Tô Hoài Chương, Quảng Xương quê tôi, tr 96 – 97…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 44)

- Tục ăn tết lại và yếu tố hướng đình:

26 Tô Hoài Chương, Quảng Xương quê tôi, tr 96 – 97…

cần, rồi dần dần không biết một sức hút mạnh mẽ nào cứ “hối thúc” những người quen chân lấm tay bùn trên những thửa ruộng, quen với sự nhọc nhằn, vị mặn của biển cứ lần lượt “truyền tai” nhau ra đi.

Nếu như trước Cách mạng tháng Tám và trong thời kỳ bao cấp thực trạng người dân Đồn Điền rời làng đi tha phương cầu thực chỉ chiếm một số lượng ít ỏi, không thành một vấn đề, một nỗi lo thì mọi chuyện bắt đầu được “nảy sinh” và dung dưỡng trong sự biến đổi, tác động một cách mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nghèo đói, thất nghiệp đã nâng bước cho những con người ở làng nghèo ven biển nghèo ấy “phải” ra đi như một “lẽ tất nhiên” của quy luật sinh tồn.

Trước đây cái cảnh người làng “tay bị tay gậy” ra đi chỉ là đơn phương độc mã, họ chỉ đi xin ở xung quanh các xã, vùng lân cận. Rồi mọi thứ cứ theo thời gian mà biến đổi từ chỗ con số ít ỏi đã trở thành một đội quân đông đảo, cái phương thức tay bị tay gậy, cùng với cái giới hạn ở các vùng lân cận không còn đáp ứng đủ nhu cầu, mà thay vào đó “đội quân” này đã tiến xa đến các vùng đất mới, các đô thị, các thành phố lớn, họ có mặt hầu như khắp mọi nơi, phương thức “mưu sinh” cũng trở nên đa dạng và sát thực tế hơn rất nhiều.

Cơn bão số 6 năm 1980 đã tàn phá nặng nề cơ sở vật chất của tập thể và nhân dân, cùng với lề lối làm việc quan liêu bao cấp đã làm chậm bước phát triển kinh tế xã hội của Quảng Thái đã dẫn đến hệ quả, trong những năm đầu thập kỷ 80, 90 trở thành điểm nóng của tệ nạn ăn xin trong cả nước.

Khi miêu tả về tình cảnh giai đoạn khốn khó này Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Thái có đoạn viết “Đặc biệt tình trạng người dân bỏ làng đi tha phương

cầu thực là phổ biến, tạo nên một ảnh hưởng xấu trong nếp sống văn hóa trong xã. Trường phổ thông cơ sở học sinh bỏ nhà đi ăn xin rất nhiều gây xáo trộn nề nếp nhà trường”… “Số trẻ em lang thang và người lớn đi ăn xin có tới vài trăm người khắp đất nước”.

… “ Năm 1990 – 1991, Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thị trường chiếu cói

bị mất gây khó khăn cho sản xuất thủ công nghiệp… đời sống nhân dân thực sự khó khăn. Hiện tượng người bỏ đi lang thang, ăn xin, cửu vạn lại diễn ra, nhiều gia đình đi cả nhà, có gia đình thay phiên nhau coi nhà và ra đi. Ruộng đồng

hợp tác hoang hóa, không có người đi biển… một lần nữa hiện tượng người dân bỏ làng đi kiếm ăn khắp nơi, người ăn xin, người bán báo, người làm thuê không thể kiểm soát được. Năm học 1990 – 1991, số học sinh bỏ học đi xin, đi lang thang rất nhiều”.27

Cao điểm nhất của phong trào rời xóm đi tha phương cầu thực là vào những năm 1993 – 1994. Nhiều gia đình có 2 – 3 người đi, anh mang theo em, người làng này kéo theo người làng khác, hầu như nơi đâu cũng có người Quảng Thái làm “cái bang”.

Theo báo cáo kết quả khảo sát kinh tế - xã hội xã Quảng Thái năm 1995 của Ban Kinh tế Trung ương thì “hiện trạng kinh tế Quảng Thái có 4 nghề chủ yếu là: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp – dịch vụ và nghề tha phương cầu thực. Phần lớn người rời quê đi kiếm sống là nông dân và ngư dân, kết hợp vào những lúc ngoài thời vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ các hộ tha phương cầu thực chuyên nghiệp khá cao và đang ngày càng gia tăng.

Trong tổng số 400 hộ điều tra năm 1997, có tới 249 hộ có người đi tha phương cầu thực, chiếm 62,25 về số hộ và 64% về số khẩu. Số nông dân và ngư dân kết hợp đi tha phương cầu thực là 170 hộ, 865 nhân khẩu. Số đi tha phương cầu thực chuyên nghiệp có 79 hộ, 388 nhân khẩu, chiếm 19,75% về số hộ và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 44)

w