận thức người dân đã được nâng cao, những con người nơi đây đã biết chăm lo cho tương lai con cháu, thì cái thời cứ lang thang trôi dạt kiếm sống nơi đất người bằng “tay bị, tay gậy” ấy cũng đến lúc phải ngừng và chuyện ăn xin dường như là một thoáng buồn trong ký ức “người đời bây giờ họ bị mắc lừa nhiều lần nên cũng tinh lắm, đi xin ngày càng

khó, càng bị ném cho những ánh mắt, lời nói không chút ngần ngại nào”(nữ, 55 tuổi).

Nhìn chung, những người đi xin lúc đầu họ đi chỉ vì mong muốn tìm cho mình thêm một nguồn lương thực bổ sung vào nguồn lương thực đã cạn kiệt góp phần nuôi gia đình, những người này còn giữ lại trong thâm tâm mình rất nhiều mặc cảm và cả chút lòng tự trọng, họ đã vượt qua nỗi cực nhọc và hạ thấp nhân phẩm để kiếm sống.

Song có một thực tế, trước việc đi xin dường như rất dễ dàng, nên số lượng người cứ thế tăng lên, lúc này họ ra đi không phải với suy nghĩ giản đơn như “tay bị tay gậy” lúc ban đầu, mà ra đi với nhiều toan tính, động lực mới, ra đi vì thấy người ta đi nhiều, mình cũng đi. Việc ra đi mang tính cộng đồng ấy, cùng với những câu chuyện được thêu dệt về vị thành hoàng, về luật lệ làng, hầu như đã tạo ra một lá chắn tâm lý nên họ cứ “thản nhiên”, coi công việc đi xin như một nghiệp chính mà họ nên làm. Mặt khác, những năng suất do công việc đó mang về đã tạo nên sức hấp dẫn, khiến cho những con người ấy đành đánh mất lòng tự trọng của mình để tiếp tục cất bước. Nhưng đến khi nhìn lại những tác hại của cái nghiệp đã gắn vào thân tới tương lai họ và các thế hệ sau của

mình thì lúc này nhiều người như “qua cơn mê”, chán ghét cái nghề đã nuôi sống mình để tìm một cuộc sống mới thanh thản hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w